5. Kết cấu của khóa luận
1.7.3. Phương pháp tính giá thành theo đơn hàng
Theo phương pháp này thì đối tượng tính tập hợp chi phí là từng phân xưởng, bộ phận sản xuất, còn đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành: từng đơn đặt hàng, hợp đồng kinh tế đã hoàn thành và kỳ tính giá thành khi chu kỳ sản xuất kết thúc.
* Nội dung phương pháp:
- Mở sổ, thẻ kế toán để tập hợp chi phi phát sinh khi đơn đặt hàng bắt đầu thực hiện.
- Tổ chức việc tập hợp chi phí sản xuất theo từng đơn đặt hàng với từng loại chi phí như sau:
+ Với chi phí trực tiếp tập hợp thẳng cho từng đơn đặt hàng.
+ Các chi phí chung sau khi tập hợp được sẽ tiến hành lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ hợp lý cho các đơn đặt hàng.
- Tập hợp chi phí sản xuất phát sinh liên quan đến từng đơn đặt hàng vào cuối tháng.
- Khi đơn đặt hàng hoàn thành tiến hành tổng cộng chi phí sản xuất hàng tháng đã tập hợp được để tính tổng giá thành và giá thành đơn vị thực tế của đơn đặt hàng.
- Nếu có đơn đặt hàng nào đó mà cuối tháng vẫn chưa thực hiện xong thì việc tổng hợp chi phí của đơn đặt hàng đến cuối tháng đó chính là chi phí sản xuất dở dang của đơn đặt hàng
+ Ưu điểm: Phương pháp này tính toán giá chính xác, chi tiết cho từng mặt hàng.
+ Nhược điểm: khối lượng tính toán nhiều, nhiều sản phẩm dở dang, luôn biến động
+ Phạm vi áp dụng: áp dụng thích hợp với các doanh nghiệp có quy trình công nghệ phức tạp liên tục kiểu song song, tổ chức sản xuất đơn chiếc hoặc hàng loạt nhỏ, mặt hàng nhiều.