2. Đối với lãi suất của các kỳ hạn dài (trên 12 tháng)
3.2.1. Đối với NHNN và các cơ quan ban ngành khác:
Một là: Hoàn thiện khung pháp lý cho DN VVN
Chính phủ và các ban ngành cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật để khuyến khích các doanh nghiệp, doanh nghiệp yêu cầu hoạt động kinh doanh theo đúng pháp luật. Ban hành các chính sách hỗ trợ, bảo vệ DN VVN, chính sách thuế, chính sách thương mại, đất đai...
Nhà nước cần ban hành các đạo luật cơ bản, tạo môi trường pháp lý cần thiết để các DN VVN dễ dàng thực hiện các biện pháp đảm bảo nghĩa vụ trả nợ và các ngân hàng dễ dàng trong việc xử lý tài sản đảm bảo nợ khi có rủi ro xảy ra. Đó là luật sở hữu tài sản và các văn bản dưới luật quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan quản lý Nhà nước về cấp chứng thư, sở hữu tài sản; ban hành các văn bản dưới luật hướng dẫn việc thực hiện xử lý, phát mại tài sản thế chấp, cầm cố và
bảo lãnh. Có như vậy mới góp phần tạo ra sự đảm bảo chắc chắn hơn cho các Ngân hàng thương mại và từ đó mà khuyến khích họ trong việc cho vay vốn đối với các DN VVN.
Hai là: Tạo ra một “sân chơi bình đẳng” về tín dụng trung và dài hạn để tất cả
người đi vay đều tuân thủ những thể lệ giống nhau.
Những quy định hiện hành và quy tắc điều chỉnh việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng dài hạn và trung hạn đã có sự phân biệt đối xử với doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khi đó ưu tiên cho DNNN.
Ngân hàng phải tin vào khả năng trả nợ cho người đi vay chứ không phải là ai là người sở hữu hoặc “thân phận” của người đi vay. Điều này sẽ xác định không chỉ là liệu một doanh nghiệp có vay được vốn hay không mà còn liệu doanh nghiệp có phải thế chấp hay không.