Thực trạng sức khỏe của người chuyên canh chè

Một phần của tài liệu Đánh gia ảnh hưởng của sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật đến sức khoẻ người (Trang 90 - 92)

- Trong khi tại Phục Linh ngược lại (tăng từ 6,00 loại/mẫu lên 6,

4.2.1. Thực trạng sức khỏe của người chuyên canh chè

Đã có nhiều thống kê báo cáo và các đề tài nghiên cứu khoa học về ảnh hưởng của HCBVTV đến sức khoẻ người tiếp xúc, biểu hiện là các triệu chứng nhiễm độc cấp tính và mạn tính [68], [70], [75]. Những thiệt hại sức khoẻ có tính phổ biến và lâu dài do nhiễm độc HCBVTV trong lao động lại chính là nhiễm độc mạn tính [78], [83]. Theo Hà Minh Trung và CS (2000) đã xác định được tỷ lệ nhiễm độc mạn tính HCBVTV do nghề nghiệp ở nước ta là 18,26 % tương ứng với khoảng 2,1 triệu người [79]. Những biểu hiện sảy thai, đẻ non, sinh con dị dạng, vô sinh, viêm gan…khác thường ở người nhiễm độc mạn tính HCBVTV cũng đã được mô tả bước đầu và có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng [72], [84].

Trong nghiên cứu của chúng tôi các dấu hiệu nhiễm độc ở người chuyên canh chè chiếm một tỷ lệ khá caọ Các biểu hiện cao là hoa mắt chóng mặt 78,4 %; mệt mỏi là 77,9 %; đau đầu là 73,1 % (bảng 3.18). So sánh kết quả của chúng tôi tương tự với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Tư [86] tại vùng chuyên canh chè nông trường Sông Cầu là đau đầu 68,21 %, kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Hà [35] tại Thái Nguyên cho thấy đau đầu là 68,24 % (p>0,05). Nhìn chung kết quả của các tác giả đều trên 50 % số người tiếp xúc thường xuyên với hoá chất bảo vệ thực vật có biểu hiện đau đầu đây là vấn đề đáng lo ngại, cần có những biện pháp can thiệp.

Trần Như Nguyên, Đào Ngọc Phong tiến hành điều tra ở 3 xã ngoại thành Hà Nội những người có tiếp xúc với HCBVTV canh tác lúa và hoa màu thấy chủ yếu có 7 dấu hiệu thể hiện bị nhiễm HCBVTV gồm chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn, 3 dấu hiệu đầu tiên này chiếm 70 %, tiếp sau là các dấu hiệu ăn kém ngon, hoa mắt, đau bụng, rối loạn giấc ngủ [63]. Trong nghiên cứu của chúng tôi các biểu hiện như nhức đầu, chóng mặt, tăng tiết nước bọt cũng rất cao từ 51,0 % đến 78,4 % và kết quả tương tự như nghiên cứu của các tác giả trên. Điều này cho thấy các dấu hiệu nhiễm độc thần kinh trung ương thể hiện rõ. Cao Thúy Tạo cũng cho rằng những người sử dụng HCBVTV thường

có biểu hiện mệt mỏi, chóng mặt, tăng tiết nước bọt, mất ngủ và có 32,4 % đối tượng có xu hướng cường phó giao cảm [71]. Các dấu hiệu trên, theo chúng tôi có lẽ là một hậu quả tất yếu khi mà người tiếp xúc HCBVTV không tuân thủ nguyên tắc an toàn lao động. Bảo quản không đúng, thời gian tiếp xúc với HCBVTV kéo dài trên 10 năm chiếm 71,4 % (bảng 3.2), pha thuốc đặc và trộn nhiều loại thuốc 82,3 % (bảng 3.12). Không sử dụng đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân chiếm 93,5 % (bảng 3.13).

Điều đáng chú ý là khi khám thực thể chúng tôi nhận thấy các biểu hiện về bệnh lý ở một số cơ quan rất caọ Một số bệnh có tỷ lệ cao đã được phát hiện như: mũi họng (86,9 %), bệnh về mắt (84,8 %), cơ xương khớp (63,7 %), tâm thần kinh (51,1 %), da liễu (40,1 %) (bảng 3.17). Kết quả này tương tự kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Tư và CS [86], Lô Thị Hồng Lê (2003) [55] tại vùng chè Minh Lập: bệnh về mắt (80,9 % - 84,8 %), bệnh mũi họng (86,9 % - 88,3 %). Rối loạn thần kinh thực vật, tâm thần suy nhược có biểu hiện rõ chiếm 51,1 % (bảng 3.17). Kết quả nghiên cứu này phù hợp với kết quả của Hà Huy Kỳ và CS, tỷ lệ là 46,61 % trong đó rối loạn thần kinh thực vật là 27,23 %, suy nhược thần kinh là 19,38 % [51]. Các HCBVTV không ít thì nhiều đều có tác dụng lên hệ thần kinh như một số tác giả đã khẳng định [54], [87], [117].

Trước tình hình thực tế trên chúng ta cần tăng cường giáo dục để cho người dân thấy rõ việc sử dụng an toàn HCBVTV là hết sức cần thiết. Cần có những nghiên cứu chuyên ngành tìm ra những giải pháp bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường sinh tháị

Xét nghiệm hoạt tính enzym cholinesterase

Tỷ lệ người có hoạt tính enzym cholinesterase giảm dưới mức bình thường đáng lưu ý, trước can thiệp ở Tân Linh là 8,33 %, Phục Linh là 6,66%. Tỷ lệ này giảm rõ rệt sau khi can thiệp ở Tân Linh từ 8,33 % xuống còn 1,96%, trong khi đó ở xã chứng Phục Linh tỷ lệ này không những không giảm mà còn tăng (bảng 3.32). Sự biến đổi rõ rệt, nhạy cảm và sớm hơn là giảm hoạt tính của enzym cholinesterase ở người tiếp xúc với HCBVTV. Đây là hậu quả của việc tiếp xúc lâu ngày với HCBVTV đã được nhiều tác giả nhận xét. Nghiên cứu của Nguyễn Tuấn Khanh, Đỗ Hàm tại các khu chuyên canh

lúa, rau năm 2006 - 2007 cũng cho kết quả tương tự như chúng tôi [48], [49]. Về vai trò và hoạt tính của enzym cholinesterase trong nhiễm độc HCBVTV đã được đề cập rất nhiều và chưa thống nhất.

Lê Trung và CS cho rằng dấu hiệu chủ yếu khi nhiễm độc lân hữu cơ là giảm 50 % - 60 % hoạt tính enzym cholinesterase, hoạt tính có thể mất hẳn [82]. Kết quả nghiên cứu của Hà Huy Kỳ và CS cho thấy số công nhân tiếp xúc với HCBVTV giảm enzym cholinesterase toàn phần 34,75 % trong đó giảm trên 20 % chiếm 20,6 % [51]. Trong nghiên cứu của Nguyễn Văn Tư và CS có 8 trường hợp trong 90 mẫu xét nghiệm giảm hoạt tính enzym cholinesterasẹ Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự như của Nguyễn Văn Tư chúng tôi chỉ gặp 9 trong 120 trường hợp chiếm 7,5 % có kết quả enzym cholinesterase dưới mức bình thường. Tuy nhiên theo một số tác giả khẳng định khi bị nhiễm độc hoá chất bảo vệ thực vật nhóm ức chế enzym cholonesterase có ý nghĩa trong chuẩn đoán. Trường hợp nhiễm độc cấp tính, ý nghĩa của enzym cholinesterase chỉ là tương đối vì không bao giờ có sự song hành giữa mức độ nhiễm độc trên lâm sàng và hoạt tính enzym cholinesterase bị ức chế [86]. Trên thực tế HCBVTV bây giờ đã đa dạng hoá, nhiều chủng loại, trong đó nhóm lân hữu cơ gặp tỷ lệ ít hơn. Do đó ảnh hưởng đến hoạt tính enzym cholinesterase ít là điều dễ hiểụ Điều này cần tiếp tục có những nghiên cứu sâu hơn để làm rõ vấn đề đó.

Một phần của tài liệu Đánh gia ảnh hưởng của sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật đến sức khoẻ người (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)