Những tồn tại trong công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty CP đầu tư xây dựng và thương mại Phú

Một phần của tài liệu 80 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Phú Cường (Trang 63 - 66)

- Cửa NewYork 66 chiếc Cửa Genova 35 chiếc

3.1.3 Những tồn tại trong công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty CP đầu tư xây dựng và thương mại Phú

thành sản phẩm tại công ty CP đầu tư xây dựng và thương mại Phú Cường

Bên cạnh những ưu điểm đã đạt được, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm vẫn còn những tồn tại cần khắc phục và hoàn thiện

Về công tác kế toán nói chung

Công ty hiện đang hoạt động theo quyết định 48/2006. Theo quyết định này, toàn bộ chi phí sản xuất được tập hợp vào tài khoản 154 – chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và ghi vào sổ chi phí sản xuất – kinh doanh. Tuy

nhiên trong quá trình hạch toán công ty vẫn sử dụng các TK 621 – chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, TK 622 – chi phí nhân công trực tiếp, TK 627 – chi phí sản xuất chung và các sổ cái TK 621, 622, 627 để phản ánh các chi phí phát sinh trong kỳ. Đây là các TK và các sổ sử dụng cho các doanh nghiệp hoạt động theo quyết định 15/2006 QĐ – BTC. Việc sử dụng các TK này là không đúng theo chế độ.

Kế toán có tiến hành lập các Báo cáo quản trị nhằm cung cấp thông tin chi tiết về tình hình sản xuất kinh doanh, trên cơ sở đó nhà quản lý có thể đưa ra kế hoạch sản xuất phù hợp, nhằm quản lý tốt chi phí sản xuất và hạ thấp giá thành sản phẩm. Công tác kế toán quản trị tại công ty đã có nhưng chưa thành hệ thống và cũng chưa thường xuyên. Chỉ khi có yêu cầu của Ban giám đốc, phòng kế toán mới tập hợp các số liệu liên quan, phân tích tổng hợp và lập nên các báo cáo do vậy mà thông tin cung cấp không kịp thời. Đồng thời hệ thống báo cáo quản trị được sử dụng trong công ty cũng chưa đáp ứng được nhu cầu quản lý.

Hơn nữa, tại phân xưởng chưa có kế toán viên chuyên theo dõi tình hình hoạt động của phân xưởng, mà các chứng từ của các nghiệp vụ phát sinh sẽ thông qua phòng kế toán của công ty tại văn phòng đại diện. Việc này gây khó khăn cho kế toán trong việc hạch toán các nghiệp vụ phát sinh đúng thời gian. Cũng như kiểm tra tính chính xác và hợp lý của các nghiêp vụ này.

Về hạch toán chi phí nguyên vật liệu

Công ty sử dụng phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ để tính giá xuất kho nguyên vật liệu, công việc hàng ngày của kế toán chỉ là theo dõi về mặt số lượng, cuối tháng mới tiến hành tính ra số tiền nguyên vật liệu thực xuất. Phương pháp này khá đơn giản, dễ tính toán và không đòi hỏi kế toán phải có trình độ cao. Các phiếu xuất kho hàng ngày của công ty được ghi theo yêu

cầu xuất nguyên vật liệu của bộ phận sản xuất, và chỉ theo dõi được số lượng xuất mà không theo dõi được giá trị nguyên vật liệu xuất. Nếu vào giữa kỳ mà doanh nghiệp muốn biết tình hình về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thế nào để kịp thời điều chỉnh chi phí thì sẽ không biết được chính xác giá trị nguyên vật liệu đã xuất kho dùng cho sản xuất do chưa tính được đơn giá xuất nguyên vật liệu. Đồng thời sử dụng phương pháp này còn ảnh hưởng đến tiến độ của các khâu kế toán khác.

Về chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung chưa được phân chia thành chi phí sản xuất chung cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi, mà tất cả chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ đều được tính vào giá thành sản phẩm hoàn thành, từ đó làm tăng chi phí sản xuất sản phẩm, làm giảm tính chính xác của việc tính giá thành sản phẩm và chưa phù hợp với chế độ.

Về công cụ, dụng cụ xuất dùng

Giá trị công cụ, dụng cụ xuất dùng được hạch toán thẳng vào chi phí sản xuất chung. Việc này phù hợp với các công cụ, dụng cụ có giá trị nhỏ nhưng đối với các công cụ, dụng cụ có giá trị lớn, liên quan đến nhiều kỳ mà hạch toán một lần thẳng vào chi phí sản xuất trong kỳ thì không chính xác. Nó sẽ ảnh hưởng đến chi phí sản xuất của kỳ đó và các kỳ tiếp theo, làm cho kỳ mà xuất kho công cụ, dụng cụ sẽ phải gánh chịu chi phí lớn và gây biến động lớn tới giá thành của sản phẩm sản xuất trong kỳ.

Về công tác đánh giá sản phẩm dở dang

Công ty tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang thông qua chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chỉ xác định khối lượng sản phẩm dở dang khi đang trong giai đoạn lắp ráp. Việc này giúp cho kế toán đơn giản, xong với các bán thành phẩm ở các giai đoạn sản xuất trước không được coi là sản phẩm dở dang nên

chi phí sản xuất các sản phẩm dở dang này vẫn không được trừ khởi chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm.

Về công tác tập hợp chi phí sản xuât và tính giá thành sản phẩm

Thẻ tính giá thành sản xuất của công ty còn sơ sài, chỉ có chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ mới được chi tiết trong thẻ, còn chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ và cuối kỳ thì không được chi tiết theo khoản mục chi phí. Điều này sẽ gây khó khăn khi công ty muốn đối chiếu về tỷ lệ các loại chi phí sản xuất trong giá thành sản phẩm. Việc tính toán giá thành sản phẩm được kế toán thực hiện thủ công, không có sự trợ giúp của các phần mềm, do đó có thể gây ra những sai sót trong quá trình tính toán.

Một phần của tài liệu 80 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Phú Cường (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w