Kế toán chi phí sản xuất chung

Một phần của tài liệu 80 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Phú Cường (Trang 39 - 44)

16 31/10/2008 K/C chi phí nguyên vật liệu 154 404.291

2.1.4Kế toán chi phí sản xuất chung

Ngoài chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp thì trong chi phí sản xuất còn có chi phí sản xuất chung. Chi phí sản xuất chung là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sản phẩm sau chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Đây là các chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng bao gồm chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí dụng cụ sản xuất, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác.

Chi phí nhân viên phân xưởng: bao gồm tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên phân xưởng như quản đốc, thủ kho, bảo vệ phân xưởng… và các khoản đóng góp vào các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ trích theo tỷ lệ với tiền lương phát sinh. Ngoài ra do công nhân thường xuyên phải tiếp xúc với bụi gỗ, sơn phủ sản phẩm và tiếng ồn do vận hành máy móc nên công nhân phân xưởng còn có thêm khoản trợ cấp độc hại. Khoản chi phí nhân viên phân xưởng cũng được hạch toán như đối với chi phí nhân công

trực tiếp. Nghĩa là kế toán cũng căn cứ vào Bảng chấm công để làm cơ sở tính lương, tiếp theo là lập Bảng thanh toán lương và Bảng tính BHXH, BHYT.

Dựa vào các chứng từ có được, kế toán tiến hành ghi sổ kế toán chi tiết TK 627 – chi phí sản xuất chung, chi tiết cho chi phí nhân viên phân xưởng.

Kế toán cũng đồng thời tiến hành lập chứng từ ghi sổ, làm cơ sở để lập nên sổ cái TK 627 – chi phí sản xuất chung. Phần chi phí này trong phân xưởng đa phần là là phần chi phí phải trả cho trợ cấp độc hại cho công nhân phân xưởng.

Biểu số 13: CTGS độc hại T10/2008 Công ty CPĐTXD&TM Phú Cường

CHỨNG TỪ GHI SỔ Số 15

Ngày 31 tháng 10 năm 2008

Đơn vị: VNĐ

TT Diễn giải Nợ Tài khoảnCó Nợ Số tiền Có Phải trả tiền trợ cấp độc hại

cho công nhân

627 6.241.200 3343 6.241.200 Cộng 6.241.200 6.241.200 Ngày….tháng….năm 2008 Người lập ( Ký, họ tên) Kế toán trưởng ( Ký, họ tên) Chi phí vật liệu:

Bao gồm các khoản chi phí về vật liệu sản xuất chung cho phân xưởng như xuất sửa chữa, bảo dưỡng máy móc, thiết bị, nhà cửa, kho tàng, các chi phí vật liệu cho quản lý phân xưởng như giấy bút, văn phòng phẩm…Phần chi phí này được hạch toán giống như hạch toán chi phí nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất. Kế toán cũng tiến hành phản ánh các khoản chi phí này vào chứng từ ghi sổ và làm cơ sở ghi sổ cái TK 627.

Nợ TK 627: 22.890.000 Có TK 152: 22.890.000

Chi phí dụng cụ sản xuất

Là những chi phí về dụng cụ xuất dùng cho phân xưởng, theo đặc thù sản xuất của công ty, dù đã sản xuất theo dây chuyền công nghệ, nhưng tại xưởng sản xuất vẫn cần có các dụng cụ thủ công như bào, đục, khoan, cưa, búa, đinh, thước dây, thước cuộn… Các dụng cụ này có loại xuất dùng một lần cho sản xuất, có loại sử dụng cho nhiều kỳ trong năm.

Các công cụ, dụng cụ này khi xuất dùng phải có các phiếu xuất kho công cụ, dụng cụ. Từ các phiếu xuất kho này, kế toán tiến hành tập hợp số liệu và lập “Bảng kê ghi Có TK 153 ghi Nợ các TK liên quan”. Trên Bảng kê phản ánh đầy đủ về số lượng và tổng số tiền của dụng cụ xuất. Trong công ty CP đầu tư xây dựng và thương mại Phú Cường, dụng cụ sản xuất không chỉ dùng trong phân xưởng sản xuất mà còn phục vụ cho bán hàng và quản lý doanh nghiệp.

Sau khi lập “Bảng kê ghi Có TK 153 ghi Nợ các TK liên quan” kế toán tiến hành lập chứng từ ghi sổ dụng cụ xuất dùng, chi tiết cho sản xuất chung, cho chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp và chi cho quảng cáo. Các số liệu trong chứng từ ghi sổ sẽ được dùng để lập sổ cái TK 627.

Bảng số 4 : Bảng kê ghi Có TK 153 ghi Nợ các TK liên quan Công ty CPĐTXD&TMPhú Cường

BẢNG KÊ GHI CÓ TK 153 GHI NỢ CÁC TK LIÊN QUAN Tháng 10 năm 2008

Đơn vị: VNĐ

stt DM Tên NVL Số PX Tổng xuất Đơn

giá

TK 627 TK 6421 TK 6422

SL TT SL TT SL TT

1 1 Cưa máy 355 944.000 04 944.000

… … ….. … … … … … … … … …Tổng 14.122.460 4.541.600 2927350 6653510 Tổng 14.122.460 4.541.600 2927350 6653510 Ngày…tháng…năm 2008 Người ghi sổ ( Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Thủ kho (Ký, họ tên, đóng dấu)

Biểu số 14: Chứng từ ghi sổ dụng cụ xuất dùng Công ty CPĐTXD&TM Phú Cường

CHỨNG TỪ GHI SỔ Số 16

Ngày 31 tháng 10 năm 2008

Đơn vị: VNĐ

TT Diễn giải Tài khoản Số tiền

Nợ Có Nợ Có

CCDC xuất dùng trong tháng 153 14.122.460

1 Cho sản xuất chung 627 4.541.600

2 Cho chi phí bán hàng 627 2.927.350

3 Xuất cho quản lý DN 627 6.653.510

4 Xuất cho quảng cáo 627 727.350 727.350

Cộng 14.122.460 14.122.460 Ngày….tháng….năm 2008 Người lập ( Ký, họ tên) Kế toán trưởng ( Ký, họ tên)

Chi phí khấu hao TSCĐ

Công ty là doanh nghiệp sản xuất nên số lượng TSCĐ phục vụ cho quá trình sản xuất là khá lớn. TSCĐ của công ty CP đầu tư xây dựng và thương mại Phú Cường gồm có: nhà văn phòng, nhà kho, nhà xưởng, các máy móc thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất…Trong số đó bao gồm cả những tài sản đã khấu hao hết nhưng vẫn còn đang sử dụng và các tài sản đang phục vụ sản xuất. Quá trình sản xuất diễn ra liên tục nên máy móc thiết bị của công ty luôn hoạt động với công suất cao. Nên việc theo dõi chi tiết về nguyên giá, hao mòn luỹ kế và giá trị còn lại của TSCĐ là khá quan trọng, hơn nữa, chi

phí khấu hao TSCĐ lại được sử dụng để tính vào giá thành sản phẩm sản xuất.

Công ty chỉ tiến hành trích khấu hao và cho vào chi phí sản xuất chung phần chi phí khấu hao TSCĐ của phân xưởng. Đối với chi phí khấu hao các TSCĐ của bộ phận khác sẽ không được tính vào chi phí sản xuất, điều này tránh cho giá thành sản phẩm chịu chi phí khấu hao quá cao.

Vào đầu mỗi niên độ, kế toán tiến hành tính mức khấu hao cả năm cho những tài sản TSCĐ được sử dụng tại công ty theo phương pháp đường thẳng.Mỗi loại TSCĐ khác nhau có mức trích lập khác nhau. Đối với nhà kho cấp 4 mức trích lập là 5,5%; với nhà 2 tầng mức trích lập là 5%, với máy móc, thiết bị mức trích lập là 8%.... Tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng giúp công ty có thể tính toán hao mòn tài sản một cách chính xác, tránh nhầm lẫn, sai sót bởi chi phí khấu hao TSCĐ cũng là một khoản chi phí chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng chi phí sản xuất chung và có ảnh hưởng đến giá thành của sản phẩm.

Để hạch toán khấu hao TSCĐ kế toán sử dụng TK 214 – khấu hao TSCĐ. Công thức tính mức khấu hao bình quân năm:

Mức khấu hao bình quân năm

Nguyên giá TSCĐ Số năm sử dụng

Còn mức khấu hao phải trích trong tháng được xác định theo công thức:

Mức khấu hao Mức khấu hao Mức khấu hao Mức khấu phải trích = đã trích + tăng thêm - hao giảm tháng này tháng trước tháng này tháng này

Sau khi tính ra mức khấu hao, kế toán lập Bảng kế hoạch khấu hao TSCĐ năm 2008.

Công ty CPĐTXD&TM Phú Cường

Một phần của tài liệu 80 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Phú Cường (Trang 39 - 44)