Một số đặc điểm về đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh gia ảnh hưởng của sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật đến sức khoẻ người (Trang 81 - 82)

- Trong khi tại Phục Linh ngược lại (tăng từ 6,00 loại/mẫu lên 6,

4.1.1. Một số đặc điểm về đối tượng nghiên cứu

Qua nghiên cứu 385 đối tượng tại Tân Linh và Phục Linh huyện Đại Từ - Thái Nguyên và Phúc Xuân thành phố Thái Nguyên chúng tôi nhận thấy các đối tượng ở nhóm nghiên cứu có trình độ học vấn THCS chiếm 76,6 %, THPT 13,5 %, Tiểu học chỉ chiếm 9,9 % (biểu đồ 3.2). Không có đối tượng thất học và mù chữ. Do đó việc đào tạo, tập huấn, tư vấn các kiến thức về phòng chống ngộ độc HCBVTV dễ tiếp thu hơn, việc tuân thủ các quy tắc an toàn khi sử dụng hóa chất BVTV cũng sẽ khá hơn.

Về giới tính chúng tôi nhận thấy tỷ lệ nữ tiếp xúc với HCBVTV nhiều hơn nam (nữ 53 % và 47,0 %). Đáng lẽ trong gia đình nam giới là trụ cột nên công việc nặng nhọc, đặc biệt là tiếp xúc với chất độc thì họ phải gánh vác lấy trách nhiệm nhưng ở đây chúng tôi thấy phụ nữ lại là người tiếp xúc HCBVTV nhiều hơn. Một điều đáng quan tâm là tỷ lệ nữ có thời gian sử dụng HCBVTV trên 10 năm chiếm tỷ lệ nhiều hơn nam giới (bảng 3.2). Trong nghiên cứu này kết quả của chúng tôi tương đương kết quả nghiên cứu của Cao Thúy Tạo tỷ lệ phụ nữ phun HCBVTV là 50,6 % [71]. Thấp hơn kết quả nghiên cứu của Hoàng Quốc Hợp (67,83 %) phụ nữ phun HCBVTV cho rau ở xã Yên Viên - Gia Lâm - Hà Nội [47], nghiên cứu của Nguyễn Thị Hà ở người trồng rau phường Túc Duyên thành phố Thái Nguyên là 58,82 % [35]. Nhưng nghiên cứu của chúng tôi cao hơn nhiều nghiên cứu của Vũ Quốc Hải tại Khoái Châu Hưng Yên tỷ lệ nữ chỉ chiếm 13,1 % [43] và của Nguyễn Văn Tư tại khu vực nông trường Sông Cầu 31,27 %, Minh Lập 16,70 % [86]. Có sự khác nhau này theo chúng tôi đối tượng nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Tư là những công nhân chuyên nghiệp tại các nông trường. Còn trong nghiên cứu của chúng tôi đối tượng là nông dân, nhận thức thấp phần lớn là

chưa được đào tạo về VSATLĐ. Do đòi hỏi bức xúc của nghề chuyên canh chè và cũng do sự thiếu hiểu biết về sử dụng an toàn HCBVTV nên số phụ nữ này đang hành kinh, cho con bú (thậm trí đang có thai) vẫn tiếp xúc với HCBVTV. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra HCBVTV có ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe, đặc biệt là sinh sản của phụ nữ [49], [66], [91], có ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển của thai nhi, di truyền [54].

Về tuổi đời chúng tôi nhận thấy họ có tuổi đời khá cao, tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 40,4 trong đó nam 40,9 và nữ là 39,9 (bảng 3.1). Trong nghiên cứu chúng tôi thấy có những đối tượng 20 tuổi đã có 5 năm tiếp xúc với HCBVTV, như vậy 15 tuổi họ đã đi phun HCBVTV. Trong phỏng vấn sâu ông Trần Đình D…trạm trưởng trạm y tế cho biết: “ Một số người già vẫn thường xuyên phải đi phun HCBVTV vì con cái đi làm xa, ở xóm 7 có ông Hoàng Quốc A…79 tuổi và bà Lê Thị H…74 tuổi vẫn khoác bình đi phun

thuốc”. Thường họ là chủ gia đình hoặc họ nhận thấy việc phun thuốc là độc

hại nên con cái họ cho làm việc khác không phải phun thuốc.

Đã có một số nghiên cứu đề cập vấn đề này kết quả nghiên cứu của Bùi Thanh Tâm và Cs [72] ở huyện Chí Linh (Hải Dương) có 429 người phun HCBVTV ở 348 hộ gia đình có 1 trẻ em 14 tuổi, 36 cụ già trên 60 tuổi, 10 cụ già từ 70 tuổi trở lên chiếm tỷ lệ 10,9 %. Kết quả nghiên cứu của Hà Minh Trung và CS [79] cũng có những phát hiện tương tự, trong 1075 người phun HCBVTV có 2,3 % dưới 18 tuổi và 5,8 % trên 60 tuổị Đây là điều không thể chấp nhận được về mặt VSATLĐ trong sử dụng HCBVTV. Ngày nay trong thời kỳ kinh tế thị trường, mọi việc trong chuyên canh chè họ phải lo liệu từ chăm bón, thu hái, phun thuốc. Bản thân họ không được kiểm tra sức khoẻ định kỳ đầy đủ nên họ không biết mình đang mang bệnh, không tránh khỏi việc có nhiều người không đủ sức khỏe họ vẫn đeo bình đi phun. Đây là vấn đề mà y tế công cộng phải quan tâm hơn nữa trong việc khám sức khỏe định kỳ và tư vấn về sức khỏe cho người dân nơi đâỵ

Một phần của tài liệu Đánh gia ảnh hưởng của sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật đến sức khoẻ người (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)