- Vị trí của Trung Quốc trong đàm phán và giải quyết tranh chấp trong th−ơng mại quốc tế
1.2. Tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO tới năng lực cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị tr−ờng Trung Quốc
tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị tr−ờng Trung Quốc
Khả năng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị tr−ờng Trung Quốc sẽ đ−ợc đánh giá dựa trên cơ sở những nghiên cứu của WB14 về tác động của việc gia nhập WTO tới nhập khẩu của Trung Quốc, đối chiếu với số liệu thực tiễn sau 3 năm Trung Quốc gia nhập WTO cũng nh− đánh giá khả năng cạnh tranh của Việt Nam với sản phẩm nội địa của Trung Quốc và của một số n−ớc chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc các mặt hàng nông sản, dệt may, giày dép.
1.2.1.Tác động tới năng lực cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam với hàng nội địa của Trung Quốc
Theo kết quả của Mô hình cân bằng tổng quát (GTAP), do tác động của tự do hoá th−ơng mại theo các cam kết gia nhập WTO của Trung Quốc, sản l−ợng nông nghiệp của Trung Quốc sẽ tăng từ 4-6%15. Trong đó khoảng 20- 30% lợi nhuận là do giá tăng, 70% còn lại là do tăng tr−ởng sản l−ợng thực tế thông qua quá trình chuyển đổi cơ cấu - chuyển dần sang những nông phẩm Trung Quốc có lợi thế cạnh tranh. Các loại nông sản dự báo sẽ tăng sản l−ợng do tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO là gạo (với mức tăng 1,5% vào năm 2005 và 2,3% vào năm 2010); rau quả (t−ơng ứng 2,9% và 4,9%); thịt lợn (7,6% và 11,0%); thịt bò (3,5% 4,8%); gia cầm (6,9% và 9,7%). Các loại nông sản chịu tác động tiêu cực của tự do hoá th−ơng mại là bông (giảm 0,3% vào năm 2005 nh−ng sẽ tăng 0,1% vào năm 2010); ngô (giảm 3,5% vào năm 2005 và 3,1% vào năm 2010); dầu thực vật (giảm 7,5% và 9,0%); đ−ờng (2,5% và 5,6%) và sữa (5,6% và 8,4%)16.
Bảng 2.5. Khả năng tự cung ứng một số sản phẩm của Trung Quốc (%)
2010 Mặt hàng 2001 Mặt hàng 2001
Nếu không vào WTO
Nếu gia nhập WTO
Ngũ cốc 101 96 93 - Gạo 101 103 107 - Lúa mì 100 97 96 - Ngô 105 90 80 Đậu t−ơng 53 49 47 Hạt có dầu 83 89 69 Đ−ờng 89 80 71 Rau 101 100 105 Quả 100 99 106
Nguồn: Jikun Huang, Impacts of Trade Liberalization on Agriculture and Poverty in China, 2005
14
Worldbank, East Asia Integrates: A Trade Policy Agenda for Shared growth
15
Ianchovichina and Martin, 2004
16
Theo kết quả dự báo này, trong thời gian tới Trung Quốc sẽ không đủ tự cung tự cấp những sản phẩm có yêu cầu cao về đất đai (trừ gạo) do vậy nhập khẩu sẽ tăng lên đối với ngũ cốc. Khả năng tự cung ứng một số mặt hàng nh−
hạt có dầu và đ−ờng cũng giảm mạnh. Nhập khẩu dầu ăn, đ−ờng dự báo sẽ chiếm tỷ lệ t−ơng ứng 31% và 30% trong tổng tiêu thụ nội địa.
Nh− vậy, các n−ớc xuất khẩu nông sản có khả năng tăng xuất khẩu ngũ cốc, đ−ờng, hạt có dầu và bông. Tuy nhiên, xuất khẩu các mặt hàng gạo, rau quả và sản phẩm thịt sẽ giảm đi do năng lực cạnh tranh về các mặt hàng này của Trung Quốc tăng lên.
Khác với nông sản, dệt may là nhóm hàng Trung Quốc có lợi thế hơn nhiều so với Việt Nam cũng nh− những n−ớc ASEAN khác với chỉ số RCA của ngành dệt là 2,51; của ngành may là 4,12 so với chỉ số t−ơng ứng của Việt Nam là 0,92 và 3,88. Tuy nhiên, Việt Nam đ−ợc đánh giá là có lợi thế hơn về nhóm hàng giầy dép với chỉ số RCA là 13,42 so với 4,59 của Trung Quốc. Theo cách đánh giá này, giày dép là mặt hàng Việt Nam có khả năng đẩy mạnh xuất khẩu sang thị tr−ờng Trung Quốc.