Phân tích một số mô hình can thiệp bảo vệ sức khỏe người tiếp xúc với HCBVTV đã triển khai tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh gia ảnh hưởng của sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật đến sức khoẻ người (Trang 30 - 33)

- Tại Campuchia theo báo cáo của Quỹ Môi trường, sử dụng

1.4. Phân tích một số mô hình can thiệp bảo vệ sức khỏe người tiếp xúc với HCBVTV đã triển khai tại Việt Nam

với HCBVTV đã triển khai tại Việt Nam

Ngày nay trên thế giới những nghiên cứu về ảnh hưởng của HCBVTV đối với sức khỏe cộng đồng theo hai hướng là đánh giá tác động đến môi trường và can thiệp bảo vệ môi trường cũng như sức khỏe cộng đồng, các biện pháp can thiệp thường vẫn được ưu tiên hơn [103], [120]. Trên thế giới nhiều tài liệu, sách hướng dẫn, tờ rơi về sử dụng và phòng chống ngộ độc HCBVTV được biên soạn và in ấn [98], [100]. Ở Việt Nam những năm gần đây cũng có nhiều sách, tài liệu hướng dẫn sử dụng hợp lý HCBVTV nói

chung và trên cây chè nói riêng [34], [45], [67]. Tuy nhiên các đề tài can thiệp còn rất ít đặc biệt là ở các khu vực miền núi, trung du như ở Thái Nguyên. Một số nghiên cứu can thiệp [52], [72], [79] đã triển khai ở một số vùng tại Việt Nam:

Đề tài cấp Nhà nước 11-08 của bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã được tiến hành từ năm 1996 đến năm 2000 đã đánh giá tương đối đầy đủ thực trạng sử dụng, nhiễm độc HCBVTV, đặc điểm canh tác ở các địa phương và KAP của người nông dân về sử dụng HCBVTV. Đề tài đã xây dựng được 4 mô hình quy mô thôn xóm về sử dụng HCBVTV ở diện tích 65 ha với sự tham gia của 440 hộ nông dân. Kết quả đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho nông dân vùng được can thiệp, nông sản được sản xuất an toàn không chứa HCBVTV, lượng thuốc HCBVTV được sử dụng ít hơn, tiết kiệm được tiền mua thuốc hàng trăm nghìn đồng trên đơn vị một sào canh tác trong 1 vụ [79]. Tuy nhiên đề tài vẫn còn những hạn chế, phạm vi nghiên cứu mới ở mức độ thí điểm, các nội dung can thiệp chủ yếu là các biện pháp kỹ thuật canh tác, những vấn đề để duy trì mô hình chưa rõ ràng, sự nhân rộng mô hình ra cộng đồng chưa triển khai được nhiềụ Đặc biệt là mục tiêu của đề tài chưa trực tiếp can thiệp nhằm bảo vệ sức khoẻ người dân.

Năm 2002 Bùi Thanh Tâm và CS của trường Đại học Y tế Công cộng đã nghiên cứu mô hình cộng đồng sử dụng an toàn thuốc bảo vệ thực vật tại một huyện đồng bằng và một huyện miền núi phía Bắc. Đề tài nghiên cứu được thực hiện theo hướng dựa hoàn toàn vào sự tham gia của cộng đồng, hướng dẫn và tổ chức cho cộng đồng tự giải quyết vấn đề sử dụng an toàn HCBVTV, giảm nguy cơ nhiễm độc và tử vong do HCBVTV. Nguyên tắc cơ bản của mô hình là Đảng, chính quyền xã, thôn là người tổ chức lãnh đạo, toàn thể cộng đồng cùng tham gia, cùng cam kết, y tế là tham mưu và nòng cốt, cấp huyện đóng vai trò hướng dẫn và hỗ trợ. Mọi hoạt động đều được bàn bạc chung, thực hiện theo kế hoạch có giám sát và đánh giá. Trên cơ sở phân tích hiện trạng tình hình sử dụng và nhiễm độc HCBVTV, bộ máy lãnh đạo và cộng đồng thảo luận, lựa chọn giải pháp can thiệp xây dựng kế hoạch thực hiện. Huy động cộng đồng: từ người nông nghiệp trực tiếp phun HCBVTV, cán bộ khuyến nông, đội viên đội BVTV đến cô giáo, học sinh trường THCS,

cán bộ quản lý thị trường, công an xã, nhân viên đài phát thanh xã…Nhờ vậy mô hình đã đem lại kết quả cụ thể [72]. Tuy vậy trong khuôn khổ có hạn, đề tài mới chỉ đi vào những vấn đề lý thuyết mang tính trang bị kiến thức của nhóm chuyên gia trong một thời gian ngắn, sự giám sát, theo dõi khó khăn và thiếu chặt chẽ nên kết quả khó được duy trì và thiếu tính bền vững. Nguồn lực và thời gian có hạn. Dựa hoàn toàn vào sự năng động của chính quyền và người dân địa phương nên những chỉ số theo dõi không hoàn toàn đồng nhất giữa các địa phương và các giai đoạn nghiên cứụ Đề tài đã có những mặt hạn chế, việc đánh giá kết quả can thiệp thiếu các chỉ số đánh giá trước - sau cũng chưa có đủ thời gian và nguồn lực để thu nhập thông tin cho thật sự đầy đủ và đặc biệt là còn thiếu đối chứng.

Từ năm 2002 Bộ môn Sức khỏe nghề nghiệp trường Đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên đã đặt vấn đề nghiên cứu với sự ưu tiên đối với khu vực nông nghiệp và nông thôn. Nhiều đề tài nghiên cứu về sức khỏe người lao động nông nghiệp đã được tiến hành song vẫn chỉ ở mức thăm dò, thử nghiệm do chưa được đầu tư nhiều về cơ sở vật chất. Các kết quả nghiên cứu thực trạng môi trường sức khỏe của nông dân trồng lúa, trồng rau đã gợi ý nhiều điều cho công tác y học lao động đối với đối tượng này và đã được các cấp chính quyền quan tâm. Giải pháp về AT - VSLĐ cho người tiếp xúc với HCBVTV cũng như các giải pháp chăm sóc sức khoẻ đã được áp dụng trong những năm vừa qua nhưng hiệu quả vẫn không rõ rệt, những can thiệp cộng đồng dàn chải, chưa có điểm đột phá, đòi hỏi phải có những hướng đi mới và những giải pháp mớị Thực tế lao động sản xuất ở nông thôn nước ta yêu cầu có thêm những mô hình, những giải pháp mới có tính khả thi và hiệu quả nhằm sử dụng HCBVTV một cách hợp lý, an toàn góp phần bảo vệ sức khoẻ cho người nông dân và bảo vệ môi trường.

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đánh gia ảnh hưởng của sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật đến sức khoẻ người (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)