KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 4.1 KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Đánh giá sự tương quan giữa tính bền cấu trúc và các đặc tính đất trồng rau màu ở Đồng bằng sông Cửu Long (Trang 50 - 51)

- Tính bền cấu trúc Stability Quotient (SQ) = SI* % của tập hợp >2mm (Structural stability)

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 4.1 KẾT LUẬN

4.1. KẾT LUẬN

Qua kết quả phân tích các tính chất vật lý và hóa học trên các vùng đất trồng rau màu ở Đồng bằng sông Cửu Long và sự tương quan giữa tính bền cấu trúc và các đặc tính của đất cho phép rút ra kết luận như sau:

* Giá trị pHH2O của các vị trí nghiên cứu biến động từ thấp đến tối hảo. Thấp nhất là tại Vĩnh Hưng – Long An (pH=3,8) và đạt giá trị tối hảo tại Trà Cú - Trà Vinh (pH=5,9), Bình Thủy 1 – Cần Thơ (pH=6,3), Chợ Gạo 2– Tiền Giang (pH=6,2), Mỹ Xuyên 2 – Sóc Trăng (pH=6,4).

* Hàm lượng chất hữu cơ tại các vị trí nghiên cứu được đánh giá là nghèo. Thấp nhất là ở Vĩnh Hưng 2 – Long An (0,86 %). Đạt giá trị trung bình tại Trà Cú – Trà Vinh, Cai Lậy – Tiền Giang, Vĩnh Hưng 1- Long An; Chợ Gạo 1- Tiền Giang; Bình Thủy 1 – cần Thơ chiếm 25% trong tổng số các vị trí nghiên cứu. Đạt được ở mức khá tại Long Mỹ; Bình Minh 1; Phong Điền chiếm 15% và đạt ở mức giàu tại Bình Thủy 2 (5,33%).

* Thành phần cơ giới tại các vị trí canh tác rau màu có thành phần sét cao. Phần trăm cấp hạt sét biến động rất lớn từ 17% đến 60%. Đạt giá trị cao nhất là tại Cai Lậy – Tiền Giang với 60%. Phần trăm cấp hạt sét đạt giá trị cao (>50%) chiếm 60% trong tổng số các vị trí nghiên cứu đất trồng rau màu.

* Tính bền cấu trúc trên các vùng đất canh tác rau màu có sự biến đổi khác nhau đối với các vùng canh tác khác nhau.Tính bền đạt giá trị cao nhất là tại vị trí lấy mẫu Long Mỹ - Hậu Giang (145,0) và thấp nhất là tại Lấp Vò - Đồng Tháp (43,0). Tính bền cấu trúc có giá trị > 100 chiếm khoảng 45% tập trung tại Châu Thành và Chợ Gạo – Tiền Giang, Bình Thủy 2, Phong Điền – Cần Thơ, Cai Lậy – Tiền Giang, Long Mỹ - Hậu Giang.

* Sự tương quan giữa tính bền cấu trúc và phần trăm sét có mối tương quan chặt theo phương trình y=1,8548x +15,291; R2 = 0,6557; điều này cho thấy khi hàm lượng sét tăng cao thì tính bền cấu trúc cũng gia tăng.

* Khi trong đất hàm lượng cát và thịt gia tăng thì tính bền cấu trúc sẽ giảm theo phương trình nghịch biến y= -1,8548x + 200,77; R2 = 0,6557. Sự tương quan này chủ yếu phụ thuộc vào hàm lượng thịt trong đất vì hàm lượng cát trong đất ở các vị trí nghiên cứu không cao.

* Tính bền cấu trúc còn phụ thuộc rất lớn vào hàm lượng chất hữu cơ trong đất, thể hiện qua sự tương quan thuận theo phương trình y =15,412x +62,605; R2 =0,5023. Hơn nữa, trong đất nếu có hàm lượng sét cao kết hợp với hàm lượng chất hữu cơ cao và kỷ thuật làm đất phù hợp thì đoàn lạp trong đất sẽ bền tránh được sự đóng váng bề mặt. Do đó, trong canh tác rau màu rất cần thiết để bổ sung hàm lượng chất hữu cơ vào đất bằng cách bón phân hữu cơ, tăng độ tơi xốp của đất giúp đất thoáng khí tạo điều kiện cho vi sinh vật hoạt động tốt nhất, từ đó nâng cao được tính bền của đất.

4.2. KIẾN NGHỊ

* Cần nghiên cứu sự tương quan giữa tính bền cấu trúc và mức độ đóng váng kết cứng bề mặt của đất trồng rau màu.

* Nên thực hiện nghiên cứu trên nhiều vị trí khác để có thể đưa ra một đánh giá chung về tính bền cấu trúc cho đất ở Đồng bằng sông Cửu Long.

* Trong canh tác thâm canh cần chú ý khuyến cáo nông dân bón phân hữu cơ để đất không bị thoái hóa.

Một phần của tài liệu Đánh giá sự tương quan giữa tính bền cấu trúc và các đặc tính đất trồng rau màu ở Đồng bằng sông Cửu Long (Trang 50 - 51)