- Trong khi tại Phục Linh ngược lại (tăng từ 6,00 loại/mẫu lên 6,
4.3.3. Giảm dư lượng HCBVTV trên sản phẩm chè sau can thiệp
Tại Tân Linh xét nghiệm sau 02 năm can thiệp đã cho thấy số loại hóa chất độc trong danh mục cấm được phát hiện cả về số mẫu và loại hóa chất/mẫu đã giảm đi (từ 4 mẫu dương tính với 2 loại xuống còn 2 mẫu dương tính và chỉ có 1 loại là captan). Trong khi tại Phục Linh không thay đổi (vẫn có 3 mẫu dương tính như 2 năm trước, với 2 loại là Captan và Captafol) (bảng 3.34). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Cũng tương tự sau 02 năm can thiệp tổng số loại hóa chất độc dùng trong chuyên canh chè được phát hiện trên 01 mẫu tại Tân Linh đã giảm đị Mẫu nhiều nhất chỉ còn hiện diện 13 loạị Trong khi tại Phục Linh lại tăng lên, có mẫu nhiều nhất có sự hiện diện 15 loạị Song do số mẫu xét nghiệm của chúng tôi chưa đủ lớn vì nhiều lý do nên kết quả về sự tăng giảm chưa có ý nghĩa thống kê. Cần một nghiên cứu với cỡ mẫu lớn hơn để có thể đáp ứng tốt hơn đối với yêu cầu của thực tiễn. Tổng số loại hóa chất độc trung bình được phát hiện trên 01 mẫu tại Tân Linh đã giảm đi (từ 6,46 loại/mẫu xuống còn 5,80 loại/mẫu). Trong khi tại Phục Linh ngược lại (tăng từ 6,00 loại/mẫu lên 6,86 loại/mẫu). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Chúng tôi cho rằng đây cũng là một thành công lớn mà kết quả hoạt động của các cán bộ nghiên cứu và hoạt động của mô hình đạt được. Điều này phù hợp với thực hành, sử dụng thuốc cấm ở Tân Linh sau can thiệp đã giảm chỉ còn 2 hộ sử dụng chiếm 1,7 % (p hiệu chỉnh Yates <0,001) (bảng 3.30).
So sánh với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Tư có 3/5 (60 %) mẫu có lượng tồn lưu trên sản phẩm chè. Sau chế biến vào mùa đông có 40 %, vào mùa hè 100 % mẫu không tìm thấy HCBVTV [86]. Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Nguyên và CS cho thấy có 35/96 (35,42 %) còn tồn lưu HCBVTV sau chế biến [61]. Kết quả đó thấp hơn so với mẫu nghiên cứu của chúng tôi, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05.