Tình hình hoạt động TD DNVVN tại ngân hàng 1 Doanh số cho vay

Một phần của tài liệu De tai thuc tap tai ACB - PGD Phạm Ngũ Lão (Trang 27 - 30)

2. Đối với lãi suất của các kỳ hạn dài (trên 12 tháng)

2.4.1.3. Tình hình hoạt động TD DNVVN tại ngân hàng 1 Doanh số cho vay

2.4.1.3.1. Doanh số cho vay

Doanh số cho vay

140,83 483,56 247,06% 676,89 39,98%

Nguồn: báo cáo thường niên năm 2008, 2009 và báo cáo bạch năm 2010

Năm 2008 là năm hoạt động đầu tiên của PGD nên doanh số cho vay gần như là tương đương với dư nợ cho vay. Bởi vì các khoản vay phát sinh phần lớn là các khoản vay kỳ hạn từ 12 tháng trở lên,các khoản vay ngắn hạn thì chiếm tỷ lệ rất nhỏ nên phát sinh trả nợ là con số rất ít. Đặc điểm đáng chú ý của PGD là số lượng Dn là KH là khá lớn cho nên việc vay với kỳ hạn 1 năm trở lên là chuyện phổ biến ở PGD này. Tỷ lệ dư nợ/doanh số cho vay là: 98,9%. Bước sang năm 2009, theo diễn biến thuận lợi của nên kinh tế cho nên nhiều gói dịch vụ của PGD được KH sử dụng, các nhân viên PFC hay RA cũng rất tích cực trong khâu tìm kiếm KH cho nên doanh số năm 2009 tăng 2,47 lần so với cùng kỳ năm 2008. Sang năm 2010, bên cạnh những yếu tố khách quan như là biến động của nền kinh tế, tốc độ tăng trưởng có dấu hiệu chững lãi, nhiều kênh đầu tư đã mạnh dạng hút tiền bằng nhiều cách thì cũng có những nguyên nhân chủ quan khiến cho doanh số cho vay của PGD chỉ tăng 39,98% so với cùng kỳ năm 2010. Những nguyên nhân có thể kể đến đó là: thị trường cho vay đã dần bão hòa, tính cạnh tranh giữa các ngân hàng trở nên hết sức quyết liệt. Khối lượng công việc là khá lớn thế nhưng đội ngũ nhân viên không thể đáp ứng kịp nên một số KH đã bị bỏ qua. Kế đến là áp lực chỉ tiêu của từng nhân viên là khá lớn nên vô hình chung đã tạo ra sức ì cho nhân viên.

Bảng 2.7 cho ta thấy ngành nghề của hoạt động cho vay ở ngân hàng là hết sức đa dạng. Đây cũng là một hình thức giảm rủi ro tới mức thấp nhất. Và tỷ trọng cũng được phân phối tương đối khá đồng đều, tránh hiện tượng nghiêng quá nhiều về một ngành nghề nào đó. Đặc biệt ta thấy ngành tài chính và kinh doanh bất động sản luôn hạn chế ở mức thấp nhất có thể và việc xét duyệt 2 ngành này luôn chặt chẽ bởi vì 2 ngành này luôn tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao.

Bảng 2.7 Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng

Dịch vụ cá nhân và cộng

đồng 71,54 50,80% 177,95 36,80% 296,48 43,80%

Xây dựng 4,22 3% 18,38 3,80% 25,72 3,80%

Nông lâm nghiệp 0,42 0,30% 1,45 0,30% 1,35 0,20%

Dịch vụ tài chính 0,10 0,07% 5,80 1,20% 10,15 1,50% Kinh doanh bất động sản 2,96 2,10% 6,29 1,30% 10,15 1,50% Khách sạn, nhà hàng 2,39 1,70% 10,15 2,10% 9,48 1,40%

Khác 1,73 1,23% 6,29 1,30% 6,09 0,90%

Tổng cộng 140,83 100,00% 483,56 100,00% 676,89 100,00%

Nguồn: báo cáo thường niên năm 2008, 2009 và báo cáo bạch năm 2010

2.4.1.3.2. Dư nợ

Bảng 2.8 Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 %tăng(giảm) Năm 2010 %tăng(giảm)

Dư nợ cho

vay 139,33 371,17 166,4 485,44 30,79

Nguồn: Báo cáo kiểm toán hợp nhất năm 2008, 2009 của ngân hàng ACB. Riêng số liệu năm 2010 chưa kiểm toán

Trong những ngày đầu thành lập, kết hợp với bổi cảnh kinh tế ảm đạm nên dư nợ cho vay của PGD là khá ít chỉ chiếm 0,04% trong tổng dư nợ của ngân hàng ACB. Bước sang năm 2009 tỷ lệ này đã tăng lên 0,06% và con số này duy trì cho đến năm 2010. Trong năm 2009 đã chứng kiến tốc độ tăng của dư nợ cho vay là 1,66 lần so với năm 2008. Cũng trong năm 2009 nền kinh tế đã dần khởi sắc, thêm vào đó là chính sách tiền tệ của NHNN trở nên linh hoạt, Chính phủ đã có những hỗ trợ nhất định dành cho khối DN đặc biệt là DN VVN. Năm 2010, hành loạt quyết định, thông tư được thông qua và ban hành nhằm hỗ trợ DN VVN nhưng tình hình thế giới đã có những diễn biến khá căng thẳng: giá vàng tăng kỷ lục, giá nguyên nhiên liệu cũng tăng là cho tốc độ tăng chững lại và dừng vở mức 30,79% so với cùng kỳ năm 2009.

Hình 2.6

Một phần của tài liệu De tai thuc tap tai ACB - PGD Phạm Ngũ Lão (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w