Quyết định loại bỏ hay tiếp tục kinh doanh

Một phần của tài liệu ke_toan_quan_tri_3847 (Trang 109 - 110)

II. ỨNG DỤNG THÔNG TIN THÍCH HỢP TRONG VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH

1. Quyết định loại bỏ hay tiếp tục kinh doanh

Trong thực tế người quản lý thường phải đứng trước quyết định chọn lựa có nêntiếp tục duy trì việc kinh doanh đối với một loại sản phẩm hoặc một bộ phận nào đó khi mà việc kinh doanh hiện tại đang bị thua lỗ.

Ví dụ: Có số liệu tại một doanh nghiệp về việc kinh doanh của 3 loại sản phẩm A, B, Chi phí như sau:

Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Tổng cộng SPA SPB SPC Doanh thu 400 180 160 60 Chi phí khả biến 112 100 72 40 Số dư đảm phí 188 80 88 20 Chi phí bất biến 143 61 54 28

Chi phí bất biến trực tiếp 43 16 14 13

Chi phí bất biến chung 100 45 40 15

Thu nhập thuần 45 19 34 (8)

Qua báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trên cho thấy việc kinh doanh sản phẩm Chi phí đang bị lỗ. Do đó có nên tiếp tục kinh doanh sản phẩm C này nữa hay không. Để xem xét cần phải xác định rõ nguyên nhân dẫn đến lỗ của sản phẩm này.

Xét tất cả các khoản chi phí thấy rằng đối với chi phí bất biến có hai loại chi phí bất biến là chi phí bất biến trực tiếp, liên quan trực tiếp đến từng sản phẩm hoặc bộ phận bao gồn các khoản như:

- Chi phí nhân viên quản lý của từng bộ phận - Chi phí khấu hao TSCĐ của phân xưởng - Chi phí quảng cáo cho từng sản phẩm

Những khoản chi phí này sẽ tồn tại cùng với sự tồn tại của sản phẩm . Và một loại chi phí bất biến nữa là chi phí bất biến chung, bao gồm các khoản chi phí bất biến liên quan đến việc quản lý và tổ chức sản xuất chung trong toàn doanh nghiệp như:

- Chi phí cho nhân viên quản lý

- Chi phí khấu hao TSCĐ dùng chung trong toàn doanh nghiệp - Chi phí quảng cáo chung

Các khoản chi phí này sẽ được tính toán cho từng bộ phận, sản phẩm thông qua việc phân bổ chi phí.

Trên cơ sở này, xem xét các thông tin liên quan đến sản phẩm C nhận thấy như sau, sản phẩm này tạo ra 1 số dư đảm phí là 20.000.000 sau khi trừ đi các chi phí bất biến trực tiếp (13.000.000) còn dư lại 7.000.000; khoản dư này sẽ được dùng

để bù đắp cho những chi phí bất biến chung. Tuy nhiên chi phí bất biến chung phân bổ cho sản phẩm này là 15.000.000. Do đó, sản phẩm này bị lỗ 8.000.000.

Giả định nếu không tiếp tục kinh doanh sản phẩm C này nữa doanh nghiệp sẽ bị mất đi 1 khoản số dư đảm phí là 20.000.000. Tuy nhiên chi phí bất biến trực tiếp cũng sẽ giảm (13.000.000). Nhưng tổng chi phí chung vẫn không thay đổi, do đó sẽ vẫn được phân bổ cho cả 2 sản phẩm còn lại là sản phẩm A và sản phẩm B.

Kết quả là tổng thu nhập của doanh nghiệp giảm (7.000.000). Như vậy doanh nghiệp vẫn phải tiếp tục kinh doanh sản phẩm C nếu như không chọn được 1 phương án nào thay thếcó thể mang lại 1 số dư đảm phí nhiều hơn 20.000.000.

Một phần của tài liệu ke_toan_quan_tri_3847 (Trang 109 - 110)