Vấn đề ô nhiễm không khí:

Một phần của tài liệu Môi trường và Tài nguyên (Trang 46 - 50)

4 .Ô nhiễm môi trường xảy ra ở quy mô rộng:

4.3Vấn đề ô nhiễm không khí:

Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự tỏa mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhin xa do bụi.

Hiện nay, ô nhiễm khí quyển là vấn đề thời sự nóng bỏng của cá thế giới chứ không phải riêng của một quốc gia nào. Môi trường khí quyển đang có nhiều biến đổi rõ rệt và có ảnh hưởng xấu đến con người và các sinh vật. Hàng năm con người khai thác và sử dụng hàng tỉ tấn than đá, dầu mỏ, khí đốt. Đồng thời cũng thải vào môi trường một khối lượng lớn các chất thải khác nhau như: chất thải sinh hoạt, chất thải từ các nhà máy và xí nghiệp làm cho hàm lượng các loại khí độc hại tăng lên nhanh chóng. Hàng năm có: 20 tỉ tấn cacbon điôxít, 1,53 triệu tấn SiO2, Hơn 1 triệu tấn niken, 700 triệu tấn bụi, 1,5 triệu tấn asen, 900 tấn coban, 600.000 tấn kẽm (Zn), hơi thuỷ ngân (Hg), hơi chì (Pb) và các chất độc hại khác.

Ô nhiễm môi trường khí quyển tạo nên sự ngột ngạt và "sương mù", gây nhiều bệnh cho con người. Nó còn tạo ra các cơn mưa axít làm huỷ diệt các khu rừng và các cánh đồng.

Điều đáng lo ngại nhất là con người thải vào không khí các loại khí độc như: CO2, NOX, CH4, CFC đã gây hiệu ứng nhà kính. Theo nghiên cứu thì chất khí quan trọng gây hiệu ứng nhà kính là CO2, nó đóng góp 50% vào việc gây hiệu ứng nhà

kính, CH4 là 13%, ozon tầng đối lưu là 7%, nitơ 5%, CFC là 22%, hơi nước ở tầng bình lưu là 3%...

Nếu như chúng ta không ngăn chặn được hiện tượng hiệu ứng nhà kính thì trong vòng 30 năm tới mặt nước biển sẽ dâng lên từ 1,5 – 3,5 m (Stepplan Keckes). Có nhiều khả năng lượng CO2 sẽ tăng gấp đôi vào nửa đầu thế kỷ sau. Điều này sẽ thúc đẩy quá trình nóng lên của Trái Đất diễn ra nhanh chóng. Nhiệt độ trung bình của Trái Đất sẽ tăng khoảng 3,60°C (G.I.Plass), và mỗi thập kỷ sẽ tăng 0,30°C.

Theo các tài liệu khí hậu quốc tế, trong vòng hơn 130 năm qua nhiệt độ Trái Đất tăng 0,40°C. Tại hội nghị khí hậu tại Châu Âu được tổ chức gần đây, các nhà khí hậu học trên thế giới đã đưa ra dự báo rằng đến năm 2050 nhiệt độ của Trái Đất sẽ tăng thêm 1,5 – 4,50°C nếu như con người không có biện pháp hữu hiệu để khắc phục hiện tượng hiệu ứng nhà kính.

* Trên thế giới

Sự phát triển công nghiệp và đời sống đô thị dựa trên “nền văn minh dầu

mỏ” đang làm không khí bị ô nhiễm bởi các chất thải khí SO2, NO2, CO, hơi chì,

mồ hóng, tro và các chất bụi lơ lửng khác sinh ra trong quá trình đốt cháy nhiên liệu hay các chất cháy khác…. Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc, hiện có tới 50% dân số thành thị trên thế giới sống trong môi trường không khí có mức khí

SO2 vượt quá tiêu chuẩn và hơn 1 tỉ người đang sống trong môi trường có bụi than, bụi phấn vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

Những năm gần đây, lượng khí thải ngày càng tăng lên (trong vòng 20 năm tới sẽ tăng gấp 15 lần so với hiện nay). Sự ô nhiễm không khí có thể trực tiếp giết chết hoặc hủy hoại sức khỏe các sinh vật sống, gây ra “hiệu ứng nhà kính” và các trận mưa a xít không biên giới làm biến dạng và suy thoái môi trường, hủy diệt hệ sinh thái.

Sự phát triển đô thị, khu công nghiệp và du lịch và việc đổ bỏ các loại chất thải vào đất, biển, các thủy vực đã gây ô nhiễm môi trường ở quy mô ngày càng rộng, đặc biệt là các khu đô thị.Nhiều vấn đề môi trường tác động tương tác với nhau ở các khu vực nhỏ, mật độ dân số cao.Ô nhiễm không khí, chất thải nguy hại, ô nhiễm tiếng ồn và nước đang biến những khu vực này thành điểm nông về môi trường.

Ở nhiều quốc gia đang phát triển, đô thị phát triển tăng nhanh hơn mức tăng dân số. Châu Phi là vùng có mức độ đô thị hóa kém nhất, nay đã có mức đô thị hóa tăng hơn 4%/năm soi vowismuwcs tăng dân số là 3%, số đô thị lớn ngày càng tăng hơn.Đàu thế kỉ XX có 11 đô thị hóa loại 1triệu dân, phần lớn tập trung ở Châu Âu và Bắc Mĩ. Nhưng đến cuối thế kỉ có khoảng 24 đô thị với số dân trên 24 triệu người.

Năm 1950, có 3 trong số 10 thành phố lớn nhất thế giới là ở các nước đang phát triển như Thượng Hải (Trung Quốc), Buenos Aires (Achentina) và Calcuta (Ấn Độ). Năm 1990, có 7 thành phố lớn nhất ở các nước đang phát triển. Năm 1995 và năm 2000 đã tăng lên 17 siêu đô thị.

Hiện nay trên thế giới, nhiều vùng đất đã được xác định là bị ô nhiễm. Ví dụ, ở Anh đã chính thức xác nhận 300 vùng với diện tích 10.000 ha bị ô nhiễm, tuy nhiên trên thực tế có tới 50.000, 100.000 vùng với diện tích khoảng 100.000 ha (Briges, 1991), còn ở Mĩ có khoảng 25.000 vùng, ở Hà Lan là 6.000 vùng đất bị ô nhiễm cầ phải xử lý.

* Tại Việt Nam

Ở Việt Nam hiện nay có 621 thành phố và thị trấn, chỉ có 2 thành phố trên 1 triệu dân (Hà Nội khoảng 2,2 triệu người kể cả ngoại thành; thành phố Hồ Chí Minh khoảng hơn 4 triệu người với 1/4 là ngoại thành) và 2 thành phố với số dân từ 350.000 đến 1 triệu dân, tronh vòng 15 năm tới nếu không có sư quy hoạch đô thị hơp lý thì có khả năng thành phố Hồ Chí Minh và cả Hà Nội đều trở thành siêu đô thị tất cả những vấn đề về Môi trường rất phức tạp, đặc biệt là về mật độ dân cư.

Đặc biệt, lượng nước ngọt khan hiếm trên hành tinh cũng bị chính con người làm tổn thương, một số nguồn nước bị nhiễm bẩn nặng đến mức không còn khả năng hoàn nguyên. Hiện nay đại dương đang biến thành nơi chứa rác khổng lồ của con người, nơi chứa đựng đủ các loại chất thải của nền văn minh kĩ thuật, kể cả chất thải hạt nhân. Việc đổ các chất thải xuống biển đang làm xuống cấp các khu vực ven biển trên toàn thế giới, gây hủy hoại các hệ sinh thái như đất ngập nước, rừng ngập mặn và các dải san hô.

* Tác hại của ô nhiễm không khí

Không khí ô nhiễm có thể giết chết nhiều cơ thể sống trong đó có con người.

Ô nhiễm ozone có thể gây bệnh đường hô hấp, bệnh tim mạch, viêm vùng họng,

đau ngực, tức thở. Ô nhiễm nước gây ra xấp xỉ 14.000 cái chết mỗi ngày, chủ yếu do ăn uống bằng nước bẩn chưa được xử lý. Các chất hóa học và kim loại nặng nhiễm trong thức ăn nước uống có thể gây ung thư. Dầu tràn có thể gây ngứa rộp da. Ô nhiễm tiếng ồn gây điếc, cao huyết áp, trầm cảm, và bệnh mất ngủ.

Một hậu quả nữa của ô nhiễm khí quyển là hiện tượng lỗ thủng tầng ôzôn.

CFC là "kẻ phá hoại" chính của tầng ôzôn. Sau khi chịu tác động của khí CFC và một số loại chất độc hại khác thì tầng ôzôn sẽ bị mỏng dần rồi thủng, không còn

làm tròn trách nhiệm của một tấm lá chắn bảo vệ mặt đất khỏi bức xạ tia cực tím,

làm cho lượng bức xạ tia cực tím tăng lên, gây hậu quả xấu cho sức khoẻ của con người và các sinh vật sống trên mặt đất.

* Biện pháp

Do sức ép đô thị hóa ngày càng tăng; công nghiệp phát triển sinh ra nhiều khí thải, chất thải rắn, rác thải độc hại; ý thức bảo vệ môi trường của người dân còn

kém ; chính sách luật lệ về bảo vệ môi trường còn lỏng lẻo thiếu đồng bộ; thiếu các biện pháp mạnh về giáo dục, kinh tế. Để giảm bớt phần nào các thách thức của môi trường, đứng ở góc độ quản lý nhà nước và trong phạm vị nước ta, Nhà nước có thể có các biện pháp sau (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tích cực tham gia ký kết và thực hiện các công ước quốc tế quan trọng về môi trường như công ước luật biển, công ước bảo vệ tầng ôzôn, công ước RAMSAR.

- Xây dựng chiến lược lâu dài bảo vệ môi trường như chiến lược sử dụng nước ngầm. Hạn chế đến mức thấp nhất việc làm suy giảm tài nguyên không tái tạo. Quản lý thống nhất phát triển dân số và tiêu dùng tài nguyên. Giảm bớt tiêu dùng quá mức và lãng phí tài nguyên.

- Thành lập các ban bảo vệ môi trường trung ương để phối, kết hợp hài hòa giữa các địa phương trong việc bảo vệ môi trường như Ban quản lý lưu vực sông.

- Điều tra nguồn tài nguyên quốc gia, xây dựng chiến lược, qui hoạch, kế hoạch về huy động các nguồn tài nguyên khai thác.

- Dự báo và phòng tránh các thiệt hại do môi trường gây ra như dự báo bão. Nhân ngày Môi trường Thế giới, Tổng thư ký LHQ, Kophi Annan, kêu gọi các cá nhân, doanh nghiệp, chính phủ và chính quyền địa phương hãy chấp nhận thách thức môi trường đô thị. "Hãy tạo ra các 'thành phố xanh' để con người có thể nuôi dưỡng con cái và thực hiện các ước mơ của mình trong một môi trường được quy hoạch hợp lý, sạch sẽ và trong lành".

Tại San Francisco, Mỹ, sẽ là thành phố tổ chức Ngày Môi trường Thế giới năm nay, với một loạt sự kiện tập trung vào các vấn đề môi trường đô thị, như tái chế chất thải, năng lượng tái tạo, bảo tồn tài nguyên, đạo đức về môi trường và sức khoẻ cộng đồng. Tại Việt Nam, ngày Môi trường thế giới sẽ được tổ chức tại thành phố Buôn Ma Thuột (Đăk Lăk).

Một phần của tài liệu Môi trường và Tài nguyên (Trang 46 - 50)