Nhóm hàng giày dép

Một phần của tài liệu đề tài: " tác động của việc gia nhập WTO gia nhập WTO đối với xuất khẩu hàng hóa của việt nam" pdf (Trang 82 - 83)

- Vị trí của Trung Quốc trong đàm phán và giải quyết tranh chấp trong th−ơng mại quốc tế

2. Tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO tới xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang các thị tr−ờng khác

2.2.3. Nhóm hàng giày dép

Việt Nam chiếm vị trí thứ t− trên thế giới về xuất khẩu hàng giày dép sau Trung Quốc, Hồng Kông và Italia, với kim ngạch đạt trên 2,6 tỷ USD trong năm 2004, tăng gần 15% so với năm 2003.

Theo đánh giá của Bộ Công nghiệp, các loại giày nh− giày thể thao, giày nữ là những mặt hàng Việt Nam có thể cạnh tranh đ−ợc và đang có thị tr−ờng tiêu thụ lớn. EU chiếm khoảng 60% tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam, tiếp đến là thị tr−ờng Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan.

Mặc dù đạt tốc độ tăng tr−ởng khá cao trong những năm vừa qua nh−ng đà tăng tr−ởng này đã bắt đầu chững lại và có dấu hiệu giảm dần. Nguyên nhân chính là sức cạnh tranh của ngành da giày Việt Nam ngày càng yếu tại các thị tr−ờng, đặc biệt là phải cạnh tranh với Trung Quốc. Tr−ớc sức ép cạnh tranh, hiện có một số nhà máy sản xuất giày dép của Đài Loan đặt tại Việt Nam đã ng−ng hoạt động và chuyển đầu t− sang Trung Quốc để tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có tại chỗ và ngành công nghiệp phụ trợ cho da giày rất phát triển tại đây. Điều này sẽ giúp họ giảm đ−ợc chi phí sản xuất và tăng sức cạnh tranh. Theo tính toán của các doanh nghiệp, hiện chi phí sản xuất một đôi giày tại Việt Nam th−ờng cao gấp 1,3-1,5 lần so với Trung Quốc. Mặt khác, do sự biến động tăng giá các dịch vụ, điện n−ớc, tiền l−ơng, bảo hiểm mà chi phí sản xuất của các doanh nghiệp tăng lên. Trong khi đó, giá bán không tăng nên các doanh nghiệp phải chịu sức ép khá lớn.

Giày dép cũng là hàng hoá xuất khẩu chính của cả Việt Nam và Trung Quốc. Chế độ th−ơng mại hiện nay đối với hàng giày dép của Việt Nam và Trung Quốc tại ba thị tr−ờng chính Nhật Bản, EU và Hoa Kỳ nh− sau:

Thị tr−ờng Nhật Bản: Nhật Bản không áp dụng chế độ hạn ngạch đối với

hàng giày dép. Thị tr−ờng Nhật Bản không áp dụng hạn ngạch đối với hàng giày dép, nh−ng hàng Việt Nam hiện nay mới chỉ đ−ợc h−ởng thuế suất phổ thông 30,3% trong khi hàng Trung Quốc đ−ợc h−ởng thuế suất MFN là 5,6%. Đây là khó khăn đáng kể đối với khả năng cạnh tranh của giày dép Việt Nam trên thị tr−ờng này.

Thị tr−ờng EU: Hiện nay hàng giày dép của Việt Nam đ−ợc h−ởng thuế suất GSP và không bị áp dụng hạn ngạch. Nh−ng giày dép của Trung Quốc h−ởng thuế suất MFN và bị áp đặt hạn ngạch do l−ợng giày Trung Quốc nhập khẩu vào EU tăng liên tục trong những năm gần đây (chiếm 33,4% thị phần) với giá rất rẻ và gây thiệt hại cho ngành sản xuất giày dép của EU. Trong đàm phán WTO, EU và Trung Quốc thoả thuận sẽ dần dần loại bỏ các biện pháp hạn

chế số l−ợng trên cơ sở có đi có lại đến năm 2005. Nh− vậy, sau 2005, chế độ hạn ngạch cũng sẽ chấm dứt đối với giầy dép xuất khẩu của Trung Quốc vào thị tr−ờng này, khi đó hàng Việt Nam xuất khẩu vào EU sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.

Thị tr−ờng Hoa Kỳ: Cả hai n−ớc đ−ợc h−ởng thuế suất MFN và không bị áp đặt hạn ngạch. Khả năng cạnh tranh của giày Trung Quốc trên thị tr−ờng này hơn hẳn giày Việt Nam, do không phải nhập khẩu nhiều nguyên phụ liệu và chi phí nhân công rẻ nên giá thành thấp và mẫu mã thiết kế đẹp hơn.

Cũng nh− đối với hàng dệt may, thị tr−ờng ASEAN không phải là thị tr−ờng xuất khẩu giầy dép chủ yếu của Trung Quốc cũng nh− Việt Nam mà là thị tr−ờng cạnh tranh với những mặt hàng xuất khẩu t−ơng đồng và việc Trung Quốc gia nhập WTO ít có ảnh h−ởng trực tiếp tới xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang thị tr−ờng này.

Tóm lại, xem xét ảnh h−ởng của việc Trung Quốc gia nhập WTO tới xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam từ những thay đổi trong chính sách nhập khẩu của các n−ớc khác có thể thấy: trên thị tr−ờng Hoa Kỳ, dệt may là nhóm hàng bị tác dodọng lớn nhất; trên thị tr−ờng EU, nhóm hàng giày dép có những thay đổi bất lợi và trên thị tr−ờng Nhật Bản, nông sản sẽ là những mặt hàng bị ảnh h−ởng nhiều nhất.

Một phần của tài liệu đề tài: " tác động của việc gia nhập WTO gia nhập WTO đối với xuất khẩu hàng hóa của việt nam" pdf (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)