- Tính bền cấu trúc Stability Quotient (SQ) = SI* % của tập hợp >2mm (Structural stability)
KẾT QUẢ THẢO LUẬN
3.1. Đặc điểm canh tác rau màu ở Đồng bằng sông Cửu Long
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp. Với tổng diện tích gần 4 triệu ha đất tự nhiên, là vùng trọng điểm của cả nước về sản lượng lương thực thực phẩm. Trong những năm gần đây đời sống của người dân nâng lên một cách đáng kể vì thế nhu cầu dinh dưỡng ngày càng nâng cao.
Do đó, nhiều mô hình canh tác nhằm nâng cao mức sống của con người đã được cải thiện. Bên cạnh đó việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ độc canh cây lúa chuyển sang chuyên canh hay đa canh những vùng trồng màu cho hiệu quả hơn hẳn, người dân sớm an cư lạc nghiệp, ổn định sản xuất và đời sống.
Do hiệu quả của việc canh tác rau màu trong thời gian gần đây nhiều tỉnh trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đang tăng cường chuyển giao khoa học kỹ thuật nông nghiệp, khuyến nông, du nhập các giống cây trồng mới có nhiều ưu điểm, khuyến khích nông dân trồng rau màu theo ngưỡng an toàn đáp ứng được tiêu chí về vệ sinh an toàn thực phẩm phù hợp với xu thế mới trong nhu cầu thị trường.
Với việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng hợp lý, hiện nay diện tích canh tác rau màu đã tăng lên một cách đáng kể như: Tỉnh Long An nhờ chuyển dịch cơ cấu cây trồng hợp lý, toàn Tỉnh canh tác được hơn 10.300 ha rau màu các loại. Nông dân đã tận dụng khai thác được vùng đất xám, nguồn nước ngầm chuyển đổi các loại cây hoa màu trồng trên đất lúa. Hình thức canh tác chủ yếu của vùng là các loại rau như: sà lách soong, rau húng lợi nhuận từ 15 đến 25 triệu đồng/ha màu (Trung tâm khuyến nông tỉnh Long An, 2007). Riêng đối với các tỉnh khác như: Sóc Trăng phần lớn tập trung ở các huyện Thạnh Trị gần 3.861 ha màu chiếm tỷ lệ 15% diện tích đất canh tác; huyện Mỹ Xuyên có trên 8 ha gieo trồng các loại rau như: cà tím, bắp cải, hẹ… (Phòng Nông nghiệp huyện Mỹ Xuyên); huyện Vĩnh Châu có trên 22 ha canh tác rau màu đạt lợi nhuận từ 3 - 4 triệu đồng/công/vụ (Phòng Nông nghiệp huyện Vĩnh Châu); huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang cũng đã xây dựng vùng chuyên canh màu có diện tích 1.000 ha trên đất giồng cát hoặc đất trồng lúa kém hiệu quả trước đây (Trạm khuyến nông huyện Châu Thành).