2.1 Tầng Ôzôn là gì?
Khí Ôzôn gồm 3 nguyên tử oxy (O3). Tầng bình lưu nằm trên tầng đối lưu với ranh giới trên dao động trong khoảng độ cao 50 km. Ở độ cao khoảng 25 km trong tầng bình lưu tồn tại một lớp không khí giàu khí Ôzôn thường được gọi là tầng Ôzôn. Hàm lượng khí Ôzôn trong không khí rất thấp, chiếm một phần triệu, chỉ ở độ cao 25 - 30 km, khí Ôzôn mới đậm đặc hơn (chiếm tỉ lệ 1/100.000 trong khí quyển). Người ta gọi tầng khí quyển ở độ cao này là tầng Ôzôn.
Ở giữa tầng bình lưu trong khoảng cây số 35 và cây số 19 có tầng ozon, tầng này chứa chất ozon và oxy. Tầng này không có gió và không khí nóng. Chính khí ozon đã làm cho không khí nóng lên. Ở giữa tầng bình lưu trong khoảng cây số 35 và cây số 19 có tầng ozon, tầng này chứa chất ozon và oxy. Tầng này không có gió và không khí nóng. Chính khí ozon đã làm cho không khí nóng lên.
Vấn đề gìn giữ tầng Ôzôn có vai trò sống còn đối với nhân loại. Tầng Ôzôn có vai trò bảo vệ, chặn đứng các tia cực tím có ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của con người và các loài sinh vật trên Trái Đất. Bức xạ tia cực tím có nhiều tác động, hầu hết mang tính chất phá hủy đối với con người, động vật và thực vật cũng như nhiều loại vật liệu khác. Khi tầng Ôzôn tiếp tục bị suy thoái, các tác động này càng trở nên tồi tệ. Ví dụ mức cạn kiệt tầng Ôzôn là 10% thì mức bức xạ tia cực tím ở các bước sóng gây phá hủy tăng 20%.
Khí Ozon hút hầu hết tia cực tím do Mặt trời tỏa ra, tạo nên một dải không khí nóng. Nhưng quan trọng hơn là cả tầng ozon ngăn cản mọi tia cực tím đến mặt đất. Tia này, ít thì tốt, nhưng nếu nhiều quá, nó sẽ thiêu đốt chunt1 ta, khó mà sống được. Vì vậy, chúng ta nhận ra sự quan trọng tại sao đừng thải
Tại Việt nam, các nhà máy sản sinh ra hằng năm nhiều triệu tấn CO2 ảnh hưởng rất nhiều đến môi trường sống.
Để chống suy giảm tầng ôzôn, các nước đã ký nghị định thư Montreal. Mỹ là một trong các quốc gia sản xuất chất CFC nhiều nhất lại không tham gia ký nghị định thư này.
Theo Cục thủy lợi Việt Nam thì từ năm 1960 - 2004, hạn hán nặng làm ảnh hưởng đến vụ đông xuân và vụ mùa. Năm bị hạn nặng nhất là 1998 bị thiệt hại trên 5.000 tỉ đồng. Nguyên nhân hạn là do mùa mưa kết thúc sớm hơn từ 1-2 tháng làm lượng mưa chỉ đạt 50-70% so với trung bình nhiều năm. Nhiệt độ của
tháng đầu năm cao hơn trung bình nhiều năm từ 1-3oC.
Một trong các biện pháp hạn chế những nguy cơ trên là thay đổi tập quán sử dụng, không để xảy ra cháy rừng, không đổ rác thải bừa bãi, không sản xuất chất CFC.
Bức xạ tia cực tim có thể gây hủy hoại mắt, làm đục thủy tinh thể và phá hoại võng mạc, gây ung thư da, làm tăng các bệnh về đường hô hấp. Đồng thời, bức xạ tia cực tím tăng lên được coi là nguyên nhân làm suy yếu các hệ miễn dịch của con người của con người và động vật, đe dọa tới đời sống của động và thực vật nổi trong môi trường nước sống nhờ quá trình chuyển hóa năng lượng qua quang hợp để tạo ra thức ăn trong môi trường thủy sinh.
Ôzôn là loại khí hiếm trong không khí nằm trong tầng bình lưu khí quyển gần bề mặt Trái Đất và tập trung thành một lớp dày ở độ cao từ 16-40 km phụ thuộc vào vĩ độ. Ngành giao thông đường bộ do các phương tiện có động cơ thải ra khoảng 30-50% lượng NOx ở các nước phát triển và nhiều chất hữu cơ bay hơi (VOC) tạo ra Ôzôn mặt đất. Nếu không khí có nồng độ Ôzôn lớn hơn nồng độ tự nhiên thì môi trường bị ô nhiễm và gây tác hại đến sức khỏe con người.
2.2 Nguyên nhân gây suy giảm tầng Ôzôn
Các chất làm cạn kiệt tầng Ôzôn bao gồm:
Cloruafluorocacbon(CFC); metan(CH4); các khí nitơ ôxit (NO2, NO, NOx) có khả năng hóa hợp với O3 và biến đổi nó thành Oxy. Các chất làm suy giảm tầng Ôzôn trong tầng bình lưu đạt ở mức cao nhất vào năm 1994 và hiện đang giảm dần. Theo Nghị định thư Montreal và các văn bản sửa đổi của Nghị định thư dự
đoán rằng, tầng Ôzôn sẽ được phục hồi so với trước những năm 1980 vào năm 2050.
Tháng 10 năm 1985, các nhà khoa học Anh phát hiện thấy tầng khí ôzôn trên không trung Nam cực xuất hiện một "lỗ thủng" rất lớn, bằng diện tích nước Mỹ. Năm 1987, các nhà khoa học Ðức lại phát hiện tầng khí ôzôn ở vùng trời Bắc cực có hiện tượng mỏng dần, có nghĩa là chẳng bao lâu nữa tầng ôzôn ở Bắc cực cũng sẽ
bị thủng. Tin này nhanh chóng được truyền khắp thế giới và làm chấn động dư luận.
Các nhà khoa học đều cho rằng, nguyên nhân này có liên quan tới việc sản xuất và sử dụng tủ lạnh trên thế giới. Sở dĩ tủ lạnh có thể làm lạnh và bảo quản thực phẩm được lâu là vì trong hệ thống ống dẫn khép kín phía sau tủ lạnh có chứa loại dung dịch freon thể lỏng (thường gọi là "gas"). Nhờ có dung dịch hoá học này tủ lạnh mới làm lạnh được. Dung dịch freon có thể bay hơi thành thể khí. Khi chuyển sang thể khí, freon bốc thẳng lên tầng ôzôn trong khí quyển Trái đất và phá vỡ kết cầu tầng này, làm giảm nồng độ khí ôzôn.
Không những tủ lạnh, máy lạnh cần dùng đến freon mà trong dung dịch giặt tẩy, bình cứu hoả cũng sử dụng freon và các chất thuộc dạng freon. Trong quá trình sản xuất và sử dụng các hoá chất đó không tránh khỏi thất thoát một lượng lớn hoát chất dạng freon bốc hơi bay lên phá huỷ tầng ôzôn. Qua đó chúng ta thấy rằng, tầng ôzôn bị thủng chính là do các chất khí thuộc dạng freon gây ra, các hoá chất đó không tự có trong thiên nhiên mà do con người tạo ra. Rõ ràng, con người là thủ phạm làm thủng tầng ôzôn, đe doạ sức khoẻ của chính mình,
Sớm ngừng sản xuất và sử dụng các hoá chất dạng freon là biện pháp hữu hiệu nhất để cứu tầng ôzôn. Nhiều hội thảo quốc tế đã bàn tính các biện pháp khắc phục nguy cơ thủng rộng tầng ôzôn. 112 nước thuộc khối Cộng đồng Châu Âu (EEC) đã nhất trí đến cuối thế kỷ này sẽ chấm dứt sản xuất và sử dụng các hoá chất thuộc dạng freon. Vì vậy các nhà khoa học đang nghiên cứu sản xuất loại hoá
chất khác thay thế các hoá chất ở dạng freon, đồng thời sẽ chuyển giao công nghệ sản xuất cho các nước đang phát triển. Có như vậy, việc ngừng sản xuất freon mới trở thành hiện thực. Muốn đạt được yêu cầu thiết thực này, không chỉ riêng một vài nước mà cả thế giới đều phải cố gắng thì mới có thể bảo vệ được tầng ôzôn của Trái đất.
2.3 Biện pháp bảo vệ tầng Ôzôn
Ánh sáng và nhiệt do Mặt trời mang lại là cần thiết đối với sự sống trên Trái đất, nhưng chúng mang theo những tia tử ngoại gây nhiều tác hại. Bảo vệ tầng ôzôn chính là bảo vệ chúng ta khỏi những tác hại này.
Điều mà chúng ta có thể làm để đóng góp vào việc ngăn chặn quá trình suy thoái tầng ôzôn rất cụ thể và đơn giản, đó là:
1. Tự bảo vệ mình khỏi sự tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng. Che chắn da, đeo kính râm, đội mũ nón khi đi ra ngoài nắng.
2. Giảm ô nhiễm không khí do xe cộ và các thiết bị khác khi hoạt động xả khí thải vào môi trường.
3. Tiết kiệm năng lượng, nước trong nhà và nơi làm việc.
4. Sử dụng ánh sáng tự nhiên trong nhà và nơi làm việc nếu có thể.
5. Tận dụng phương tiện giao thông công cộng hơn là dùng xe máy cá nhân hoặc taxi nếu có thể. Thỉnh thoảng đi xe đạp hoặc đi bộ đến nơi làm việc.
6. Khi mua các sản phẩm gia dụng, nhất là các loại dùng trong bình xịt, tìm
loại ghi trên nhãn “không có CFC”.
7. Sơn nhà, nên sơn bằng cách quét hoặc lăn, không dùng cách phun sơn. 8. Giảm dùng các bao bì bằng nhựa xốp. Nếu có sẵn, nên tận dụng nhiều lần.
Bạn hãy vận động gia đình, bè bạn làm như bạn. Chúng ta sẽ có một cuộc
sống “xanh” hơn. Đơn giản quá, phải không bạn? Nếu cả thế giới chung tay làm
những điều này, sẽ tạo ra môi trường xanh và sạch cho tất cả mọi người.