Những vấn đề Môi trường khác

Một phần của tài liệu Môi trường và Tài nguyên (Trang 63 - 68)

Ngoài 8 vấn đề về Môi trường nói trên thì những vấn đề khác về Môi trường cũng đang chi phối đến sự phát triển của nhân loại như lương thực, thực phẩm; biển và đại dương; an ninh môi trường; khoảng không vũ trụ;….

Ví dụ:

* SỰ NGHÈO ĐÓI VÀ MÔI TRƯỜNG Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG:

Nghèo đói có lẽ là kết cục của nhiều vấn đề như: gia tăng dân số, phân hóa nghèo đói. Nghèo đói có thể nói “là chất độc lớn nhất của môi trường”, vì vậy chống nghèo là điều kiện tiên quyết để có thành tựu trong việc bảo vệ môi trường. Đi tìm “sự hài hòa giữ nghèo đói và môi trường” cần sự chung tay góp sức của nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trong đó có chính phủ, mọi người dân đặc bệt là người nghèo. Những năm gần đây, Việt Nam đã tích cực tham gia vào các diễn đàn, hội thảo về xóa đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, do điều kiện địa lí khác nhau giữa các vùng miền ở Việt Nam nên cũng có sự khác biệt về đặc điểm nghèo đói và môi trường sống. Bài tham luận này chỉ xin đề cập đến một số đặc trưng về sự nghèo đói và ô nhiễm ở vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và một số giải pháp để xoá đói giảm nghèo .

Nghèo diễn tả sự thiếu cơ hội để có thể sống một cuộc sống tương ứng với các tiêu chuẩn tối thiểu nhất định. Thước đo các tiêu chuẩn này và các nguyên nhân dẫn đến nghèo nàn thay đổi tùy theo địa phương và theo thời gian. Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa nghèo theo thu nhập. Theo đó một người là nghèo khi thu nhập hàng năm ít hơn một nửa mức thu nhập bình quân trên đầu người hàng năm (Per Capita Incomme, PCI) của quốc gia.

Tuy nhiên nghèo không chỉ đơn giản là mức thu nhập thấp mà còn thiếu thốn trong việc tiếp cận dịch vụ như: giáo dục, văn hóa, y tế, không chỉ thiếu tiền mặt, thiếu những điều kiện tốt hơn cho cuộc sống, mà nghèo còn trong tình trạng đe dọa bị mất những phẩm chất quí giá đó là lòng tin và lòng tự trọng.

* THỰC TRẠNG NGHÈO ĐÓI VÀ MÔI TRƯỜNG Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Thực trạng nghèo đói ở ĐBSCL

Tỉ lệ nghèo tại ĐBSCL đã giảm đáng kể từ năm 1998. Tỉ lệ nghèo tại ĐBSCL năm 2002 là 23,4%, thấp hơn tỉ lệ 28,9% của cả nước. Đến nay vẫn còn có bốn triệu người nghèo tại ĐBSCL, tương đương 21% số người nghèo ở Việt Nam trong đó người Khmer ở ĐBSCL có tỉ lệ nghèo cao hơn mức trung bình (32% người Khmer được xếp loại là nghèo so với 23% trung bình của cả vùng ĐBSCL). Tuy nhiên, ĐBSCL lại đang đứng trước một nghịch lý là đồng bằng rộng lớn sản xuất lương thực lớn nhất nước, có đầy đủ các điều kiện để phát triển

kinh tế nông nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp, công nghiệp, du lịch…nhưng trình độ học vấn thấp hơn mức bình quân của cả nước; đời sống của người dân không chỉ kém về vật chất mà còn nghèo nàn về mặt văn hóa, tinh thần, y tế nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đế tình trạng nghèo đói ở ĐBSCL trong đó nguyên nhân do bản thân người nghèo bao gồm: thiếu vốn làm ăn; thiếu kiến thức, kinh nghiệm, thiếu đất canh tác; việc làm không ổn định hoặc không có việc làm; thiếu công cụ và phương tiện làm ăn; gặp những bất trắc, rủi ro trong cuộc sống (ốm đau, bệnh tật, tai nạn, hỏa hoạn...); trình độ học vấn thấp; đông con và kể cả những trường hợp chây lười lao động, thậm chí mắc phải các tệ nạn xã hội (rượu chè, cờ, bạc).

Thực trạng về môi trường sống ở ĐBSCL Do đặc điểm về địa hình và điều kiện tự nhiên nên phần đông người dân ở ĐBSCL hàng năm phải chịu cảnh sống chung với lũ và tình trạng thiếu nước sạch để sinh hoạt.

Môi trường sống của người dân ở ĐBSCL cũng gặp khó khăn như ô nhiễm môi trường, thiếu nước sạch, lũ lụt…Đây chính là hệ quả của việc thiếu ý thức trong bảo vệ môi trường. Trong bài tham luận này chỉ phản ánh những tác động tiêu cực của con người đến môi trường mà không đề cập đến vấn đề ô nhiễm môi trường do sản xuất kinh doanh.

Tài nguyên thiên nhiên của vùng bị khai thác một cách bừa bãi và quá mức mà chủ yếu là vì lợi ích kinh tế. Rừng bị chặt phá ngang nhiên kể cả rừng phòng hộ. Người ta đốn rừng để lấy gỗ, củi đặc biệt là chặt phá rừng để lấy đất canh tác nông nghiệp và nuôi tôm. Người nuôi tôm không theo qui hoạch hướng dẫn của nhà nước mà chỉ theo phong trào chính điều này đã dẫn đến một số tiêu cực như: phá đập ngăn mặn làm đất bị nhiễm phèn, diện tích trồng lúa giảm, ô nhiễm nguồn nước...Bên cạnh đó rừng còn bị đe dọa do nạn đốt ong lầy mật làm cháy rừng làm ảnh hưởng đến môi trường sống của nhiều loài động vật. Người trồng lúa thì khai thác cạn kệt nguồn đất làm đất bị hoang hóa, bạc màu không có đủ thời gian phục hồi. Việc khai thác thủy sản cũng có những bất cập như: dùng điện khai thác, mắt lưới nhỏ, đành bắt không theo qui định làm cạn kiệt nguồn thủy sản và tăng sự mất cân bằng sinh thái.

ĐBSCL có mạng lưới sông ngòi chằng chịt nên có đa phần hộ dân sống ven sông, mọi loại rác thải đều đổ ra sông làm ô nhiễm nguồn nước trầm trọng. Tập quán chăn thả vịt chạy đồng của vùng cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm và dịch bệnh.

Bên cạnh đó ý thức của người dân về bảo vệ môi trường tài nguyên thiên nhiên chưa cao, đặc biệt là người nghèo đây đối tượng khó tiếp cận để phổ biến kiến thức bảo vệ môi trường . Nhưng sự đói nghèo chỉ là một phần của nguyên nhân gây nên suy thoái môi trường.

* GIẢI PHÁP CHO SỰ HÀI HÒA VÀ NGHÈO ĐÓI Ở ĐBSCL

Như đã đề cập ở trên, nghèo đói là thách thức lớn nhất đối với công tác bảo vệ môi trường. Người nghèo chiếm đến 80% dân số thế giới, song chỉ sử dụng 20% tài nguyên và nguyên liệu của thế giới. Những người nghèo chỉ có con đường duy nhất là khai thác tài nguyên thiên nhiên (rừng, đất đai, khoáng sản,...) mà không có khả năng phục hồi. Giải pháp cho sự hài hòa giữa nghèo đói và môi trường là tìm ra những giải pháp để bảo vệ môi trường và giảm tỉ lệ người nghèo bởi vì mối liên hệ giữa môi trường và nghèo đói là một mối quan hệ hai chiều, và cải thiện chất lượng môi trường cũng góp phần làm giảm đói nghèo và ngược lại. Trong hai thập kỉ qua Việt Nam cũng đã đạt được nhiều thành tựu trong công cuộc xoá đói giảm nghèo. Các giải pháp xóa đói giảm nghèo của Việt Nam đều có thể áp dụng cho cả nước. Tuy nhiên cũng còn một số bất cập tại địa phương khi thi hành chính sách xoá đói giảm nghèo của nhà nước. Bài viết xin nêu nên vài điểm để có thể khắc phục những hạn chế:

- Cung cấp vốn đồng thời với kĩ thuật dạy cho người nghèo cách làm ăn. Phải theo dõi quá trình hoạt động sản xuất để có thể kịp thời giúp đỡ họ khi có những biến động như mất mùa, lũ lụt, bệnh tật vì các đối tượng này rất dễ bị tái nghèo khi xảy ra biến động.

- Do điều kiện sống của một số hộ dân ở ĐBSCL gắn liền với sông nước nên cần có chính sách khuyến khích học tập đối với con em họ, tạo điều kiện để các em được đi học để tiếp thu kiến thức về phổ biến cho gia đình và mọi người xung quanh.

- Các tổ chức tín dụng cần xác minh rõ ràng để người nghèo thực sự được vay theo chính sách nhà nước trành tình trạng cho vay sai đối tượng một thực trạng rất phổ biến ở một số địa phương thuộc vùng sâu vùng xa.

Bên cạnh chính sách xoá đói giảm nghèo thì cải thiện môi trường cũng giúp người nghèo có nhiều điều kiện thoát nghèo. Ví dụ như cải thiện hệ thống cấp nước sạch có thể nâng cao sức khỏe và làm giảm thời gian cho việc lấy nước và tạo điều kiện có thời gian làm việc khác. Việc giảm ảnh hưởng của thiên tai đối với người nghèo sẽ làm cho họ có điều kiện tiếp cận tốt hơn với các sinh kế và nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm.

Nhưng cho dù kinh tế tăng trưởng, nghèo đói vẫn tồn tại vì vậy cần có giải pháp để người nghèo có thể sồng hoà thuận với thiên nhiên, giảm bớp những tác động tiêu cực đến môi trường sống.

* KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận

Nghèo đói luôn là sự quan tâm hàng đầu của các quốc gia trên thế giới vì nó làm vật cản trong tiến trình phát triển kinh tế-văn hoá-xã hội. Nghèo đói cũng là thách thức lớn nhất đối với công tác bảo vệ môi trường. Do vậy, để giải quyết vấn đề môi trường, trước hết phải có chính sách thoát nghèo. Tuy nhiên, sẽ rất thiếu sót nếu cho rằng chỉ cần xoá đói giảm nghèo là có thể ngăn cản được sự suy thoái môi trường vì bản thân người giàu cũng cũng làm suy thoái môi trường gấp nhiều lần người nghèo như sử dụng đồ gỗ trong gia đình, chi phí ăn đặc sản rừng, đặc sản biển...Vì vậy, bảo vệ môi trường cần sự chung sức của toàn xã hội. Đảng và nhà nước cần xây dựng chính sách để người nghèo có thể sồng hài hoà với môi trường.

Kiến nghị

Để công tác bảo vệ môi trường đạt được hiệu quả, các nước giàu phải có trách nhhiệm giúp đỡ các nước nghèo giải quyết nạn nghèo đói. Riêng Việt Nam cần xây dựng chính sách thoát nghèo phù hợp cho người dân của mình. Các cơ quan đoàn thể nên tăng cường giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho công dân. Ví dụ: hiện nay các trường tiểu học đã đưa chương trình giáo dục về an toàn giao thông vào trong nhà trường, sắp tới nên thêm vào chương trình bảo vệ môi trường

và bảo vệ bản thân trước nạn ô nhiễm môi trường, giáo dục để mỗi cá nhân hiểu rõ được vai trò cũng như trách nhiệm của họ trong việc bảo vệ môi trường sống được xanh-sạch-đẹp. Cần mở rộng các chương trình xử lí rác thải một cách rộng khắp như nhân rộng mô hình 3R ở Hà Nội ra các tỉnh thành khác. Riêng ĐBSCL cần cóthêm một số chính sách trong việc nuôi trả vịt chạy đồng, nuôi tôm để hạn chế ô nhiễm nguồn nước và bảo vệ môi trường sống được tốt hơn. Nhưng nếu con người có thái độ tàn nhẫn với thiên nhiên thì lúc đó con người sẽ gặp những bất hạnh do chính bản thân mình gây ra”.

Một phần của tài liệu Môi trường và Tài nguyên (Trang 63 - 68)