Về hạch toán sản phẩm hỏng

Một phần của tài liệu 80 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Phú Cường (Trang 72 - 74)

- Cửa NewYork 66 chiếc Cửa Genova 35 chiếc

3.2.2.7Về hạch toán sản phẩm hỏng

Sản phẩm hỏng là sản phẩm không thỏa mãn các tiêu chuẩn chất lượng và đặc điểm kỹ thuật của sản xuất về mầu sắc, kích cỡ, trọng lượng, cách thức lắp ráp…Tùy theo mức độ hư hỏng mà sản phẩm được chia thành sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được ( là những sản phẩm hỏng về mặt kỹ thuật có thể sửa chữa được và việc sửa chữa đó có lợi về kinh tế) và sản phẩm không sửa chữa được ( là sản phẩm mà về mặt kỹ thuật không thể sửa chữa được hoặc có

thể sửa chữa được nhưng không có lợi về mặt kinh tế). Công ty không xây dựng định mức sản phẩm hỏng. Tuy nhiên trong quá trình sản xuất không thể tránh khỏi những sai sót do lơ là, thiếu trách nhiệm của công nhân hoặc do máy hỏng, hỏa hoạn bất chợt… song trong chi phí sản xuất không thấy công ty hạch toán sản phẩm hỏng, nên các sản phẩm hoàn thành nhập kho sẽ phải chịu chi phí lớn, làm cho giá thành sản phẩm không được tính chính xác. Do đó công ty nên xây dựng hệ thống định mức về sản phẩm hỏng đối với đối với từng sản phẩm. Đồng thời công ty cũng sử dụng tài khoản để hạch toán riêng khoản thiệt hại do sản phẩm hỏng gây ra.

Khi đã xây dựng định mức sản phẩm hỏng thì các sản phẩm hỏng ngoài định mức không được chấp nhận nên chi phí của chúng không được cộng vào chi phí sản xuất chính phẩm mà được xem là khoản phí tổn trong kỳ và phải trừ vào thu nhập.

Với thiệt hại sản phẩm hỏng ngoài định mức không được chấp nhận, công ty có thể sử dụng TK 1381 để hạch toán

Đối với việc ghi nhận chi phí sửa chữa sản phẩm hỏng phát sinh ta có thể hạch toán:

Nợ TK 1381- Thiệt hại sản phẩm hỏng ngoài định mức

Có TK 334, 152, 111, 214…: chi phí thực tế phát sinh sửa chữa sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được Có TK 154 : Giá trị sản phẩm hỏng không thể sửa chữa được

Sau khi tiến hành tìm ra nguyên nhân thì kế toán sẽ tiến hành đưa ra các biện pháp nhằm làm giảm chi phí.

Nợ TK 1388, 334, 111…: tiền bồi thường của cá nhân hay tập thể gây ra sản phẩm hỏng

Nợ TK 632 : phần thiệt hại sau khi trừ đi tiền bồi thường Có TK 1381- Thiệt hại sản phẩm hỏng ngoài định mức.

Sau một thời gian nghiên cứu và thực tập tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Phú Cường, em đã hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp với đề tài: “Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá

thành sản phẩm tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Phú Cường”

Trong điều kiện còn hạn chế về kiến thức và thời gian tiếp cận thực tế, chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em chỉ đề cập giải quyết những vấn đề cơ bản sau:

Từ thực tế công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính gia thành ở công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Phú Cường, em đã nghiên cứu thực tế công tác kế toán tại công ty và qua đó kiến nghị công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng cũng như công tác kế tóan nói chung.

Qua nội dụng cơ bản của chuyên đề thực tập tốt nghiệp, có thể thấy nghiên cứu đổi mới và tổ chức hợp lý quá trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nhằm tăng cường công tác quản trị doanh nghiệp là công cụ không thể thiếu được trong công tác kế toán của công ty. Những đề xuất được nêu trên cũng là mục đích hoàn thiện hơn công tác kế toán ở công ty.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Nguyễn Quốc Trung, cùng các anh, chị trong phòng kế toán của công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Phú Cường đã tận tình giúp đỡ em trong thời gian qua để em hoàn thiện tốt chuyên để thực tập tốt nghiệp này của mình.

Em xin chân thành cảm ơn!

Một phần của tài liệu 80 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Phú Cường (Trang 72 - 74)