Suy giảm đa dạng sinh học trên Trái Đất

Một phần của tài liệu Môi trường và Tài nguyên (Trang 56 - 60)

Sự đa dạng về các giống loài động thực vật trên hành tinh có vị trí vô cùng quan trọng. Việc bảo vệ đa dạng sinh học còn có ý nghĩa đạo đức , thẫm mĩ và con người.

Thành phần đa dạng sinh học trên Trái Đất

Nhóm sinh vật Số lượng loài đã

được miêu tả (%)

Số lượng loài ước tính (%)* Động vật chân khớp 1,065,000 (61%) 8,900,000 (65%) Thực vật ở cạn 270,000 (15%) 320,000 (2%) Protoctists 80,000 (5%) 600,000 (4%) Nấm 72,000 (4%) 1,500,000 (11%) Thân mềm 70,000 (4%) 200,000 (1%) Động vật có dây sống 45,000 (3%) 50,000 (<1%) Giun tròn 25,000 (1%) 400,000 (3%) Vi khuẩn 4,000 (<1%) 1,000,000 (7%) Vi rut 4,000 (<1%) 400,000 (3%) Nhóm khác 115,00 (7%) 250,000 (2%) Tổng 1,750,000 (100%) 13,620,000 (98%)

Việc bảo vệ đa dạng sinh học còn có ý nghĩa đạo đức , thẫm mĩ và con người phải có trách nhiệm tuyệt đối về mặt luân lý trong cộng đồng sinh vật sống.Đa

dạng sinh vật học là nguồn tài nguyên nuôi sống con người. Chúng ta sử dụng sinh vật làm thức ăn, thuốc chữa bệnh, hóa chất, vật liệu xây dựng và nhiều mục đích khác.

Mất đa dạng sinh học chúng ta cũng mất đi các dịch vụ tự nhiên của các hệ sinh thái tự nhiên, đó là: bảo vệ các lưu vực sông ngòi, điều hòa khí hậu, duy trì chất lượng không khí, hấp thụ ô nhiễm, sản sinh và duy trì đất đai.Tuy nhiên nhân loại đang phải đối mặt với một thời kì tuyệt chủng lớn nhất của các loài động thực vật. Thảm họa này tiến triển rất nhanh và có hậu quả nghiêm trọng.

Sự đa dạng về các giống loài động thực vật trên hành tinh có vị trí vô cùng quan trọng. Việc bảo vệ đa dạng sinh học còn có ý nghĩa đạo đức , thẫm mĩ và con người phải có trách nhiệm tuyệt đối về mặt luân lý trong cộng đồng sinh vật sống.Đa dạng sinh vật học là nguồn tài nguyên nuôi sống con người. Chúng ta sử dụng sinh vật làm thức ăn, thuốc chữa bệnh, hóa chất, vật liệu xây dựng và nhiều mục đích khác. Mất đa dạng sinh học chúng ta cũng mất đi các dịch vụ tự nhiên của các hệ sinh thái tự nhiên, đó là: bảo vệ các lưu vực sông ngòi, điều hòa khí hậu, duy trì chất lượng không khí, hấp thụ ô nhiễm, sản sinh và duy trì đất đai.Tuy nhiên nhân loại đang phải đối mặt với một thời kì tuyệt chủng lớn nhất của các loài động thực vật. Thảm họa này tiến triển rất nhanh và có hậu quả nghiêm trọng.

6.1 Trên thế giới

Trên trái đất chúng ta có 1,4 triệu loài sinh vật nhưng hiện nay đều đang bị đe dọa nghiêm trọng. Rừng nhiệt đới mất 17.000 loài/ năm. Chim, thú bị tiêu diệt gấp 100-1000 lần tự nhiên.

Nguyên nhân:

- Mất nơi sinh sống;

- Con người săn bắt quá mức để ăn, để buôn bán; - Môi trường bị ô nhiễm nặng về đất, nước, không khí;

- Việc du nhập nhiều giống ngoại lai cũng là nguyên nhân gây mất đa dạng sinh học.

6.2 Tại Việt Nam

Vùng biển Ninh Thuận chỉ còn 3 loài rùa sinh sống là vích, đồi mồi, rùa xanh. Số lượng rùa hiện nay giảm 80-90% so với 25 năm về trước. Năm 2001, quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) phối hợp Sở Khoa học công nghệ- môi trường Ninh Thuận thực hiện dự án bảo vệ rùa biển dựa vào ý thức cộng đồng.

Sếu đầu đỏ, một loại chim quý hiếm nằm trong sách đỏ hiện nay còn rất ít trên thế giới. Tại Việt Nam, sếu đầu đỏ thường về trú ngụ tại vuờn quốc gia Tràm Chim (Đồng Tháp và Hòn Chông - Kiên Lương - Kiên Giang). Tại Kiên Giang đang có dự án làm đầm nuôi tôm sú do đó đang báo động tình trạng sếu đầu đỏ sẽ

không có nơi trú ngụ. Vấn đề đặt ra là “Không nên vì cái lợi trước mắt để mất môi

trường sinh thái’’.

Hầu hết các sinh vật bị đe dọa đều là các loài trên mặt đất và trên một nửa sống trong rừng. Các nơi cư trú nước ngọt và nước biển, đặc biệt là các dải san hô là những môi trường sống rất dễ bị thương tổn.

6.3 Những mối quan tâm về đa dạng sinh học tới việc hoàn thành mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ. tiêu phát triển Thiên niên kỷ.

Bảo tồn đa dạng sinh học, bao gồm việc gìn giữ và phục hồi đa dạng sinh học, có thể là một chiến lược thích nghi then chốt để giúp những người dân dễ bị tổn thương đương đầu với biến đổi khí hậu. Ví dụ, những cánh rừng ngập mặn tạo ra sự bảo vệ ven biển chống lại nước biển dâng cao và tấn công của bão. Từ năm 1994, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã phối hợp cùng với nhiều cộng đồng địa phương để phục hồi lại những cánh rừng ngập mặn. Khoảng 12.000 ha rừng ngập mặn đã được trồng và mặc dù việc trồng và bảo vệ những cánh rừng ngập mặn đó tiêu tốn tới xấp xỉ 1,1 triệu USD, nhưng nó đã tiết kiệm được 7,3 triệu USD/năm tiền đầu tư để bảo dưỡng đê bao. Khi cơn bão Wukong tàn phá mạnh vào năm 2000, những vùng dự án vẫnkhông bị thiệt hại trong khi các tỉnh lân cận đã chịu sự thiệt hại lớn về người, tài sản và sinh kế.

Hội Chữ thập đỏ Việt Nam ước tính khoảng 7.750 gia đình đã được hưởng lợi từ chương trình phục hồi rừng ngập mặn và đồng thời có thể kiếm thu nhập bổ xung từ việc bán cua ghẹ, tôm và động vật nhuyễn thể trong khi tăng thành phần protein trong bữa ăn của mình.

Việc duy trì những giống cây truyền thống là một công cụ quan trọng trong việc thích nghi với biến đổi khí hậu, đảm bảo rằng sẵn có những giống cây trồng thích hợp với các điều kiện khác nhau. Các cộng đồng bộ lạc ở vùng đất rộng lớn Jeypore của Orissa (India), với sự hỗ trợ của Quỹ Nghiên cứu M.S. Swaminathan, đã bắt đầu công việc bảo tồn sự đa dạng nguồn gen giống cây trồng nông nghiệp nhằm đảm bảo nguồn cung lương thực bền vững8 bằng cách thành lập những ngân hàng hạt giống cộng đồng. Dự án đã khuyến khích trồng những loài cây thuốc đang bị khai thác quá mức tại các khu vườn cộng đồng, nhằm làm giảm sự

phụ thuộc và phá huỷ rừng tự nhiên. Việc tăng thị trường cho những giống lúa truyền thống và giống cây thuốc cũng đồng thời đã tạo thu nhập.

Bên cạnh đó, đa dạng sinh học đóng vai trò trung tâm trong nhiều chiến lược thích nghi với biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu còn đang đe dọa tới sự đa dạng sinh học hiện đang có vai trò trung tâm đối với sinh kế của cộng đồng dân cư nông thôn và người dân bản địa. Ví dụ, các loài ngoại lai xâm thực đã và đang thay đổi thành phần loài trên những vùng đồng cỏ từ savanna ở châu Phi tới vùng đất chăn thả tuần lộc ở phía Bắc. Những thay đổi về thành phần loài đang có tác động tiêu cực tới sức khoẻ của gia súc và đe doạ sinh kế từ chăn nuôi. Người dân Inuit ở vùng Bắc cực và những người dân ở các đảo quốc nhỏ đang phát triển cảm thấy nhiều loài đang biến mất dần đi vì chúng đang ảnh hưởng tới hoạt động sinh kế dựa vào săn bắn và đánh cá của họ.Vì nguồn tài nguyên đa dạng sinh học ngày càng đóng vai trò trung tâm giúp hoàn thành Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ 1 trong điều kiện khí hậu đang thay đổi, chính những nguồn tài nguyên này cũng đang phải đối mặt với nguy cơ ngày càng tăng từ biến đổi khí hậu. Do đó phương thức quản lý đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu tổng hợp trong khuôn khổ những chiến lược xoá đói giảm nghèo và lập kế hoạch an ninh Thiên niên kỷ 1.

Một phần của tài liệu Môi trường và Tài nguyên (Trang 56 - 60)