3.1 Trên thế giới:
Rừng, đất và đồng cỏ hiện nay đang bị suy thoái hoặc bị triệt phá mạnh mẽ, đất hoang mạc biến thành sa mạc sự phá hủy rừng vẫn đang diễn ra ở mức độ cao,
trên thế giới diện tích rừng có khoảng 40 triệu km2. Diện tích rừng giảm: trước
đây trên thế giới có 60 triệu Km2 rừng. Năm 1958 còn 44 triệu km2, năm 1973
còn 33,37 triệu km2, cho đến nay còn 29 triệu km2, trong số đó gồm 1/3 rừng
ôn đới, 2/3 rừng nhiệt đới.Sự phá hủy rừng xảy ra mạnh, đặc biệt là ở những nươc đang phát triển chủ yếu là do nhu cầu khai thác gỗ củi và nhu cầu lấy đất làm nông nghiệp và cho nhiều mục đích khác nữa, gần 65 triệu ha rừng bị mất vào những năm 1990-1995.
Ở các nước đang phát triển, diện tích rừng tăng 9 triệu ha, con số này còn quá nhỏ so với diện tích rừng bị mất đi. Chất lượng của những khu rừng còn lại đang bị đe dọa bởi nhiều sức ép lớn do tình trạng gia tăng dân số , mưa axit, nhu cầu khai thác gỗ củi và do cháy rừng. Nơi cư trú của các loài sinh vật bị thu hẹp và bị tàn phá nặng nề, đe dọa tính đa dạng sinh học ở mức độ về gen, các giống loài và các hệ sinh thái.
Đất bị suy thoái: trong vòng 20 năm tới đất đai của khoảng 100 nướcđang
biến đổi thành hoang mạc.Sa mạc Sahara hằng năm tăng 5 -7km2, 25 tỉ tấn đất bị
xói mòn trôi ra biển
Ở Việt Nam, theo số liệu của Bộ Tài nguyên - Môi trường, trước đây rừng
che phủ 43% nay chỉ còn 36%. Tỉ lệ mất rừng bình quân 150.000-200.000 m2
Trữ lượng nước dưới đất trên toàn lãnh thổ của ta khoảng 50 - 60 tỉ m3/năm, khai thác khoảng 6 - 7 tỉ m3
Tài nguyên nước bị kiệt quệ: trên thế giới hiện nay gần 20% dân số không có nước sạch để sử dụng,. Theo UNCEF, hằng năm có hơn 118,9 triệu trẻ em toàn cầu mắc bệnh có liên quan đến đường ruột do thiếu nước sạch.
Nguyên nhân là do biến đổi của khí hậu, sự gia tăng dân số, phát triển kinh tế và do khai thác nước ngầm quá mức. Việc khai thác nguồn nước ngầm quá mức trong thời gian qua làm mực nước ngầm hạ thấp, suy giảm trữ lượng, có thể làm mất khả năng phục hồi của nước ngầm, tăng xâm nhập nước mặn gây sụt lở đất, Hư hại công trình xây dựng, làm trầm trọng thêm tình trạng ngập lụt, ô nhiễm tầng nước ngầm, dòng chảy, nhiều hồ nước bị cạn kiệt ( Nghệ An cạn 579 hồ, Quảng Bình cạn 110 hồ, Quảng Trị cạn 85 hồ. Tình trạng này khiến 898.962 ha lúa bị hạn (chiếm 12% diện tích cả nước), trong đó có 122.081 ha bị mất trắng. Năm 2005 Đắc Lắc mất trắng 19.000 ha ngô, 10.000 ha đậu, lạc, vải, 1061 ha lúa nước, diện tích cà phê khô hạn 68.406ha. Tổng thiệt hại hơn 200 tỉ đồng.
Tình trạng khai thác bừa bãi tài nguyên dẫn đến cạn kiệt và ảnh hưởng lớn đến môi trường . Chẳng hạn tình trang khai thác cát dưới lòng sông. Ước tính mỗi
ngày có từ 70.000 - 150.000m3cát bị khai thác. Tình trạng tận thu cát sỏi lòng sông
Đồng Nai đã làm cạn kiệt nguồn tài nguyên cát, gây sạt lở hàng trăm ngàn mét vuông đất. Tình trang hủy hoại môi trường không thể chấm dứt nếu chính quyền các địa phương còn thờ ơ ( nguồn Báo tuổi trẻ chủ nhật số 33-2004)
Việc quản lý lỏng lẻo cùng việc cấp giấy phép tận thu khoáng sản của ủy ban nhân dân một số tỉnh mà không có thủ tục về thăm dò, đánh giá trữ lượng của các cơ quan chức năng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khai thác tràn lan, không quan tâm đến xử lý môi trường. Toàn bộ nước thải trong quá trình tuyển quặng được các đơn vị khai thác thải ra các khe suối, nhất là 1 lượng lớn chất độc cyanua, gây ảnh hưởng đến môi trường nước đầu nguồn. Các đơn vị khai thác đã chặt phá bừa bãi rừng nguyên sinh.
3.2 Tại Việt Nam
Tài nguyên biển đang bị khai thác bừa bãi, rừng bị thu hẹp dần cùng với sự gia tăng đất bị sa mạc hóa:
Biển càng ngày càng trở thành cái thùng rác lớn nhất của quả đất nên ngày càng bị ô nhiễm nặng. Thêm vào đó là sự khai thác bừa bãi, mù quáng quá mức cho
phép của con người. Hiện nay, trước sức ép của các vấn đề kinh tế-xã hội, các nước đã và đang đồng loạt tiến quân ra đại dương nên sự cạn kiệt tài nguyên biển và vấn đề ô nhiễm đang ngày càng trở nên trầm trọng.
Trước hết, mặc dù chúng ta có các chương trình, dự án, đề tài điều tra, nghiên cứu, tìm hiểu về biển nhưng hiểu biết của chúng ta về Biển Ðông còn phải tiếp tục được nâng lên. Thiếu phương tiện, thiết bị, cán bộ có chuyên môn sâu và nguồn lực tài chính hạn hẹp nên thông tin, số liệu thu được chưa cao. Ðây là thách thức lớn nhất và trở ngại đầu tiên trên con đường tiến ra biển. Biển Việt Nam có tính đa dạng sinh học cao với nhiều hệ sinh thái cửa sông đặc thù, hệ sinh thái đất ngập nước, rừng ngập mặn, các rạn san hô, thảm cỏ biển dọc từ bắc vào nam và quanh các đảo lớn, nhỏ. Ðây là những nơi có điều kiện lý tưởng để các loài sinh vật biển sinh sống và phát triển, tạo nên nguồn lợi hải sản phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, các hệ sinh thái biển đang bị suy thoái nhanh. Diện tích rừng ngập mặn giảm quá nửa trong vòng 30 năm qua. Chỉ hơn 15 năm trở lại đây, diện tích các rạn san hô giảm đến gần 20%. Các thảm cỏ biển cũng đang bị suy thoái nghiêm trọng, nhiều nơi mất hẳn. Nguồn lợi hải sản giảm nhanh, nhiều vùng biển ven bờ bị suy kiệt. Chất lượng nước biển cũng đang có xu hướng suy giảm, nhiều vùng biển bị ô nhiễm nặng. Hằng ngày biển phải tiếp nhận một lượng nước thải lớn từ đất liền, trực tiếp hoặc theo các lưu vực sông đổ ra biển. Cùng với dầu tràn, ô nhiễm từ các hoạt động vận tải nhộn nhịp trên biển, các nguồn thải từ đất liền đang đe dọa nhiều vùng biển nước ta.
Trong thời gian tới, khi đẩy mạnh khai thác dầu khí, phát triển kinh tế hàng hải, nuôi trồng thủy sản, phát triển du lịch biển, xây dựng hệ thống các cảng ven biển, phát triển nhiều khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị ven biển, tác động của biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng cao sẽ gia tăng mạnh áp lực lên tài nguyên, các hệ sinh thái và môi trường biển và ven biển. Cạn kiệt tài nguyên, suy thoái các hệ sinh thái, ô nhiễm môi trường biển là những vấn đề lớn cần quan tâm giải quyết trong quá trình tiến ra biển và lớn mạnh từ biển.
Ðể phát triển bền vững biển nước ta, trên cơ sở các định hướng chung của Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, cần có một chiến lược toàn diện về tài nguyên và môi trường biển. Chiến lược sẽ xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ và các
giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường đồng hành với quá trình đẩy nhanh các hoạt động kinh tế biển, gắn với bảo vệ an ninh, chủ quyền biển, đảo của nước ta. Ðẩy mạnh điều tra, khảo sát, nghiên cứu để hiểu hơn về biển, củng cố thông tin về tài nguyên và môi trường biển, tiến tới hiểu rõ về tài nguyên dưới đáy biển, tiềm năng băng chảy, khả năng ứng dụng năng lượng thủy triều, sóng biển, v.v…; bảo tồn và phát triển bền vững các hệ sinh thái biển; bố trí không gian và phát triển các vùng biển phù hợp với sinh thái của từng vùng; phát triển các ngành kinh tế biển bền vững; kiểm soát các nguồn ô nhiễm từ đất liền; phòng ngừa ô nhiễm từ các hoạt động trên biển và ô nhiễm xuyên biên giới; phòng, chống thiên tai, ứng phó với tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu và nước biển dâng sẽ là các nội dung quan trọng. Bên cạnh đó, biển và vùng ven biển là nơi diễn ra nhiều hoạt động đan xen với sự tham gia của nhiều bên liên quan. Vì vậy, việc thúc đẩy sự phối hợp, nâng cao hiệu quả khai thác và sử dụng tài nguyên biển, giảm các xung đột lợi ích, phương thức quản lý tổng hợp, tiếp cận yếu tố sinh thái trong phát triển biển và vùng ven biển đang được nhiều nước trên thế giới áp dụng.
Cùng với biển, rừng đang ngày càng bị thu hẹp dần. Tốc độ phá rừng ở nhiều quốc gia trên thế giới đang ở mức độ chóng mặt. Rừng bị thu hẹp kéo theo những tai họa khổng lồ mang tính chất toàn cầu như làm biến dạng hệ sinh thái, tăng nguy cơ khan hiếm nước, thay đổi khí hậu và gia tăng các tai họa thiên nhiên. Cũng như nhiều nước đang phát triển trên thế giới, rừng nước ta bị tàn phá một cách nhanh chóng.
Trong vòng 50 nǎm qua, diện tích rừng nước ta đã bị giảm hơn một nửa, từ 19 triệu ha xuống còn 9 triệu ha, bình quân mỗi nǎm 200 ngàn ha. Nguyên nhân của tình trạng trên, ngoài khai thác gỗ và các loại lâm sản một cách bừa bãi, còn do nhu cầu lương thực cho số dân tǎng quá nhanh đòi hỏi phải phá rừng mở rộng diện tích canh tác. Một số dân tộc ít người có tập quán du canh, du cư, rừng sau khi đốt phát thành nương rẫy chỉ gieo trồng được vài ba vụ là lại phải di chuyển sang nơi khác phá rừng làm nương rẫy mới. Quá trình trên cứ lặp đi lặp lại hết đời này sang đời khác làm cho diện tích rừng tự nhiên nhanh chóng bị thu hẹp lại. Rừng không chỉ là nguồn cung cấp gỗ mà còn có các chức nǎng xã hội và sinh thái rộng lớn.
Diện tích rừng giảm sút, diện tích đất trống, đồi trọc tǎng lên làm lũ lụt xảy ra nhiều hơn.
Tình trạng sa mạc hóa kéo theo nhiều hệ lụy khó lường. Ngoài ra, vấn đề ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm phóng xạ, bức xạ, sự mất ổn định về khí hậu... đều gây hại trực tiếp và lâu dài đến sức khỏe và di truyền của sinh vật, thực vật sống, trong đó có con người. Hậu quả sẽ thật khủng khiếp và khó lường. Những tổn thất về con người và vật chất do môi trường suy thoái gây ra đã và đang vượt quá tổn thất về người và của do các biến động xã hội và từ chiến tranh.