d. Phân bố cây tái sinh theo mặt phẳng nằm ngang.
4.5.6. Hình thái phân bố cây tái sinh trên mặt đất.
Tái sinh tự nhiên có một đặc tr−ng rất phổ biến là phân bố của chúng trên mặt đất không đều, tạo ra chỗ nhiều cây tái sinh, chỗ ít hoặc không có tái sinh. Vì thế, hình thái phân bố cây tái sinh trên mặt phẳng nằm ngang là một chỉ tiêu quan trọng làm cơ sở cho việc xúc tiến tái sinh tự nhiên để tái tạo rừng. Sự phân bố cây tái sinh phụ thuộc vào đặc tính sinh vật học, sinh thái học của từng loài, phụ thuộc vào không gian dinh d−ỡng, nguồn gốc gieo giống tự nhiên.
Thực tế điều tra trên các ô dạng bản cho thấy, có ô mật độ cây tái sinh cao, có ô mật độ thấp, có ô không có tái sinh. Nghiên cứu phân bố tái sinh là cơ sở đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm điều tiết hình thái phân bố cây tái sinh hợp lý. Hình thái phân bố cây tái sinh đ−ợc xác định bằng tiêu chuẩn T. Kết quả xử lý theo từng trạng thái và đ−ợc tổng hợp trong bảng 4.29
Bảng 4.29: Hình thái phân bố cây tái sinh trên mặt đất
Trạng thái Số ODB Xbq S2 ϖ Sϖ T T0.5 Hình thái phân bố
Ic 60 6.9 6.436 0.9327 0.184 -0.365 2.001 Phân bố ngẫu
nhiên
IIa 108 9.4 35.154 3.7398 0.1367 20.042 1.980 Phân bố cụm
IIb 132 10.9 32.926 3.0207 0.1236 16.349 1.980 Phân bố cụm
Kết quả kiểm tra mạng hình phân bố cho thấy, ở trạng thái Ic cây tái sinh có dạng phân bố ngẫu nhiên, ở hai trạng thái còn lại cây tái sinh có hình thái phân bố cụm. Hiện t−ợng tái sinh lỗ trống rất phổ biến ở rừng tự nhiên, xảy ra ở những nơi tán rừng mở, cây tái sinh th−ờng có dạng phân bố cụm. Thông th−ờng ở núi đất, phân bố cây tái sinh tuân theo quy luật là, đối với rừng non và rừng nghèo có dạng phân bố cụm, rừng giầu, rừng nguyên sinh có dạng phân bố đều (Ngô Kim Khôi, 1999). Nh− vậy, kiểu phân bố cụm ở hai trạng thái IIa và IIb là phù hợp với quy luật trên.
vào nguồn gieo giống từ nơi khác đến, thông qua các nhân tố, nh− gió, động vật, côn trùng,…vì vậy, sự phân bố tái sinh mang tính ngẫu nhiên.
Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, d−ới tán rừng còn nhiều chỗ trống không có cây tái sinh. Với kiểu phân bố này, khi tiến hành trồng bổ sung cây mục đích cần chú ý điều tiết cây tái sinh phân bố trên mặt đất đồng đều hơn, tạo không gian dinh d−ỡng cho các cây trong quần thể, giảm bớt sự cạnh tranh giữa các cây tái sinh với nhaụ
*Từ kết quả nghiên cứu về tái sinh, có thể rút ra một số nhận xét chung là:
- Sau một thời gian phục hồi, số l−ợng và chất l−ợng cây tái sinh đảm bảo cho rừng đủ khả năng phục hồi, mặc dù các loài cây kém giá trị còn nhiều, loài có giá trị ít nh−ng đây mới là giai đoạn đầu của quá trình phục hồi, nên những loài cây tiên phong, −a sáng, mọc nhanh có nhiều cơ hội phát triển.
- Tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng thấp, chất l−ợng chủ yếu tập chung vào cấp chất l−ợng trung bình, cây bụi thảm t−ơi phát triển mạnh, cần có biện pháp chăm sóc cây tái sinh có triển vọng.
- Với quy luật phân bố ngẫu nhiên và quy luật phân bố cụm đã tạo cho rừng nhiều chỗ có quá nhiều tái sinh, có chỗ lại ít tái sinh. Vấn đề đặt ra là phải điều tiết mật độ cây tái sinh và phân bố của chúng trên bề mặt đất cho thích hợp.
Ch−ơng 5: Kết luận - tồn tại - kiến nghị
5.1. Kết luận
Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu đề tài, có thể rút ra một số kết luận sau;
5.1.1. Phân loại trạng thái rừng.
Đối t−ợng nghiên cứu là rừng tự nhiên phục hồi sau n−ơng rẫy, với thời gian khác nhau, nhiều lâm phần gần đạt tới gian đoạn ổn định. Việc phân loại trạng thái hiện tại giúp đánh giá đặc điểm tình hình, tiềm năng của rừng, nghiên cứu các đặc điểm cấu trúc trên cơ sở đó đề xuất những biện pháp xử lý lâm sinh cụ thể trong quá trình phục hồi rừng. Đề tài phân đối t−ợng rừng ra các trạng thái, Ic, IIa, IIb kèm theo các chỉ tiêu định tính cũng nh− định l−ợng của từng trạng tháị
Kết quả phân loại phản ánh rõ các đặc điểm hiện tại của rừng phát triển qua các giai đoạn phục hồi khác nhaụ Việc sử dụng hệ thống phân loại của Thái Văn Trừng kết hợp với phân loại của Loeschau phù hợp vơí tình hình rừng.