ĐỊNH MỨC CHI PHÍ

Một phần của tài liệu ke_toan_quan_tri_3847 (Trang 73 - 75)

Định mức chi phí được xem là một thang điểm để đo lường việc thực hiện chi phí trong thực tế sản xuất kinh doanh.

Định mức chi phí được các nhà quản lý xây dựng cho các khoản mục cấu tạo nên giá thành sản phẩm. Nghĩa là định mức chi phí được xây dựng trong chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, và chi phí sản xuất chung khả biến. Định mức chi phí được xác định cho từng kỳ kế hoạch, bởi vì mỗi kỳ sẽ có những thay đổi nhất định về điều kiện sản xuất, phương thức sản xuất, trình độ sản xuất… Định mức chi phí sẽ được xây dựng theo hai tiêu thức cơ bản:

- Lượng định mức hay định lượng (Quantity standards) cho thấy có bao nhiêu số lượng của loại chi phí được sử dụng như số lượng nguyên vật liệu tiêu hao hoặc số giờ lao động trực tiếp được sử dụng để chế tạo ra một đơn vị sản phẩm…

- Giá định mức hay định giá (Cost standards) cho thấy đơn giá của các khoản mục chi phí được sử dụng là bao nhiêu như đơn giá nguyên vật liệu, đơn giá một giờ công lao động…

Ví dụ: Tại một doanh nghiệp xây dựng định mức chi phí cho một sản phẩm A như sau:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

+ Định lượng: lượng nguyên vật liệu trực tiếp tiêu hao cho một đơn vị sản phẩm sẽ bao gồm: lượng tiêu dùng thực tế cho một đơn vị sản phẩm và kể cả những hao hụt bình thường không thể tránh khỏi.

Định lượng cho một sản phẩm

Mức tiêu hao cho 1 đơn vị sản phẩm 2,9kg

Hao hụt cho phép 0,1kg

Cộng 3kg

+ Định giá: định mức giá cho một đơn vị nguyên vật liệu phải là giá chuyển giao cuối cùng mà không kể đến bất kỳ một khoản chiết khấu nào.

Định giá cho một sản phẩm

Giá mua một ký nguyên vật liệu 3.700đ

Chi phí vận chuyển 200đ

Chi phí bốc vác 100đ

Cộng 4.000đ

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

cho 1 đơn vị sản phẩm = 3kg x 4.000đ = 12.000đ - Chi phí nhân công trực tiếp

+ Định lượng: là phản ánh lượng thời gian lao động trực tiếp, tiêu hao cho một đơn vị sản phẩm, kể cả những thời gian ngừng nghỉ hợp lý của máy móc thiết bị cũng như của người lao động.

Định lượng cho một sản phẩm

Thời gian căn bản cho 1 sản phẩm 2,3 giờ

Thời gian lau chùi và máy ngừng nghỉ 0,1 giờ

Thời gian giải lao và nhu cầu cá nhân 0,1 giờ

bản, các khoản phụ cấp, các khoản trích theo lương theo quy định…

Định giá cho một sản phẩm

Tiền lương căn bản 1 giờ 11.000đ

Phụ cấp theo lương 2000đ

Thuế lao động 1.000đ

Cộng 14.000đ Chi phí nhân công trực tiếp cho 1

đơn vị sản phẩm = 2,5giờ x 14.000đ = 35.000đ - Chi phí sản xuất chung khả biến

Giả sử phân bổ chi phí sản xuất chung khả biến là số giờ lao động trực tiếp với đơn giá định trước là 3.000đ/1giờ.

Chi phí sản xuất chung khả biến = 2,5giờ x 3.000đ = 7.500đ

Những định mức lập cho từng loại sản phẩm sẽ được tập hợp trên một thẻ định mức chi phí sản xuất có dạng như sau:

THẺ ĐỊNH MỨC CHI PHÍ SẢN XUẤT SẢN PHẨM A

Chỉ tiêu Định lượng Định giá Chi phí định mức

Nguyên vật liệu trực tiếp 3kg 4.000 12.000

Nhân công trực tiếp 2,5giờ 14.000 35.000

Chi phí sản xuất chung khả biến 2,5giờ 3.000 7.500

Tổng cộng 54.500

Một phần của tài liệu ke_toan_quan_tri_3847 (Trang 73 - 75)