Nộp thuế TNDN

Một phần của tài liệu 6 Thực trạng và giải pháp trong công tác kế toán thuế giá trị gia tăng (VAT) và thuế thu nhập Doanh nghiệp ở Công ty vật tư và thiết bị toàn bộ - MATEXIM (Trang 57)

Đăng ký thuế TNDN :

Công ty MATEXIM có nghĩa vụ đăng ký thuế TNDN cho Tổng Công ty và khai rõ các đơn vị trực thuộc hạch toán kinh doanh độc lập của mình trên toàn quốc. Các đơn vị trực thuộc ở các nơi đều phải đăng ký thuế với cơ quan thuế địa phương mình đang kinh doanh.

Kê khai thuế TNDN:

Công ty có trách nhiệm kê khai và nộp tờ khai thuế tạm nộp cả năm, theo năm cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý. Sau khi nhận được tờ khai, cơ quan thuế kiểm tra, xác định số thuế tạm nộp cả năm và chia ra từng quý để thông báo cho Công ty tạm nộp.

Nộp thuế TNDN:

Công ty tạm nộp thuế theo từng quý đầy đủ và đúng thời hạn theo thông báo của cơ quan thuế theo mẫu 3a của Tổng cục thuế.

2.2.3. Tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước:

Qua bảng số 2.12, ta thấy năm 2003 Công ty MATEXIM đóng góp vào ngân sách Nhà nước cao hơn năm 2002 là: 1.636.671.137 đồng tương đương 20,39% trong đó thuế TNDN tăng 55% và thuế xuất nhập khẩu tăng 23,5%. Phần đóng góp chủ yếu vào ngân sách Nhà nướclà thuế GTGT chiếm tới trên 50% số nộp vào ngân sách. Điều này chứng tỏ Công ty thực hiện nghiêm túc chế độ hạch toán thuế và những quy định của Bộ tài chính về chứng từ sổ sách.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN

THUẾ GTGT VÀ THUẾ TNDN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP

3.1. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GTGT: 3.1.1. Phương pháp tính thuế GTGT:

Theo Luật thuế GTGT được ban hành ngày 01/01/1999, hệ thống thuế nước ta được áp dụng tính theo hai phương pháp: Phương pháp khấu trừ thuế áp dụng với các doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo luật doanh nghiệp, Luật đầu tư nước ngoài và những hộ kinh doanh lớn, chấp hành tốt chế độ kế toán hoá đơn, chứng từ. Phương pháp tính thuế trực tiếp trên GTGT áp dụng chủ yếu đối với những hộ kinh doanh chưa thực hiện tốt chế độ kế toán hoá đơn chứng từ. Tương ứng với hai phương pháp tính thuế là hai loại hóa đơn GTGT và hoá đơn bán hàng thông thường. Qua hơn năm năm thực hiện thuế GTGT cho thấy, sử dụng hai phương pháp trên còn nhiều bất cập.

Với phương pháp khấu trừ việc xác định thuế được áp dụng theo công thức:

Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra - Thuế GTGT đầu vào Thuế GTGT đầu ra và thuế GTGT đầu vào được tính trên cơ sở doanh thu chưa có thuế GTGT và chi phí mua hàng từ bên ngoài chưa có thuế GTGT. Việc áp dụng phương pháp tính này đã khắc phục được hạn chế lớn nhất của thuế doanh thu: đó là sự trùng lắp thuế.

Còn theo phương phương pháp trực tiếp việc xác định thuế được áp dụng theo công thức:

Trong đó GTGT là chênh lệch giữa doanh thu phản ánh trên hoá đơn, chứng từ hợp lệ với giá thanh toán hàng hoá, dịch vụ mua vào phản ánh trên hoá đơn, chứng từ hợp lệ. Thông thường, thuế GTGT theo phương pháp thực tiếp trên đã được điều chỉnh đôi chút, cụ thể:

Thuế GTGT phải nộp = Doanh thu x Tỷ lệ GTGT x Thuế suất

Ngoài ra những hộ kinh doanh nhỏ, bán lẻ, không được thực hiện chế độ kế toán, không lập hóa đơn chứng từ thì thuế GTGT được ấn định theo doanh thu khoán thực chất đây là cách thức khoán thuế GTGT.

Như vậy, đối với một hàng hóa, dịch vụ, việc áp dụng hai phương pháp tính thuế GTGT sẽ cho kết quả rất khác nhau và khó khăn trong công tác kiểm soát cùng với những gian lận thuế phát sinh. Để quản lý cơ sở áp dụng phương pháp trực tiếp phải huy động gần một nửa số cán bộ thuế với chi phí tương ứng nhưng thu cho ngân sách chỉ chiếm gần 10% trong tổng số thuế GTGT.

Mặt khác, “ phương pháp trực tiếp” không phải là phương pháp dùng để tính và thu thuế. Đó chỉ là một cách tiếp cận khoa học trong nghiên cứu nhằm chỉ rõ thuế GTGT là một loại thuế chỉ đánh vào phần giá trị tăng thêm mỗi khi có GTGT xuất hiện. Việc phân định” giá trị tăng thêm”, “giá trị đầu vào”, “giá trị đầu ra”, xét dưới góc độ tính thuế, hạch toán thuế và thu thuế là không có ý nghĩa thưc tế. Lý do chủ yếu là do mức độ phức tạp, dễ gây ra “hiểu lầm” khi đưa ra những khái niệm này vào trong luật thuế. Từ đó sẽ có nguy cơ dẫn đến ” vận dụng” sai luật trong thực tế, có hại cho thu ngân sách, gây bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong cạnh tranh.

Một mặt nữa ta phải đề cập đó là trong thực tế, việc kê khai nộp thuế hoặc thanh toán thuế với Nhà nước sữ thực hiện trên căn cứ các tài khoản kế toán phản ánh thuế GTGT phát sinh hàng tháng. Các đơn vị sẽ lấy số dư Có của tài khoản thuế GTGT phát sinh đầu ra trừ đi số dư Nợ tài khoản thuế GTGT phát sinh khi mua hàng( TK 133 - phản ánh toàn bộ số thuế GTGT trả theo hoá đơn mua hàng trong tháng). Số chênh lệch dương sẽ là số thuế phải nộp kho

bạc Nhà nước trong tháng đó. Số chênh lệch âm sẽ là số được kết chuyển trừ vào số thuế GTGT phải nộp của tháng sau hoặc sẽ được ngân sách Nhà nước hoàn trả theo đề nghị. Vởy thực chất, trong thực tế, số thuế GTGT phải nộp kho bạc Nhà nước được xác định trê cơ sở hoá đơn và số liệu hạch toán kế toán tính chung theo từng kỳ(tháng, năm) sản xuất kinh doanh chứ không cần quy định tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.

Vì tất cả những nhược điểm được nêu ở trên, trong bài viết này xin kiến nghị chỉ áp dụng một phương pháp tính thuế là phương pháp khấu trừ thuế. Với các hộ kinh doanh nếu không đủ điều kiện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế thì áp dụng phương pháp kê khai trực tiếp hoặc khoán thuế. Nếu họ kinh doanh quá nhỏ thì miễn thuế. Trong đó chú ý cần quy định rõ tiêu thức phân loại trên cơ sở điều tra khảo sả để áp dụng mức khoán thuế sát với thực tế hoạt động kinh doanh. Mức khoán thuế nên được rà soát lại sau một thời gian nhất định.

3.1.2. Đối tượng chịu thuế GTGT:

Tại điều 02 cuả Luật thuế GTGT quy định tất cả các hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế GTGT trừ 28 hàng hoá và nhóm hàng hoá, dịch vụ được quy định tại điều 04 của Luật thuế GTGT. Việc xác định đối tượng chịu thuế và không chịu thuế GTGT sẽ gây ra hiện tượng phân đoạn các hoạt động kinh tế. Do vậy, nếu không tính kỹ sẽ gây tác động tiêu cực, kìm hãm sản xuất kinh doanh, đồng thời lại không phản ánhđúng bản chất thuế GTGT.

Dưới góc độ của thuế GTGT, nền kinh tế được chia thành các khu vực sau:

+ Khu vực không thuộc diện điều tiết của chịu thuế GTGT.

+ Khu vực thuộc diện điều tiết của thuế GTGT. Khu vực này lại chia ra thành:

- Khu vực áp dụng phương pháp khấu trừ, được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.

- Khu vực áp dụng phương pháp trực tiếp, không được khấu trừ thuế GTGT đã nộp đầu vào.

- Khu vực không đáp ứng đủ yêu cầu về hạch toán, hoá đơn… nên cũng không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.

- Khu vực chịu thuế GTGT ở các mức thuế suất khác nhau: 0%, 5%, 10%.

Tuy đây chỉ là sự phân chia mang tính chất thuế GTGT, nhưng saukhi bị phân đoạn như vậy thì các hoạt động kinh tế mất khả năng” chuyển đổi tương xứng” - xét về khả năng được khấu trừ thuế GTGT đã nộp hộ Nhà nước khi mua nguyên vật liệu đầu vào. Với việc phân chia thành các đối tượng thuộc các khu vực khác nhau, tạo nên kết quả số thuế phải nộp là khác nhau. Khi xét các trường hợp thuộc phạm vi điều tiết của các mức thuế suất khác nhau, hoặc giữa các đơn vị nộp thuế theo phương pháp khấu trừ với các đơn vị nộp thuế theo phương pháp trực tiếp hay các đơn vị không đủ điều kiện, không được khấu trừ thuế GTGT. Trong khi đó bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng mong muốn số thuế GTGT phải nộp là ít nhất, do đó trước sau cũng sẽ dẫn đến hậu quả chuyển dịch các đối tượng cung cầu một cách không mong muốn, gây ảnh hưởng tiêu cực đến một bộ phận của nền kinh tế.

Để giải quyết vấn đề này, Luật thuế GTGT đã được sửa đổi, bổ sung(có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2004) đã giảm còn 03 mức thuế suất nhưng vẫn còn đối tượng ngoại lệ, nên quy định một phương pháp khấu trừ thuế GTGT theo kỳ hạch toán. Quy định phải thật rõ ràng, tránh mọi khả năng phân đoạn nền kinh tế một cách bất lợi như trên.

3.1.3. Hạch toán kế toán thuế GTGT

Kế toán thuế GTGT được quy định hướng dẫn trong thông tư số 10/1998/TT - BTC ngày 15/07 1998 của Bộ tài chính. Thông tư có quy định:

Đối với vật tư, hàng hoá mua về dùng đồng thời cho sản xuấ kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT thì cơ sở sản

xuất kinh doanh phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và thuế GTGT không được khấu trừ. Trường hợp không thể hạch toán riêng được thì số thuế GTGT đầu vào được hạch toán vào TK 133. Cuối kỳ, kế toán phải xác định số thuế GTGT được khấu trừ theo tỷ lệ % giữa doanh thu chịu thuế GTGT so với tổng số doanh thu bán ra, số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ được tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ ghi:

Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán

Có TK 133: Thuế GTGT phải nộp

Trường hợp số thuế GTGT không được khấu trừ có giá trị lớn thì được tính vào giá vốn hàng được bán ra tương ứng với doanh thu trong kỳ, số còn lại được tính vào giá vốn hàng bán ra của kỳ kế toán sau.

Tuy nhiên với quy định này khi được áp dụng thực hiện đã thể hiện sự không khoa học. Bởi vì nếu kỳ kế toán sau doanh thu đạt thấp, đơn vị vẫn phải kết chuyển toàn bộ số thuế GTGT không được khấu trừ vào giá vốn hàng bán sẽ gây nên tình trạnh lỗ giả. Thuế GTGT không được khấu trừ là một bộ phận giá trị của giá vốn hàng mua vào. Để xác định chính xác kết quả kinh doanh, nên phân bổ dần thuế GTGT không được khấu trừ theo tỷ lệ tương ứng với doanh thu thực hiện qua các kỳ kế toán theo trình tự hạch toán:

Kỳ này:

Nợ TK 142: Chi phí trả trước

Có TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ Các kỳ sau:

Nợ TK 632 Có TK142

Thông tư còn quy định đối với các đơn vị nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp. Thuế GTGT được hách toán vào TK 642 cộng thuế tiêu thụ đặc

biệt, thuế xuất khẩu được hạch toán giảm doanh thu TK511. Thiết nghĩ các trường hợp trên chỉ nên thống nhất theo một phương pháp hạch toán giảm trừ doanh thu.

NợTK 511 Có TK 333

Bởi chi phí quản lý doanh nghiệp là một chỉ tiêu có liên quan đến việc phản ánh chất lượng công tác quản lý doang nghiệp. Nếu chi phí quản lý doanh nghiệp giảm thì có nghĩa công tác quản lý có hiệu quả và ngược lại. Vậy nếu ta hạch toán thuế phải nộp theo phương pháp trực tiếp vào TK 642, làm tăng chi phí quản lý như vậy vô hình chung doanh nghiệp được hiểu là công tác quản lý chưa hiệu quả. Hơn nữa nếu giảm thiểu các bút toán đơn lẻ sẽ tránh phức tạp cho quá trình thực hiện kế toán thuế GTGT.

Đối với việc hạch toán thuế của hoạt động đại lý hàng hoá có điểm nên thay đổi. Hiện nay hoạt động đại lý hàng hoá của chủ hàng Việt Nam được chia làm hai nhóm theo hai cơ chế khác nhau: cơ chế bán đúng giá và không đúng giá. Đối với cơ chế bán đúng giá, chủ hàng phải kê khai nộp thuế GTGT trên toàn bộ doanh thu thực hiện tại cơ sở đai lý, cơ sở đại lý không phải nộp thuế GTGT trên hoa hồng được hưởng, hoa hồng chủ hàng hạch toán vào chi phí kinh doanh. Điều này chưa hẳn đã hợp lý, bởi xét một cách toàn diện thì toàn bộ chi phí kinh doanh hàng đại lý một phần được thực hiện ở chủ hàng, một phần được thực hiện ở cơ sở đai lý. Thuế GTGT khâu đầu vào phục vụ cho hoạt động đại lý không được khấu trừ vì không có thuế GTGT đầu ra ở cơ sở đại lý và cũng nảy sinh tính trùng lắp của thuế GTGT như thuế doanh thu trước đây. Do vậy đối với hoạt động đại lý thì thuế GTGT cũng cần xác định theo hai đối tượng nộp thuế độc lập với nhau. Chủ hàng sẽ pahỉ nộp thuế GTGT trên đầu ra phần chủ hàng thu về theo phương pháp quy định. Đối với cơ sở đại lý sẽ kê khai nộp thuế GTGT trên hoa hồng được hưởng. Như vậy việc trùng lắp sẽ hoàn toàn được loại bỏ.

Ngoài việc sửa đổi, bổ sung một số định khoản nêu trên, ta xem xét với TK 133. Số liệu trên TK 133 để phục vụ cung cấp số liệu trên mục i, II của phần III “ Thuế GTGT được hoàn lại” được lập dựa trên cơ sở số liệu của sổ chi tiết “ Thuế GTGT được hoàn lại” (mẫu số S02 - DN), theo như cách ghi chép hiện nay thì sổ S02 - DN chưa đúng nghĩa là sổ kế toán. Theo em cần tổ chức lại TK 133 gồm các tài khoản cấp 2 và tài khoản cấp 3 như sau:

+ TK 1331: Thuế GTGT được khấu trừ

TK 13311: Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hoá, dịch vụ TK 13312: Thuế GTGT được khấu trừ của tài sản cố định + TK 1332: Thuế GTGT được hoàn lại

Và trình tự ghi chép đối với thuế GTGT được hoàn lại:

- Khi nhận được thông báo của cơ quan thuế về số thuế GTGT cho hoàn thuế phát sinh trong kỳ, kế toán ghi:

Nợ TK 1332 Có TK 1331

- Khi thuế GTGT đầu vào đã được hoàn lại trong kỳ, kế toán ghi: Nợ TK 111, 112

Có TK 1332

Với cách hạch toán như vậy đảm bảo cho việc ghi chép trên sổ chi tiết cũng như trình bày trên báo cáo tài chính thuận tiện mà không làm sai bản chất của vấn đề.

Vấn đề hoàn thuế không chỉ dừng lại ở việc ghi chép trình tự như thế nào mà công việc thực hiện hoàn thuế cho các doanh nghiệp cũng còn nhiều bất cập và gặp nhiều khó khăn.

3.1.4. Thực hiện hoàn thuế đối với các doanh nghiệp:

Vấn đề bất cập trong việc thực hiện hoàn thuế cho các doanh nghiệp đó là vấn đề thời gian, tiến độ hoàn thuế chậm gây khó khăn cho nhiều doanh nghiệp đặc biệt là những doanh nghiệp đầu tư, mua sắm tài sản cố định với khối lượng lớn. Việc hoàn thuế chậm cho các doanh nghiệp tạo sự ứ đọng vốn, đồng thời gây khó khăn tình hình tài chính để tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nguyên nhân một phần do doanh nghiệp chưa làm đúng thủ tục, một phần việc xem xét sổ thuế được hoàn lại phải thật cẩn thận nên cần phải có thời gian bởi các doanh nghiệp rất dễ khai tăng số thuế được hoàn lại. Vởy để khắc phục tình trạng này, ngành thuế cần thực hiện những biện pháp để rút ngắn thời gian xét hoàn thuế nhưng vẫn đảm bảo sao cho số thuế được hoàn lại là chính xác, khắc phục được tình trạng doanh nghiệp trốn lậu thuế.

Ngành thuế nên thiết kế mẫu tờ khai thuế với đầy đủ thông tin cần kiểm tra, đặc biệt có thể đưa lên mạng vi tính những dữ liệu cần thiết để đơn giản và

Một phần của tài liệu 6 Thực trạng và giải pháp trong công tác kế toán thuế giá trị gia tăng (VAT) và thuế thu nhập Doanh nghiệp ở Công ty vật tư và thiết bị toàn bộ - MATEXIM (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w