Tính chất đất trồng rau màu tại các vị trí nghiên cứu 1 Tính chất hóa học đất

Một phần của tài liệu Đánh giá sự tương quan giữa tính bền cấu trúc và các đặc tính đất trồng rau màu ở Đồng bằng sông Cửu Long (Trang 35 - 39)

- Tính bền cấu trúc Stability Quotient (SQ) = SI* % của tập hợp >2mm (Structural stability)

3.2.Tính chất đất trồng rau màu tại các vị trí nghiên cứu 1 Tính chất hóa học đất

KẾT QUẢ THẢO LUẬN

3.2.Tính chất đất trồng rau màu tại các vị trí nghiên cứu 1 Tính chất hóa học đất

3.2.1. Tính chất hóa học đất

3.2.1.1. pHH2O

Qua kết quả trên ta thấy giá trị pH tại địa điểm nghiên cứu trên đất trồng rau màu ở Đồng bằng sông Cửu Long phần lớn có pH thấp chiếm 80% trong tổng số các giá trị pH tại điểm khảo sát. Điều này phù hợp với nhận định của Ngô Ngọc Hưng (2004) khi đánh giá độ chua hiện tại của đất trồng màu ở Đồng bằng sông Cửu Long là đất ở Đồng bằng sông Cửu Long thường có pH thấp. Đất phù sa không phèn có pH = 4,0 – 5,5. Đất có pH thấp nhất là đất phèn có thể < 3.

Tuy nhiên, kết quả phân tích còn cho thấy có bốn vị trí pH đạt giá trị tối hảo (từ 5,9 đến 6,4) tập trung ở các vị trí lấy mẫu tại Trà Cú – Trà Vinh (5,9); Bình Thủy 1 – Cần Thơ (6,3); và Mỹ xuyên 2 – Sóc Trăng (6,4). Nguyên nhân là do các vị trí trên đều nằm trong khu vực đất phù sa nên giá trị pH được đánh giá là thích nghi cho canh tác rau màu. Theo Trần Thị Ba và ctv (1999), pH thích hợp đất trồng rau màu là 5,5 – 7. Do đó, đối với đất trồng rau màu để có năng suất tốt thì cần cải thiện độ chua của đất như bón vôi để cải tạo độ chua của đất.

3.2.1.2. Chất hữu cơ

Theo Lê Văn Khoa và ctv (2000), chất hữu cơ là chỉ tiêu đánh giá về độ phì nhiêu của đất, nó ảnh hưởng đến nhiều tính chất đất như khả năng cung cấp dinh dưỡng, khả năng hấp phụ, giữ nhiệt và kích thích sinh trưởng cây trồng.

Trong đất hàm lượng chất hữu cơ cao làm tăng ẩm độ đất, cải thiện cấu trúc đất tăng khả năng đệm của đất (Charles A. Black, 1993).

Kết quả phân tích chất hữu cơ trên các vùng đất trồng rau màu ở Đồng bằng sông Cửu Long được thể hiện qua hình 16.

Qua kết quả phân tích trên ta thấy đa số các vùng đất trồng rau màu ở Đồng bằng sông Cửu Long đều nghèo chất hữu cơ.

Hàm lượng chất hữu cơ tại Bình Thủy 2 là cao nhất (5,33%) được đánh giá ở mức giàu. Có ba vị trí đạt ở mức khá là: Long Mỹ - Hậu Giang (4,17%); Bình Minh 1 – Vĩnh Long (4,00%); và Phong Điền – Cần Thơ (4,50%) chiếm 15 % trong tổng số các vị trí nghiên cứu. Chất hữu cơ đạt ở mức trung bình chiếm 25% trong tổng số các địa điểm nghiên cứu và đạt ở mức nghèo đến rất nghèo chiếm 55% trong tổng số các vị trí nghiên cứu. Nguyên nhân dẫn đến sự giảm hàm lượng chất hữu cơ ở các vị trí nghiên cứu là do quá trình canh tác rau màu lâu năm nhưng người dân không bón phân hữu cơ mà chỉ bón phân vô cơ.

Theo Brady (2002) việc thâm canh nhiều vụ liên tục trong năm và việc không bón phân hữu cơ làm cho đất ngày càng bị thoái hoá nghiêm trọng.

Hàm lượng chất hữu cơ trong đất ảnh hưởng đến hoạt động của vi sinh vật. Nếu hàm lượng chất hữu cơ giảm thì nguồn thức ăn cho vi sinh vật cũng giảm từ đó ảnh hưởng đến độ bền đoàn lạp.

Một phần của tài liệu Đánh giá sự tương quan giữa tính bền cấu trúc và các đặc tính đất trồng rau màu ở Đồng bằng sông Cửu Long (Trang 35 - 39)