ĐỊNH GIÁ BÁN SẢN PHẨM MỚI

Một phần của tài liệu ke_toan_quan_tri_3847 (Trang 101 - 102)

Nếu những sản phẩm mới chưa xuất hiện trên thị trường, cũng như các sản phẩm mới được bán trên thị trường để thay thế các sản phẩm cũ, thì việc có thể tiêu thụ được những sản phẩm này hay không đều là điều không chắc chắn.

Để giảm thiểu được rủi ro và giảm mức độ của những điều không chắc chắn trên, đồng thời đưa ra các quyết định về giá bán sản phẩm mới, nhiều doanh nghiệp hiện nay đã sử dụng hình thức thực nghiệm tiếp thị.

1. Thực nghiệm tiếp thị sản phẩm mới

Phương pháp thực nghiệm tiếp thị được thực hiện thông qua việc thu thập số liệu liên quan đến các quyết định về giá bán sản phẩm mới.

Thực hiện việc giới thiệu sản phẩm mới ở các vùng đã được lựa chọn từ trước và sẽ giới thiệu những giá bán khác nhau tại những địa điểm, những vùng khác nhau. Bằng cách này, doanh nghiệp sẽ thu thập được các số liệu về tình hình cạnh trnh đối với sản phẩm mới, về mối quan hệ giữa khối lượng bán và giá bán sản phẩm mới, về mức lợi nhuận mà doanh nghiệp có thể dự kiến với các giá bán và khối lượng sản phẩm bán khác nhau. Từ đó một giá bán hợp lý sẽ được lựa chọn, mang lại lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp.

2. Các chiến lược định giá

Có hai chiến lược định giá cơ bản thường được người lập giá sử dụng trong việc định giá sản phẩm mới.

a. Chiến lược định giá thoáng

. Chiến lược định giá thoáng là việc lập một giá ban đầu cao so với sản phẩm mới và sau đó giảm giá dần theo thời gian và đến khi thị trường được mở rộng. Mục đích của việc định giá thoáng là làm tối đa hóa lợi nhuận ngắn hạn của doanh nghiệp.

Qua việc định giá này có thể giúp doanh nghiệp tránh được những chi phí phát sinh ngoài dự tính trong sản xuất và tiếp thị một sản phẩm mới và đây là điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp có thể làm cho sản phẩm mới của mình được chấp nhận trên một thị trường rộng hơn. Nếu chi phí phát sinh tăng cao hơn sự kiến thì doanh nghiệp vẫn đảm bảo bù đắp được , do lúc trước sản phẩm đã được định giá cao từ ban đầu, đã tạo ra một khoảng an toàn từ ban đầu.

b. Chiến lược định giá thông dụng

Định giá thông dụng là việc lập giá ban đầu thấp, nhằm mục đích đạt được sự chấp thuận nhanh chóng của thị trường đối với sản phẩm mới. Như vậy, doanh nghiệp phải chấp nhận hy sinh một số lợi nhuận ngắn hạn để đạt được một vị thế tốt vững vàng trên thị trường một cách lâu dài.

Nhưng với phương pháp định giá này, nếu chi phí phát sinh tăng cao hơn dự kiến, doanh nghiệp bắt buộc phải tăng giá, đây sẽ là điều khó khăn khi doanh nghiệp đang cố gắng để đạt được sự chấp nhận của thị truờng đối với sản phẩm mới của mình.

Khi vận dụng các chiến lược định giá nói trên vào việc định giá bán sản phẩm mới, doanh nghiệp cần phải căn cứ thên vào mục tiêu mà doanh nghiệp đang cố gắng đạt được và bằng cách nào đó phải có được nhiều cơ hội thành công nhất.

Một phần của tài liệu ke_toan_quan_tri_3847 (Trang 101 - 102)