Thủy ngân và sức khỏe con người

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự hấp phụ của humin trong than bùn (Trang 46 - 47)

1.10.1.1. Chất thủy ngân xuất phát từđâu?

Thủy ngân (dạng vơ cơ, dạng oxyt, dạng ion) được sử dụng khá nhiều trong cơng nghiệp và đời sống, chẳng hạn các loại pin thủy ngân, nhiệt kế, bình thủy, đèn neon (dạng hơi), thuốc trừ sâu, thuốc diệt nấm, dạng khí thải từ lị đốt rác. Trong lĩnh vực y tế, thủy ngân được pha chế làm thuốc đỏ khử trùng (Mercure au chrome), hợp chất trám răng Amalgame… Các sản phẩm cĩ thủy ngân thải ra mơi trường làm ơ nhiễm khơng khí, mặt đất; nhưng quan trọng nhất là ơ nhiễm nguồn nước – đặc biệt là nguồn nước biển. Trong mơi trường nước biển, các lồi vi khuẩn ưa mặn sẽ

biến đổi nguồn thủy ngân vơ cơ (ít độc) thành thủy ngân hữu cơ (methyl mercury) cĩ độc tính cao. Các phiêu sinh vật là nguồn cảm nhiễm đầu tiên, kế đĩ là các lồi cá nhỏ, rồi cá lớn (cá săn mồi). Con người là chuỗi mắt xích cuối cùng nhiễm thủy ngân, sau khi ăn các lồi cá cĩ nhiễm chất này.

Hầu hết thủy ngân làm ơ nhiễm khơng khí và nước đều xuất phát từ việc khai thác quặng, sản xuất cơng nghiệp nặng và từ các nhà máy điện chạy bằng than…

1.10.1.2. Độc tính của thủy ngân:

Khi xâm nhập vào cơ thể, thủy ngân cĩ thể liên kết với những phân tử như

nucleic acid, protein.... làm biến đổi cấu trúc và ức chế hoạt tính sinh học của tế

bào. Sự nhiễm độc thủy ngân gây nên những thương tổn trung tâm thần kinh với triệu chứng run rẩy, khĩ khăn trong diễn đạt, giảm sút trí nhớ ... và nặng hơn nữa cĩ thể gây tê liệt, nghễnh ngãng, nĩi lắp, thao cuồng. Nếu nhiễm độc thủy ngân qua

đường ăn uống với liều lượng cao, một thời gian sau (cĩ thể từ 10 - 20 năm) sẽ gây tử vong.

SVTH: Nguyễn Trung Quân Trang 47

1.10.1.3. Sự biến đổi độc tính của thủy ngân theo dạng tồn tại:

Độc tính này sẽ tăng dần nếu cĩ hiện tượng tích luỹ sinh học. Sự tích luỹ

sinh học là quá trình thâm nhiễm vào cơ thể gây nhiễm độc mãn tính. Quá trình này diễn ra gồm hai giai đoạn: Sự tích luỹ sinh học bắt đầu bởi cá thể, sau đĩ được tiếp tục tích lũy nhờ sự lan truyền giữa các cá thể, từđộng vật ăn cỏ, động vật ăn cá, cho

đến con người. Do đĩ nồng độ thủy ngân được tích luỹ dần dần cho đến khi “tới ngưỡng” gây hại. Hiện tượng tích luỹ sinh học này rất nguy hiểm, nhất là với methyl thủy ngân - xuất phát từ mơi trường lúc đầu ít ơ nhiễm (nồng độ thủy ngân thấp), nồng độđĩ cĩ thể tăng lên đến hàng nghìn lần và trở thành rất độc.

Những phụ nữ cĩ thai, những trẻ sơ sinh cịn bú mẹ và các trẻ nhỏ dễ bị nguy hiểm nhất, bởi vì một lượng lớn thủy ngân cĩ thể gây hại cho não bộ đang phát triển. Nếu bà mẹ dùng nhiều các loại cá biển (loại chứa hàm lượng thủy ngân cao), thì sự phát triển não bộ của đứa bé cĩ thể bị ảnh hưởng và thậm chí là thủy ngân tích lũy sẽ gây biến chứng nặng về sau, hoặc gây ra những vấn đề về sự thơng minh của trẻ…

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự hấp phụ của humin trong than bùn (Trang 46 - 47)