Tình hình nghiên cứu cá chim vây vàng ở Việt Nam

Một phần của tài liệu PHÂN LẬP, TUYỂN CHỌN VÀ ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ ĐẶC TÍNH CỦA MỘT SỐ CHỦNG LACTOBACILLUS TRÊN CÁ CHIM VÂY VÀNG (Trang 25 - 26)

Năm 2006, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã phối hợp với Trường Cao đẳng Thủy sản, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I thực hiện dự án nhập công nghệ sản xuất nhân tạo cá chim vây vàng do Trung tâm chuyển giao công nghệ Trường Đại học Trung Sơn Trung Quốc chuyển giao.

Năm 2009 Khoa Nuôi trồng Thủy sản – Trường Đại học Nha Trang bắt đầu thử nghiệm cho đẻ nhân tạo cá chim vây vàng tại Bè Nghiên cứu Thực nghiệm - Khoa Nuôi trồng Thủy sản – Trường Đại học Nha Trang tại Vũng Ngán – Nha Trang – Khánh Hòa, sau đó ấp trứng và ương giống thành công tại Trại Sản xuất Giống cá Biển – Khoa Nuôi trồng Thủy sản – Trường Đại học Nha Trang, tại Đường Đệ – Nha Trang.

Với nguồn giống và kỹ thuật nuôi đã được chủ động sản xuất, một số vùng nuôi ở nước ta đã được chuyển giao công nghệ nuôi thương phẩm cá chim vây vàng.

Đầu năm 2011, Trung tâm giống Hải sản tỉnh Nam Định đã nuôi thử nghiệm giống cá chim biển vây vàng trong ao đất và có hiệu quả cao. Bên cạnh đó, ở Quỳnh Lưu Nghệ An đang xây dựng mô hình nuôi thương phẩm cá chim vây vàng. Hiện nay cá chim vây vàng đang được nuôi thử nghiệm ở Phú Yên, Vũng Tàu, Nha Trang … và bước đầu đã mang lại hiệu quả.

Trên thế giới và trong nước mới chỉ tập trung vào vấn đề sinh sản nhân tạo và kỹ thuật nuôi cá chim trắng vây vàng, trong khi đó cá chim trắng vây vàng nuôi lồng biển vẫn có thể đối diện với nguy cơ bệnh dịch và bị ảnh hưởng bởi các tác động từ môi trường tự nhiên. Tuy nhiên từ trước đến nay, vấn đề nghiên cứu về thức ăn và bệnh dịch

trên cá chim trắng vây vàng vẩn còn bỏ ngỏ, chưa có một nghiên cứu nào về lĩnh vực này được công bố.

Một phần của tài liệu PHÂN LẬP, TUYỂN CHỌN VÀ ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ ĐẶC TÍNH CỦA MỘT SỐ CHỦNG LACTOBACILLUS TRÊN CÁ CHIM VÂY VÀNG (Trang 25 - 26)