Những thách thức đối với Trung Quốc khi thực hiện các nguyên tắc của WTO

Một phần của tài liệu đề tài: " tác động của việc gia nhập WTO gia nhập WTO đối với xuất khẩu hàng hóa của việt nam" pdf (Trang 27 - 29)

tắc của WTO

Bên cạnh những tác động tích cực, gia nhập WTO cũng gây nhiều xáo trộn và thay đổi trong nền kinh tế và xã hội Trung Quốc, tạo ra những thách thức chủ yếu sau:

Thứ nhất là áp lực phải thực hiện những cải cách về thể chế phù hợp với WTO. Gia nhập WTO đòi hỏi Trung Quốc phải xây dựng và hoàn thiện toàn bộ thể chế luật pháp cho kinh tế thị tr−ờng phù hợp với các luật của WTO. Những cải cách này chắc chắn sẽ làm mất đi đặc quyền của một số nhóm lợi ích, đặc biệt là một bộ phận trong guồng máy công quyền và các DNNN. Vì thế, việc áp dụng các điều khoản WTO sẽ gặp những phản ứng của các nhóm lợi ích trong xã hội.

Thứ hai là thách thức từ cạnh tranh mạnh mẽ hơn giữa doanh nghiệp và hàng sản xuất trong n−ớc với doanh nghiệp n−ớc ngoài và hàng nhập khẩu. Nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm và các doanh nghiệp là một quá trình khó khăn và vấn đề nan giải hơn là tình trạng thất nghiệp do sự phá sản không tránh khỏi của một số doanh nghiệp, đặc biệt là DNNN. Do đó, tỷ lệ thất nghiệp thành thị sẽ tăng cao nếu không có những chính sách khuyến khích khu vực t− nhân và khu vực có vốn đầu t− n−ớc ngoài phát triển để tạo việc làm cho số lao động bị thất nghiệp của khu vực DNNN. Nếu vấn đề thất nghiệp không đ−ợc giải quyết tốt, nó có thể trở thành mầm mống gây bất ổn định xã hội và chính trị của Trung Quốc.

Thách thức thứ ba là nguy cơ tăng bất bình đẳng trong xã hội. Tự do hoá th−ơng mại chắc chắn tạo ra nhiều cơ hội hơn cho nhiều ng−ời, giúp họ cải thiện đ−ợc cuộc sống nh−ng sẽ có những ng−ời, đặc biệt dân c− vùng sâu, vùng xa có nhiều khó khăn, bị tụt hậu nhiều hơn. Sự chênh lệch này có thể thấy từ

khác biệt phát triển kinh tế của các vùng nh− vùng bờ biển phía Đông Trung Quốc và những vùng nông thôn và miền núi phía Tây Trung Quốc. Theo một khảo sát dựa trên 84 000 hộ dân c− Trung Quốc của Ngân hàng Thế giới công bố tháng 2/2005, mức thu nhập bình quân của các hộ nông dân giảm 0,7% so với tr−ớc khi Trung Quốc gia nhập WTO, và mức sống của những hộ nghèo nhất giảm 6%. Số ng−ời nghèo (đ−ợc định nghĩa nh− có thu nhập d−ới 77 đô-la một năm) đã tăng trở lại, từ 28,2 lên 29 triệu ng−ời, lần đầu tiên từ sau khi các cải cách kinh tế đ−ợc ban hành cách đây 25 năm. Sự phân hoá giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị tiếp tục đào sâu với ba phần t− ng−ời nghèo cả n−ớc ở nông thôn., nh−ng vẫn ch−a bằng một phần ba thu nhập bình quân ở thành thị.

Thứ t− là d−ới tác động của sự phát triển quá “nóng”, tài nguyên sẽ trở nên khan hiếm và môi tr−ờng bị ô nhiễm nặng nề.

Thứ năm là gia tăng các tranh chấp th−ơng mại. Cùng với việc tăng c−ờng mức độ công khai hoá và quy chuẩn hoá ph−ơng thức quản lý và tăng c−ờng hội nhập kinh tế quốc tế, ảnh h−ởng của biến động kinh tế thế giới đối với nền kinh tế trong n−ớc ngày càng rõ rệt. Sự tăng tr−ởng nhanh chóng của mậu dịch đối ngoại và quy mô xuất khẩu không ngừng mở rộng của Trung Quốc đã làm thay đổi cục diện thị tr−ờng và lợi ích vốn có của một bộ phận sản phẩm hàng hoá. Một mặt, sự cạnh tranh với các quốc gia mới phát triển có −u thế giống Trung Quốc ngày càng quyết liệt. Mặt khác, một số n−ớc đã quy kết nguyên nhân gây khó khăn cho n−ớc họ là do hàng hoá nhập khẩu của Trung Quốc và gia tăng các hình thức bảo hộ thông qua các biện pháp chống bán phá giá, thuế đối kháng, hàng rào mậu dịch mang tính kỹ thuật, bảo vệ quyền sở hữu tài sản trí tuệ, khiến cho hàng hoá xuất khẩu của Trung Quốc vấp phải sự chống đối mới. Theo thống kê sơ bộ, cho đến nửa đầu năm 2004, trên thế giới có 34 n−ớc tiến hành 694 vụ điều tra chống bán phá giá, thuế đối kháng và biện pháp bảo hộ đối với hàng hoá Trung Quốc, những mâu thuẫn do tranh chấp tiêu chuẩn kỹ thuật, chính sách thuế, quyền sở hữu tài sản trí tuệ... ngày càng tăng.

Bên cạnh đó, sau khi kết thúc thời kỳ quá độ gia nhập WTO năm 2005, một số biện pháp quản lý vốn có sẽ từng b−ớc đ−ợc nới lỏng và xoá bỏ, một bộ phận ngành sản xuất nhạy cảm sẽ đứng tr−ớc áp lực cạnh tranh. Ngày 01/01/2005, Trung Quốc đã huỷ bỏ quản lý cấp phép hạn ngạch nhập khẩu ô tô, thuế quan nhập khẩu ô tô sẽ hạ xuống đến 30%, thuế linh kiện phụ tùng hạ xuống còn 13%. Năm 2005, Trung Quốc hạ mức thuế quan hàng nông sản xuống còn 15,35%, là một trong những n−ớc có thuế quan thấp nhất trên thế giới, các biện pháp kinh doanh chỉ định cũng đ−ợc bãi bỏ. Biện pháp quản lý hạn ngạch xuất khẩu của Trung Quốc đối với một bộ phận mặt hàng mang tính nguyên liệu chiến l−ợc than đá, than cốc, đất hiếm, một số kim loại màu... sẽ bị các thành viên WTO nh− EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản phản đối. Đối với lĩnh vực dịch vụ cũng có nhiều khó khăn do ph−ơng tiện bảo vệ quyền sở hữu tài sản trí tuệ của Trung Quốc còn hạn chế, ch−a đạt tiêu chuẩn theo yêu cầu "TRIPS" nên

lĩnh vực này khó tránh khỏi trở thành hàng rào phi thuế quan chủ yếu của n−ớc ngoài đối với doanh nghiệp Trung Quốc.

Một phần của tài liệu đề tài: " tác động của việc gia nhập WTO gia nhập WTO đối với xuất khẩu hàng hóa của việt nam" pdf (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)