Các nhân tố tác động đến hoạt động TD DNVVN tại PGD 1.Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu De tai thuc tap tai ACB - PGD Phạm Ngũ Lão (Trang 31 - 36)

2. Đối với lãi suất của các kỳ hạn dài (trên 12 tháng)

2.4.2. Các nhân tố tác động đến hoạt động TD DNVVN tại PGD 1.Nhân tố khách quan

2.4.2.1.Nhân tố khách quan

Quỹ bảo lãnh tín dụng dành cho DN VVN chưa phát huy hết hiệu quả.

Ngày 23/11/2001, chính phủ Việt Nam đã ban hành nghị định 90/2001/NĐ-CP để trợ giúp các DN VVN. Ngay sau đó, chính phủ cũng đã ban hành quyết định 193/Tg để thành lập bảo lãnh tín dụng cho DN VVN. Tuy nhiên cho đến nay, số lượng DN VVN được bảo lãnh vẫn khá khiêm tốn. Tìm hiểu nguyên nhân của vấn đề thì được biết hầu hết các DN VVN không đáp ứng được các điều kiện mà các quỹ bảo lãnh đưa ra. Để được quỹ bảo lãnh, DN VVN phải đồng thời đáp ứng các điều kiện sau: là DN có vốn điều lệ dưới 10 tỷ đồng, số lượng lao động dưới 300 người, có phương án sản xuất kinh doanh khả thi, vốn tự có tối thiểu là 10% và đặc biệt là phải có tài sản thế chấp, cầm cố tại ngân hàng tối thiểu bằng 30% khoản vay.Về mức bảo lãnh, quỹ chỉ bảo lãnh tối đa 80% phần chênh lệch giữa giá trị khoản vay và giá trị thế chấp tài sản, cầm cố của DN tại ngân hàng. Khi được quỹ bảo lãnh, Dn được bảo lãnh phải trả phí là 0.8%/năm trên tổng số tiền được bảo lãnh.

Ngoài ra để được VDB phát hành thư bảo lãnh có giá trị 100% giá trị khoản vay thì DN còn phải đáp ứng nhiều yêu cần ngoặt nghèo hơn nữa. VDB sẽ bảo lãnh cho các DN có vốn điều lệ tối đa 20 tỷ đồng , có số lao động là 500 người, không có nợ quá hạn tại ngân hàng và không có nợ đọng thuế; VDB vừa yêu cầu thẩm định

phương thức hiệu quả kinh doanh, khả năng trả lãi, hoàn vốn, lại vừa yêu cầu DN phải thế chấp 100% giá trị tài sản hình thành từ nguồn vốn vay được bảo lãnh và 10% vốn chủ sở hữu. Ngoài ra, DN còn phải trả thêm mức phí là 0.5%/năm trên số tiền được bảo lãnh vay vốn. Rõ rang có một nghịch lý đang tồn tại mà ai cũng có thể nhìn thấy, đó là việc thành lập các quỹ bảo lãnh tín dụng được xem là một giải pháp cứu cánh đối với DN VVN nhằm tháo gỡ khó khăn về tài sản đảm bảo cho các DN trong quan hệ vay vốn với ngân hàng. Cam kết bảo lãnh sẽ được phát hàng dựa trên kết quả thẩm định tính khả thi của phương án kinh doanh, dự án là chủ yếu. Trong khi đó VDB cũng như các quỹ bảo lãnh khác lại đưa ra yêu cầu về tài sản thế chấp như là một điều kiện bắt buộc mà DN phải đáp ứng nếu muốn được bảo lãnh. Với cách làm này, liệu khón khăn của các DN VVN đã được tháo gỡ hay chưa?

Hơn thế nữa để được bảo lãnh, DN phải mất tối đa 20 ngày chờ VDB thẩm định hiệu quả kinh doanh, sản xuất; thêm tối đa 60 ngày nữa để chờ ngân hàng nhận bảo lãnh thỏa thuận về việc có thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh hay không. Như vậy, các DN VVN phải mất một khoảng thời gian khá dài để chờ xem kết quả sau cùng nhưng khi đó cơ hội kinh doanh cũng đã đi qua.

Quá nhiều điều kiện khắt khe, thời gian chờ đợi kéo dài cùng với việc DN phải đóng một khoản phí bảo lãnh không nhỏ đã khiến không ít DN VVN nản lòng.

Chuẩn mực kế toán chưa phù hợp với DN VVN

Bên cạnh chế độ kế toán đang được áp dụng chung cho các DN thì Bộ tài chính cũng đã ban hành chế độ kế toán dành riêng cho DN VVN nhằm giúp cho việc ghi chép, hạch toán được phù hợp hơn với đặc điểm hoạt động của DN VVN. Tuy nhiên, thực tế triển khai chế độ kế toán dành cho DN VVN vẫn còn nhiều bất cập bới 2 lý do: Một là, chế độ kế toán DNVVN chỉ áp dụng có vốn điều lệ dưới 10 tỷ đồng, lao động từ 30 người trở xuống trong khi phần lớn DN VVN lại có quy mô rất bé, ít lao động, tổ chức gọn nhẹ, nghiệp vụ phát sinh lại đơn giản. Hai là: chế độ kế DN VVN được xây dựng khá tổng quát để áp dụng chung cho nhiều ngành nhiều lĩnh vực, mọi thành phần kế toán trong khi DN VVN lại hoạt động ở từng ngành nghề rất cụ thể. Như vậy, với tầm bao quát tương đối rộng, chế độ kế toán DN VVN đã tỏ ra không phù hợp. không bám sát được với thực tế. Kết quả là rất nhiều DN VVN khi tiến hành hoạch toán đã không tuân thủ theo đúng quy định pháp luật mà chỉ thực hiện

theo hướng có lơi nhất cho bản thân DN. Điều này đã gây ra không ít khó khăn cho ngân hàng khi phân tích khả năng năng lực tài chính của DN vì mực độ tin cậy thông tin là quá kém.

Cơ chế chính sách quản lý vĩ mô của Nhà nước chưa thống nhất và thiếu ổn định lâu dài.

Từ nề kinh tế lạc hậu, nghèo nàn, đất nước đã có những bước chuyển mình về kinh tế rất tích cực để xây dựng một nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa như ngày nay. Đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới. Vì vậy, để có thể thích nghi với tình hình mới, cách chính sách mang tầm vĩ mô của nhà nước cũng buộc phải thay đổi nhằm tạo ra hành lang pháp lý phù hợp để các DN có thể phát triển hết khả năng. Xuất phát từ tinh thần đó, cùng với sự non kém và thiếu chuyên môn nhiều chính sách đã ra đời nhưng cũng nhanh bộc lộ nhiều khuyết điểm dẫn đến việc phải thường xuyên điều chỉnh. Tiêu biểu như các quy định về thuế, đất đai, hoạt động đầu tư, hoạt động xuất nhập khẩu…Điều này gây ảnh hường nghiêm trọng đến các DN VVN bởi lẽ DN VVN sẽ không thể điều chỉnh các phương án, dự án đầu tư của mình cho phù hợp với sự thay đổi của cơ chế, nhất là khi khả năng tiếp cận thông tin của DN gặp nhiều hạn chế như hiện nay. Không chỉ phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ mà các DN VVN còn không thể vay được vốn ngân hàng vì bị cho là kinh doanh không hiệu quả.

Không chỉ thiếu tính ổn định mà sự thiếu thống nhất giữa những chính sách, quy định được ban hành cũng tạo ra không ít trở ngại cho DN VVN trong việc tiếp cận nguồn vốn ngân hàng. Đơn cử như việc cấp giấy chứng nhận quyề sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Theo luật đất đai 2003 và nghị định 181/2004/NĐ – CP ( ngày 29/10/2004) thì việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ thực hiện trên sổ đỏ; trong trường hợp có tài sản gắn liền với đất thì tài sản đó được ghi nhận trên sổ đó.

Tuy nhiên, theo quy định của luật nhà ở 2005, nghị định 95/2005/NĐ – CP (ngày 15/7/2005) của chính phủ về việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng, nghị định số 90/2006/NĐ – CP quy định chi tiết quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở (gọi là sổ hồng 2 quyền) cho những ai vừa là chủ sở hữu nhà và là chủ sử dụng đất. Trường hợp chủ sở hữu nhà không đồng

thời là chủ sở hữu đất thì chỉ cấp giấy chừng nhận quyền sở hữu nhà ở. Đối với công trình xây dựng trên đất thuê, đất mượn thì cũng được cấp sổ hồng 1 quyền. Việc không thống nhất giữa các quy định pháp luật về đất đai và nhà ở như trên sẽ khiến cho bất động sản của các DN VVN không hội đủ tính pháp lý để được ngân hàng làm tài sản đảm bảo vì khó một ngân hàng nào nhận thế chấp nhà của một chủ sở hữu mà đất lại thuộc một chủ sở hữu khác hoặc ngược lại, nhận thế chấp quyền sử dụng đất mà trên diện tích đất đó có nhà nhưng không thuộc quyền sở hữu của người có quyền sử dụng đất.

2.4.2.2.Nhân tố từ phía DN VVN

Vị thế cạnh tranh của DNVVN còn quá thấp.

Xếp hạng tín dụng là một công cụ hỗ trợ cho việc ra quyết định tín dụng đối với DN VVN lần đầu tiên thiết lập mối quan hệ với ngân hàng. Bên cạnh việc thẩm định năng lực trả nợ của DN bằng những chỉ tiêu tài chính, thì phân tích các yếu tố phi tài chính cũng mang ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc đánh giá ý thức trả nợ của KH. Các yếu tố phi tài chính được xem được xem xét bao gồm: đặc trưng và rủi ro ngành nghề DN VVN, thị trường cung cấp, thị trường tiêu thụ, đặc điểm sản phẩm, khả năng cạnh tranh, trình độ bộ máy quản lý….Thực tế tại ngân hàng cho thấy, khi tiến hành chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính thì mức điểm DN VVN là khá thấp, làm ảnh hưởng đến tổng điểm của DN. Điều này cũng dễ hiểu bởi tầm vóc của DN VVN trên địa bàn thành phố và cả nước nói chung là khá khiêm tốn. Xét trên thị phần của thị trường DN VVN quá hẹp, nhiều đối thủ cạnh tranh, sản phẩm làm ra có chất lượng thấp, hàm lượng giá trị trong sản phẩm không cao. Xét về trình độ quản lý thì những người quản lý DN đều có trình độ chuyên môn hạn chế. Khả năng quản lý và quản trị nội bộ của các DNVVN thường mang tính gia đình, người chủ sở hữu thường đồng thời là người quản lý, là giám đốc, là nhân viên kỹ thuật…của doanh nghiệp…..Với vị thế hiện nay, các DN VVN vẫn khó có cơ hội để tiếp xúc với nguồn vốn tín dụng của ngân hàng vì còn tiềm ẩn quá nhiều rủi ro.

DN VVN không đáp ứng được điều kiện về vốn tự có của ngân hàng.

Vốn tự có là một trong những điều kiện vay vốn mà KH cần phải đáp ứng. Theo ACB quy định về vốn tự có như sau: đối với trường hợp cho vay ngắn hạn vốn tự có tối thiểu là 10% nhu cầu vay vốn.. Đối với những phương án, dự án trung và dài hạn

còn số này là 15%. Tuy nhiên theo báo cáo của ngân hàng nhà nước vào tháng 11/2008, được xây dựng trên cơ sở dữ liệu từ 6 ngân hàng thương mại nhà nước, 31 ngân hàng thương mại cổ phần và 33 chi nhánh ngân hàng nước ngoài và ngân hàng liên doanh, vốn tự có bình quân một DN VVN đang quan hệ với ngân hàng tính đến 31/7/2008 là 1.33 tỷ đồng, chiếm 36,25% tổng nguồn vốn kinh doanh. Với quy mô vốn tự có khá nhỏ, DN VVN chỉ có thể vay được ngắn hạn. Còn đối với những khoản vay trung và dài hạn thì DN VVN đành chấp nhận sự từ chối của ngân hàng.

Khả năng lập phương án, dự án của DN VVN còn nhiều hạn chế.

Thẩm định tính khả thi, hiệu quả của phương án kinh doanh sẽ giúp cho ngân hàng xác định được dòng tiền mà phương án tạo ra có đủ để thanh toán gốc và lãi cho ngân hàng hay không. Vì vậy, những phương án, dự án được phát họa càng rõ rang, cụ thể thì càng dễ thuyết phục ngân hàng. Tuy nhiên, số lượng DN VVN làm được điều này là không nhiều. Với nguồn nhân lực chất lượng thấp, đặc biệt là sự yếu kém về kiến thức quản trị tài chính của chủ DN nên đa phần việc lầm kế hoạch sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư của DN VVN còn mang tính chủ quan, áp đặt dựa trên kinh nghiệm cá nhân là chủ yếu; nội dung của các phương án, dựa án xây dựng là khá chung chung và sơ sài; không phản ánh được tính khả thi cũng như hiệu quả của dự án.

Một số DN VVN không có khả năng lập dự án nên đã nhờ sự hỗ trợ của các công ty dịch vụ tài chính chuyên nghiệp. Với mục đích giúp đỡ KH của mình có cơ hội vay vốn, nhiều công ty dịch vụ tài chính đã chỉnh sửa số liệu và cho ra đời những dự liệu ảo. Điều này có nghĩa là các DN VVN đã đánh mất uy tín của mình một khi bị phát giác. Không xây dựng được lòng tin ở nơi ngân hàng, các DN VVN tất yếu cũng không thể thiết lập được mối quan hệ tín dụng với ngân hàng.

Thiếu minh bạch về thông tin tài chính

Thông tin mà DNVVN cung cấp cho ngân hàng chưa minh bạch do hạn chế về kiến thức kế toán, về thông tin tài chính nên việc lập kế hoạch tài chính, báo cáo tài chính thiếu chính xác. Hiện nay, có nhiều chính sách ưu đãi về thuế nên một số doanh nghiệp đã lợi dụng việc này để chỉnh sửa số liệu, dấu lãi để nộp thuế ít nhất. Trong nhiều DN VVN bao giờ cũng có 2 hệ thống kế toán. Một là, hệ thống kế toán nội bộ - chỉ có chủ DN được biết, tiếp theo là hệ thống kế toán thuế. Số liệu kê khai ở hệ

thống kế toán thuế được kê khai cho phù hợp với mục đích mà DN đề ra . Ví dụ: muốn nộp ít thuế, DN sẽ kê khai chi phí tăng lên và lợi nhuận giảm. Chính sự gây nhiễu thông tin này đã khiến bên ngân hàng gặp khó khăn trong việc đánh giá đúng thực trạng tài chính của DN, nhiều khả năng dẫn đến việc đưa ra 1 quyết định sai lầm.

Các DN VVN chưa hiểu đầy đủ thủ tục của ngân hàng.

Ngân hàng thường có ấn tượng tốt với những bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lê ngay lần đầu tiên gặp gỡ. Thực tế cho thấy, khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn của các DN VVN thì đa phần những bộ hồ sơ này là thiếu sót. Nguyên nhân chính xuất phát từ việc DN VVN chỉ xem ngân hàng là nơi cung ứng vốn mỗi khi cần thiết chứ chưa chú trong đến việc tạo lập một mối quan hệ liên tục với ngân hàng. Vì vậy, các DN VVN không thể nắm được cơ chế cũng như những quy định của phía ngân hàng và tỏ ra rất lúng túng trong việc chuẩn bị một bộ hồ sơ nên thiếu sót là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, khi được nhân viên tín dụng yêu cầu bổ sung giấy tờ thiết sót thì DN lại cho rằng thủ tục quá nhiêu khê và rắc rối. Từ đó, tạo ra tâm lý e ngại, dè dặt khi tiếp xúc với ngân hàng. Hệ quả là các DN VVN sẽ càng khó khăn hơn trong việc tiếp cận vay vốn.

Các DN VVN không có nhiều tài sản để thế chấp.

Vốn của các DNVVN không nhiều , chủ yếu tập trung cho hoạt động sản xuất - kinh doanh, mặt bằng sản xuất đa số là đi thuê nên không nhiều tài sản là bất động sản. Trong khi phần lớn các ngân hàng đều muốn tài sản đảm bảo nợ vay là bất động sản hơn là các tài sản khác vì nó có độ an toàn cao hơn. Do quy mô sản xuất nhỏ nên sử dụng máy móc lạc hậu nên ngân hàng sẽ không chấp nhận nhận thế chấp là những tài sản là máy móc được định giá tương đối thấp.

Một phần của tài liệu De tai thuc tap tai ACB - PGD Phạm Ngũ Lão (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w