PHƯƠNG TIỆN – PHƯƠNG PHÁP

Một phần của tài liệu Đánh giá sự tương quan giữa tính bền cấu trúc và các đặc tính đất trồng rau màu ở Đồng bằng sông Cửu Long (Trang 31 - 32)

2.1. Phương tiện

2.1.1 Địa điểm nghiên cứu

Đề tài: “Đánh giá sự tương quan giữa tính bền cấu trúc và các đặc tính đất trồng rau màu ở Đồng bằng sông Cửu Long” được thực hiện trên các vùng trồng rau màu chính ở Đồng bằng sông Cửu Long bao gồm: huyện Trà Cú, Cầu Kè (Trà Vinh); huyện Long Mỹ - Hậu Giang; huyện Cai Lậy, Chợ Gạo, Châu Thành (Tiền Giang); Vĩnh Hưng, Mộc Hóa (Long An); Bình Thủy, Phong Điền (Thành phố Cần Thơ); Chợ Mới – An Giang; Bình Minh – Vĩnh Long; Lấp Vò – Đồng Tháp; Mỹ Xuyên – Sóc Trăng.

2.1.2. Thời gian thực hiện

Đề tài được thực hiện từ 01/3/2007 - 15/7/ 2007 tại phòng thí nghiệm Hoá lý - Bộ môn Khoa Học Đất và Quản Lý Đất Đai, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học ứng dụng -trường Đại học Cần Thơ.

2.1.3. Mẫu thí nghiệm và các phương tiện hỗ trợ

• Mẫu đất:

20 mẫu đất được lấy ở tầng mặt canh tác 0-20cm từ những ruộng trồng hoa màu chuyên canh.

Mỗi loại đất được làm khô không khí, nghiền và qua rây (8mm, 2mm, 1mm, 0,5mm) tùy theo yêu cầu của từng chỉ tiêu phân tích khác nhau.

• Dụng cụ, hóa chất:

Sử dụng các dụng cụ và hóa chất trong phòng phân tích Hóa – lý đất của Bộ môn Khoa học đất và Quản lý đất đai.

• Máy tính và các phần mềm chương trình thống kê được sử dụng để tính toán và đánh giá số liệu.

2.2. Phương pháp thực hiện

2.2.1. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu vật lý đất2.2.1.1. Tính bền cơ học đất 2.2.1.1. Tính bền cơ học đất

Tính bền cơ học đất được xác định bằng phương pháp rây khô và rây ướt theo quy trình của Đại học Gent, Bỉ (Verplancke, 2002).

Sự sai khác giữa đường kính trọng lượng trung bình của rây khô và rây ướt (MWD dry và MWD wet) được tính toán.

Khối lượng đất *

Một phần của tài liệu Đánh giá sự tương quan giữa tính bền cấu trúc và các đặc tính đất trồng rau màu ở Đồng bằng sông Cửu Long (Trang 31 - 32)