Những tồn tại trong hoạt động TD DNVVN tại PGD

Một phần của tài liệu De tai thuc tap tai ACB - PGD Phạm Ngũ Lão (Trang 41 - 42)

2. Đối với lãi suất của các kỳ hạn dài (trên 12 tháng)

2.4.6. Những tồn tại trong hoạt động TD DNVVN tại PGD

Tỷ trọng số lượng DN VVN được chấp nhận cho vay trên tổng số hồ sơ đề nghị vay vốn của DN VVN vẫn chưa cao.

Mặc dù số lượng DN VVN có quan hệ tín dụng với ngân hàng có xu hướng gia tăng qua các năm nhưng tính trung bình cứ 10 bộ hồ sơ đề nghị vay vốn thì chỉ có 5-6 hồ sơ được chấp nhận. Như vậy, có đến 40-50% DN VVN có nhu cầu vay vốn nhưng không được chấp nhận. Đặc biệt với những DN có nhu cầu vay vốn trung, dài hạn để mở rộng sản xuất kinh doanh thì mức bị từ chối còn cao hơn mữa này.

Tiếp cận với vốn ngân hàng đã khó, tiếp cận với những nguồn vốn ưu đãi của chính phủ với DN VVN còn khó khăn hơn. Trong đợt hỗ trợ lãi suất của chính phủ với các DN VVN trong năm 2009 vwag qua nhận thấy: trong khi hầu hết các DN nhà nước, các DN lớn đều được cấp tín dụng thì chỉ có 70-80% các DN VVN được hưởng lợi từ chính sách này. Điều này đã làm xuất hiện sự chênh lệch đáng kể giữa chi phí sử dụng vốn vay các DN VVN với những DN khác. Từ đó, đã gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng cạnh tranh cũng như hiệu quả tài chính của các DN VVN.

Ngoài cho vay, số lượng DN VVN sử dụng các sản phẩm tín dụng khác vẫn còn khá khiêm tốn.

Cho vay vẫn là sản phẩm tín dụng truyền thống được 100% DN VVN đang có quan hệ tín dụng với ngân hàng sử dụng với hai hình thức là cho vay từng lần và cho vay theo hạn mức tín dụng. Tuy nhiên bên cạnh cho vay thì ngân hàng còn cung cấp thêm các sản phẩm tín dụng khác như: bảo lãnh mở L/C, chiết khấu bộ chứng từ…nhưng chúng lại được DN lớn sử dụng nhiều hơn cả. Chỉ một số ít các DN VVN (khoảng 60%) biết đến sản phẩm này và khoảng 70% trong số đó sử dụng các loại hình dịch vụ.

Tài sản đảm bảo giữ vai trò quan trọng trong việc ra quyết định cho vay đối với DN VVN

Trong số các DN VVN được vay vốn thì chỉ những DN đã tạo được mối quan hệ tốt với ngân hàng mới được vay tín chấp. Một vài DN được cho vay vốn dưới sự bảo lãnh tín dụng, số còn lại được vay vốn trên cơ sở tài sản thế chấp., trong đó phần lớn là bất động sản, mà hiện nay tình hình bất động sản không còn được sang sủa như trước kia, cộng với cách định giá không được sát với giá thị trường đã khiến không ít DN VVN từ bỏ cơ hội vay vốn tại ngân hàng.

Một phần của tài liệu De tai thuc tap tai ACB - PGD Phạm Ngũ Lão (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w