PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH

Một phần của tài liệu ke_toan_quan_tri_3847 (Trang 75 - 78)

1. Phương pháp thay thế liên hoàn

Phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp phân tích dùng để tính toán mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu nghiên cứu.

Đặc điểm:

- Khi xem xét mức độ ảnh hưởng của nhân tố nào thì chỉ cho nhân tố đó biến đổi, còn các nhân tố khác sẽ được cố định lại ( gốc hoặc báo cáo)

- Các nhân tố phải được sắp xếp theo một trình tự nhất định, nhân tố số lượng sắp trước, nhân tố chất lượng sắp sau. Xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố số lượng trước, nhân tố chất lượng sau, để thấy rõ sự biến đổi từ lượng đến chất.

- Lần lượt thay số thực tế vào cho số kế hoạch của các nhân tố. Lấy kết quả thay thế lần sau so với kết quả thay thế lần trước sẽ có được mức độ ảnh hưởng của nhân tố vừa biến đổi. Các lần thay thế hình thành một quan hệ liên hoàn. Tổng đại số mức độ ảnh hưởng của các nhân tố phải bằng đúng đối tượng phân tích.

Ví dụ: giả sử chỉ tiêu kinh tế M bao gồm ba nhân tố ảnh hưởng a, b, c. Các nhân tố hình thành chỉ tiêu bằng phương trình:

a x b x c = M Quy ước: - Kỳ kế hoạch: 0 - Kỳ thực tế: 1 Như vậy: Chỉ tiêu kế hoạch: a0 x b0 x c0 = M0 Chỉ tiêu thực tế: a1 x b1 x c1 = M1

Đối tượng phân tích sẽ là: M1 – M0 ( Chênh lệch giữa thực tế và kế hoạch)

- Thay thế lần 1:

a1 x b0 x c0 = M’

Xác định mức độ ảnh hưởng do a thay đổi: M’ - M0

- Thay thế lần 2:

a1 x b1 x c0 = M’’

Xác định mức độ ảnh hưởng do b thay đổi M’’ – M’

a1 x b1 x c1 = M1

Xác định mức độ ảnh hưởng do c thay đổi M1 - M’’

2. Phương pháp số chênh lệch

Phương pháp này cũng dùng để tính mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến các chỉ tiêu nghiên cứu. Thật chất của phương pháp này chính là sự biến tướng của phương pháp thay thế liên hoàn để tính mức độ ảnh hưởng của nhân tố nào đó. Lấy trực tiếp chênh lệch của nhân tố này giữa các thời kỳ trong điều kiện các nhân tố khác được cố định lại.

Mức ảnh hưởng do a thay đổi

( a1 - a0 ) x b0 x c0

Mức ảnh hưởng do b thay đổi

( b1 - b0 ) x a1 x c0

Mức ảnh hưởng do c thay đổi

(c1 - c0 )x a1 x b1

Mô hình chung để phân tích:

Biến động giá Biến động lượng Lượng thực tế Giá thực tế (a1b1) Lượng thực tế Giá định mức (a1b0) Lượng định mức Giá định mức (a0b0) Tổng biến động

Một phần của tài liệu ke_toan_quan_tri_3847 (Trang 75 - 78)