PHÂN LOẠI CHI PHÍ SỬ DỤNG TRONG KIỂM TRA VÀ RA QUYẾT

Một phần của tài liệu ke_toan_quan_tri_3847 (Trang 26 - 28)

QUYẾT ĐỊNH

1. Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp

a. Chi phí trực tiếp (direct cost)

Chi phí trực tiếp là những chi phí phát sinh liên quan trực tiếp, được tính thẳng vào các đối tượng sử dụng (đối tượng chịu chi phí). Loại chi phí này bao gồm những chi phí như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp… nó được tính thẳng vào các đối tượng sử dụng là các đơn đặt hàng, từng sản phẩm, từng nhóm sản phẩm..

b. Chi phí gián tiếp (Indirect costs)

™Chi phí gián tiếp là những khoản mục chi phí phát sinh liên quan trực tiếp đến nhiều sản phẩm, nhiều bộ phận, nhiều đối tượng chi phí như: Chi phí nguyên vật liệu phụ, chi phí nhân công phụ, chi phí sản xuất chung, chi phí quảng cáo tiếp thị…

Đối với những chi phí gián tiếp , nguyên nhân gây ra chi phí và các đối tượng chịu chi phí là rất khó nhận dạng. Vì vậy chúng ta thường phải tập hợp chúng, sau đó mới lựa chọn tiêu thức phân bổ cho từng đối tượng gánh chịi chi phí.

2. Chi phí chênh lệch (differential costs)

Chi phí chênh lệch được ghi nhận như những dòng chi phí hiện diện, xuất hiện một phần trong các phương án sản xuất kinh doanh này hoặc chỉ xuất hiện một phần trong phương án sản xuất kinh doanh khác. Đây là một khái niệm rộng về chi phí dùng để nhận thức, so sánh chi phí lựa chọn các phương án kinh doanh.

Người quản lý thường phải đứng trước việc lựa chọn những phương án khác nhau, quyết định sẽ được hình thành chủ yếu dựa vào các chi phí của từng phương án. Thực tế có những chi phí có trong phương án này nhưng lại không hoặc chỉ xuất hiện một phần trong phương án kia. Tất cả những sự thay đổi đó hình thành các chi phí chênh lệch và chính chúng sẽ là căn cứ để người quản lý lựa chọn phương án kinh doanh.

Ví dụ:

Một công ty muốn chuyển từ dạng ban buôn sang bán lẻ với các số liệu như sau:

Đơn vị: 1000đ

Phân phối cho Bán lẻ Bán lẻ trực tiếp (Dự tính) Chênh lệch thu nhập Và chi phí Doanh thu 1.000.000 1.200.000 200.000 Giá vốn hàng bán 500.000 600.000 100.000

Chi phí quảng cáo 100.000 55.000 (45.000)

Hoa hồng bán hàng …… 50.000 50.000

Khấu hao kho bải 60.000 90.000 30.000

Chi phí khác 80.000 80.000 ……

Cộng chi phí 740.000 875.000 135.000

Lãi thuần 260.000 325.000 65.000

Qua số liệu bảng trên ta thấy rằng tổng doanh thu tăng là 200.000 khi chuyển từ bán buôn sang bán lẻ nhưng chi phí cũng tăng lên 135.000, lãi thuần tăng 65.000. Căn cứ vào kết quả này mà nhà quản lý quyết định về sự lựa chọn phương án của mình.

3. Chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được

(Controllable and uncontrollable costs)

™ Chi phí kiểm soát được là những dòng chi phí mà nhà quản trị xác định được chính xác sự phát sinh của nó; đồng thời nhà quản trị cũng có thẩm quyền quyết định về sự phát sinh của nó.

™ Ngược lại chi phí không kiểm soát được là những dòng chi phí mà nhà quản trị không thể dự đoán chính xác sự phát sinh của nó.

™Chi phí kiểm soát được đối với một cấp là những chi phí mà cấp đó có thể định ra được, những chi phí nằm ngoài khả năng định ra được ở một cấp là những chi phí không kiểm soát được.

Ví dụ:

Tại một cửa hàng, người quản lý của cửa hàng đó có thể định ra được những chi phí tiếp khách, chi phí quảng cáo… của cửa hàng, nhưng chi phí khấu hao những máy móc sản xuất ra hàng hóa mà anh ta đang bán lại là những chi phí không kiểm soát được đối với cấp của anh ta.

4. Chi phí chìm (Sunk costs)

™Chi phí chìm là những chi phí đã bỏ ra trong quá khứ, nó không có gì thay đổi cho dù phần tài sản đại diện cho những chi phí này được sử dụng như thế nào hoặc không sử dụng.

Ví dụ:

Những khoản chi phí được đầu tư để mua sắm tài sản cố định, chi phí thuê nhà xưởng, đây là những dòng chi phí chìm

5. Chi phí cơ hội (Opportunity costs)

Chi phí cơ hội có thể được định nghĩa là một nguồn thu nhập tiềm tàng bị mất đi hay phải hy sinh để lựa chọn, thực hiện hành động này thay thế cho một hành động khác, lựa chọn phương án này thay cho phương án khác.

Một phần của tài liệu ke_toan_quan_tri_3847 (Trang 26 - 28)