Hoạt độngkinh doanh, đại lý và dịch vụ của Công ty

Một phần của tài liệu 6 Thực trạng và giải pháp trong công tác kế toán thuế giá trị gia tăng (VAT) và thuế thu nhập Doanh nghiệp ở Công ty vật tư và thiết bị toàn bộ - MATEXIM (Trang 32)

2.1.3.1. Mặt hàng kinh doanh và xuất nhập khẩu chủ yếu:

- Các loại động cơ Diezen, động cơ xăng và động cơ thuỷ - Các loại máy nông nghiệp và chế biến lương thực

- Các loại máy nông ngư cơ - Thiếc và các loại khoáng sản

- Các loại sản phẩm thủ công mỹ nghệ và mây tre đan - Thép Bilét để sản xuất thép

- Gang thỏi

- Các loại thép hợp kim cao cấp, thép dụng cụ, thép chế tạo, thép tấm, thép cuộn và các loại thép chuyên dùng khác

- Các loại hợp kim mầu như nhôm, đồng, chì, kẽm - Fero các loại: Fe - Si, Fr - Mn, Fe - Cr

- Các loại than điện cực và gạch chịu lửa

- Các loại máy móc thiết bị và phụ tùng dùng trong công nghiệp, xây dựng giao thông vận tải, khai thác mỏ và các thiết bị chuyên dùng cho các ngành kinh tế khác

- Các vòng bi, dây cu roa

- Các thiết bị phụ tùng chiếu sáng - Các thiết bị trang trí nội thất

2.1.3.2.Về đại lý bán hàng:

- Đại lý độc quyền cho tập đoàn SUDMO của CHLB Đức về thiết bị phụ tùngvà dây truyền công nghệ sản xuất bia, nước giải khát, sữa, chế biến hoa quả

- Đại lý bán các loại xe nâng hàng của hãng Logitrans - Đan Mạch - Đai lý và vận chuyển xe máy cho Công ty Honda

2.1.3.3. Các dịch vụ khác:

Cho các đối tượng trong và ngoài nước thuê kho tàng bến bãi và làm dịch vụ vận chuyển, bốc xếp hàng hóa nhanh chóng an toàn thuận lợi. Gia công chế biến các sản phẩm từ nhựa, mây tre đan để xuất khẩu.

Trải qua 30 năm phấn đấu Công Ty MATEXIM đã không ngừng củng cố và phát triển hiện Công ty có 10 thành viên trực thuộc Công ty ở Hà Nội và hầu hết các thành phố lớn của 3 miền: Bắc - Trung - Nam và Tây Nguyên.

MATEXIM mong muốn tăng cường hợp tác với tất cả các đối tác trong và ngoài nước để mở rộng mặt hàng kinh doanh xuất nhập khẩu và đặc biệt đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm của VEAM sang Châu Âu và Châu Á Thái Bình Dương.

2.1.4. Tình hình tài chính của Công ty:Bảng số: 2.1 Bảng số: 2.1

ĐVT: đồng

Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003

1. Tổng doanh thu 138.874.062.368 166.515.020.406

2. Lợi nhuận trước thuế 3.399.508.429 5.237.500.000

3. Thuế TNDN 1.087.842.697 1.676.000.000

4. Thu nhập bình quân đầu người 1.000.000 1.250.000

2.1.5. Cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty MATEXIM:

Công ty MATEXIM là doanh nghiệp Nhà nước có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, có tài khoản và con dấu riêng. Công ty MATEXIM là đơn vị hoạt động với quy mô lớn, tiến hành tổ chức bộ máy quản lý theo hình thức vừa tập trung vừa phân tán.

Sơ đồ: 2.1

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ

Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy quản lý: +Ban giám đốc: gồm hai người.

P.Tổ chức Giám đốc Phó giám đốc Văn phòng P. Kiểm toán Các chức năng P. Vận tải P. Thiết bị P. Kế toán P. Kinh doanh Các đơn vị trực thuộc

- Giám đốc: là người đứng đầu Công ty do bộ cong nghiệp bổ nhiệm, có nhiệm vụ tổ chức, điều hành mọi hoạt động quản lý, bảo toàn và phát triển vốn của Công ty.

- Phó giám đốc: là người giúp việc trực tiếp cho giám đốc. Phó giám đốc chịu trách nhiệm trước giám đốc về các hoạt động kinh doanh của Công ty, được uỷ quyền của giám đốc để ký kết các hợp đồng xuất nhập khẩu, uỷ thác với các đối tác trong và nước ngoài.

+ Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu và phòng kinh doanh thiết bị:

Là cơ quan nghiệp vụ giúp Giám đốc Công ty tổ chức, quản lý và chỉ đạo, kinh doanh khai thác thu mua cung cấp vật tư, thiết bbị, hàng hoá, tiêu thụ các sản phẩm của ngành công nghiệp, kinh doanh xuất nhập khẩu theo cơ chế quản lý của Nhà nước.

- Căn cứ chỉ tiêu kế hoạch của Công ty

- Tổng hợp chỉ tiêu vật tư - kỹ thuật, hàng hoá xuất nhập khẩu - Tổ chức quản lý

- Thực hiện kế hoạch xuất nhập khẩu trực tiếp đáp ứng nhiệm vụ kinh doanh của Công ty với nước ngoài

- Khảo sát thị trường, tham gia hội chợ, triển lãm giới thiệu các sản phẩm của ngành công nghiệp

- Tổng hợp phân tích thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch SXKD của Công ty, giúp Giám đốc Công ty chỉ đạo kịp thời

- Thường xuyên bồi dưỡng, đào tạo nghiệp vụ

+ Phòng tài chính kế toán: là cơ quan nghiệp vụ giúp Giám đốc Công ty thống nhất quản lý công tác tài chính, giá cả, kế toán, thống kê của Công ty.

- Lập kế hoạch tài chính đi đôi với kế hoạch kinh doanh của Công ty

- Theo dõi việc thực hiện kế hoạch tài chính, nghĩa vụ thu nộp của các đơn vị

- Tổng hợp về mọi hoạt đông tài chính của Công ty và phân tích hiệu quả kinh tế trong kinh doanh xuất nhập khẩu

- Hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ làm công tác tài chính từ Công ty đến cơ sở để nâng cao nghiệp vụ

+ Phòng tổ chức lao động: là cơ quan nghiệp vụ giúp Giám đốc Công ty quản lý công nhân viên chức theo chính sách chế độ, xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu phát triển của Công ty.

- Nghiên cứu xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty - Quản lý thống nhất đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý trong Công ty theo quy định về phân cấp quản lý

- Làm nhiệm vụ bảo vệ chính trị nội bộ theo quy định của cấp trên - Căn cứ nhiệm vụ kế hoạch kinh doanh dịch vụ sản xuất xây dưng kế hoạch lao động, tiền lương cho từng công việc

- Tổ chức kiểm tra, hướng dẫn và bồi dưỡng nghiệp vụ

+ Phòng kỹ thuật kho - vận tải: là cơ quan nghiệp vụ giúp Giám đốc Công ty quản lý các mặt công tác.

- Nắm chắc số, chất lượng thông số kỹ thuật của các loại xe máy, phương tiên vận chuyển bốc xếp trong Công ty để có kế hoạch sửa chữa, sử dụng, hướng dẫn.

- Nghiên cứu quy hoạch, sắp xếp kho tàng hàng hoá để đáp ứng nhu cầu kỹ thuật và phuc vụ công tác quản lý được tốt

- Quản lý chặt chẽ chỉ tiêu đúng mức kinh tế kỹ thuật về tiêu hao nhiên liệu, vật liệu.

- Căn cứ kế hoạch sản xuất kinh doanh sắp xếp việc sử dụng kho bãi và ngoài ra tận dụng nhà xưởng, kho bãi dư thừa cho thuê

- Lập kế hoạch xây dựng cơ bản

- Trực tiếp chỉ đạo một số phương tiện vận tải làm dịch vụ vận chuyển xe máy cho Công ty Honda Việt Nam

+ Văn phòng Công ty: là cơ quan nghiệp vụ giúp Giám đốc Công ty

- Theo sự chỉ đạo của Giám đốc Công ty dự kiến chương trình, bố trí lịch công tác, thông báo đôn đốc các phòng ban

- Quản lý công tác pháp chế, văn thư lưu trữ, thông tin liên lạc, chế độ công tác cơ quan

- Quản lý thực hiện các chế độ, nội quy nơi làm việc. - Phục vụ công tác lễ tân

+ Ban kiểm toán nội bộ: là cư quan nghiệp vụ giúp Giám đốc Công ty kiểm tra các mặt công tác phát hiện những mặt còn yếu kém, sai chế độ, có ý kiến đề xuất với Giám đốc Công ty để chấn chỉnh xử lý kịp thời.

+ Tổng kho Hà Nội: là đơn vị trực thuộc Công ty.

- Tổ chức tiếp nhận, bảo quản, bốc xếp và giao nhận vật tư, hàng hoá của Công ty giao

- Quản lý tốt kho hàng hoá, đảm bảo an toàn và không bị xuống cấp - Tận dụng thời gian nhàn rỗi tổ chức cho cán bộ công nhân viên bốc xếp hàng hoá cho khách hàngmua, bán, cho thuê kho bãi)

Để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phù hợp của Công ty MATEXIM đã xây dựng 10 xí nghiệp riêng lẻ trong cả nước để phối hợp kịp thời những mạng lưới của các thành viên.

2.1.6. Tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán ở Công ty MATEXIM:

2.1.6.1. Tổ chức bộ máy kế toán:

Phòng kế toán tài chính của Công ty có nhiệm vụ thu thập, ghi chép, xử lý thông tin kinh tế phát sinh liên quan đến hoạt động kinh doanh của Công ty, nhận báo cáo, số liệu từ các đơn vị trực thuộc để theo dõi tổng hợp tình hình kinh doanh của toàn Công ty. Kế toán quản lý trên sổ sách tài sản, nguồn vốn của Công ty, tình hình tăng, giảm biến động của các khoản doanh thu, chi phí, xác định chi phí nào là hợp lý và khoản chi phí nào là không hợp lý từ đó có biện pháp điều chỉnh kịp thời. Quản lý tài chính của Công ty là theo dõi tình hình công nợ, tiền mặt, khả năng huy động vốn phục vụ kinh doanh, giúp cho luôn lưu thông tài chính được trôi chảy và hiệu quả. Đảm bảo nguồn chi cho các hoạt động phục vụ kinh doanh, đảm bảo thanh toán lương, phụ cấp cho cán bộ công nhân viên.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ đó các nhân viên trong phòng đều giỏi nghiệp vụ và có nhiều năm kinh nghiệm. Mỗi nhân viên đều có chức năng, nhiệm vụ riêng song giữa các bộ phận lại có sự kết hợp chặt chẽ với nhau.

+ Kế toán trưởng: chịu trách nhiệm trước Giám đốc về mọi mặt hoạt động kinh tế tài chính, thay mặt Giám đốc tổ chức chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác về tình hình sản xuất kinh doanh qua số liệu kế toán, diễn biến tăng, giảm tài sản, nguồn vốn.

+Kế toán tổng hợp: đồng thời là phó phòng kế toán, có nhiệm vụ bao quát toàn bộ công tác hạch toán kế toán tại Công ty dưới sự chỉ đạo trực tiếp của kế toán trưởng.

Kế toán tổng hợp có nhiệm vụ:

- Tổng hợp số liệu từ các bảng kê, hàng quý và hàng năm lên các bảng biểu kế toán

- Theo dõi quá trình kinh doanh trong Công ty và xác định kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

- Hàng quý, hàng năm nhận báo cáo quyết toán của các chi nhánh để tổng hợp lên báo cáo quyết toán Công ty

+ Kế toán tiền mặt và tiền gửi ngân hàng: ghi chép phản ánh chính xác các nghiệp vụ thu, chi tiền mặt, rút tiền, gửi tiền tại ngân hàng, tính ra tồn quỹ, dư nợ tiền gửi tại mọi thời điểm.

+ Kế toán mua hàng: ghi chép các nghiệp vụ mua vật tư, hàng hóa, thường xuyên kiểm tra tình hình nhập, xuất vật tư, hàng hoá, khớp số liệu trên sổ sách với tồn kho thực tế để quản lý và bảo quản.

+ Kế toán tài sản cố định: theo dõi tình hình tăng, giảm tài sản cố định trong kỳ đồng thời tính toán, phân bổ mức khấu hao cho các đối tượng sử dụng tính khấu hao, tham gia lập dự án chi phí sửa chữa tài sản cố định, kiểm kê, đánh giá lại tài sản cố định.

+ Kế toán thanh toán với khách hàng: theo dõi tình hình công nợ đối với từng khách hàng, từng mặt hàng, đôn đốc, thu hồi công nợ đến hạn và thực hiện thanh toán trong nội bộ của Công ty.

+ Kế toán thanh toán với Nhà nước: làm nhiệm vụ quyết toán các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước, theo dõi các khoản thuế, giảm thuế theo chế độ tài chính quy định.

+ Kế toán chi phí: tập hợp các nghiệp vụ về phát sinh chi phí, tiến hành phân bổ chi phí trích trước vào chi phí kinh doanh như kế hoạch đã định. Hạch toán các khoản chi phí hợp lý và không hợp lý để đề ra biện pháp điều chỉnh kịp thời.

+ Kế toán xuất nhập khẩu: theo dõi tình hình mua bán uỷ thác xuất nhập khẩu hàng hoá với bên nước ngoài, xác định doanh thu, chi phí theo tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh giao dịch, xác định và thanh toán hoa hôngd uỷ thác xuất nhập khẩu cho bên nhận uỷ thác.

Sơ đồ: 2.2

SƠ ĐỒ BỘ MÁY KẾ TOÁN

Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp KT tiền mặt KT ngân hàng Thủ quỹ KT chi phí KT hàng tồn kho KT thuế kiêm XNK KT mua hàng KT thanh toán với khách hàng KT TSCĐ

2.1.6.2. Hình thức tổ chức công tác kế toán:

Để phù hợp với đặc điểm kinh doanh, xuất phát từ yêu cầu quản lý và trìnhđộ quản lý. Công ty MATEXIM tổ chức công tác kế toán theo hình thức tập trung tại phòng tài chính kế toán, thực hiện các công việc, phần hành kế toán.

Hình thức kế toán được áp dụng là hình thức chứng từ ghi sổ. Cụ thể trình tự kế toán được thể hiện ở sơ đồ sau(sơ đồ 2.3)

2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GTGT VÀ THUẾ TNDN Ở CÔNG TY MATEXIM THUẾ TNDN Ở CÔNG TY MATEXIM

2.2.1. Công tác kế toán thuế GTGT:

Kể từ ngày 01/01/1999 tất cả cá tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế trên lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, tổ chức, hình thức kinh doanh đều là đối tượng nộp thuế GTGT và phải thực hiện luật thuế GTGT thay cho Luật thuế doanh thu.

Công ty MATEXIM thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Trong qúa trình bán hàng cũng như mua hàng hoá của các đơn vị khác, Công ty phải sử dụng “ Hoá đơn GTGT “. Khi lập hoá đơn phải ghi đầy đủ, đúng các yếu tố quy định và ghi rõ: Giá bán chưa có thuế, kể cả phụ thu và phí ngoài giá bán (nếu có), thuế GTGT, tổng giá thanh toán với người mua.

Số thuế GTGT phải nộp được tính theo công thức:

Số thuế GTGT = Thuế GTGT đầu ra - Thuế GTGT đầu vào

Công Thị Hồng Nhung Lớp Q8 K3 Thuế GTGT

đầu vào =

Tổng số thuế GTGT ghi trên hoá đơn GTGT mua hàng hoá, dịch vụ

Thuế GTGT đầu ra

Giỏ tớnh thuế của hàng hoỏ, dịch vụ chịu thuế bỏn ra

Thuế suất thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ đó

Sơ đồ: 2.4

Sơ đồ kế toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ tại Công ty MATEXIM được thể hiện như sau:

TK 152, 153, 156, 211 TK 511 TK 111, 112, 131

Tổng giá thanh

toán Giá mua

Thuế GTGT đầu vào Thuế GTGT được khấu trừ Thuế GTGT đầu ra Nộp thuế GTGT Giá bán Tổng giá thanh toán TK 111, 112, 331

Để hạch toán thuế GTGT, Công ty sử dụngTK 133 - “ Thuế GTGT được khấu trừ “, TK 3331 - “Thuế GTGT”, và mở các sổ kế toán chi tiết: “ Sổ chi tiết TK 133”, “Sổ chi tiết TK 3331”.

Hàng tháng, kế toán lập bộ hồ sơ dựa trên chứng từ có liên quan bao gồm:

- Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ mua vào - Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ bán ra - Tờ khai thuế GTGT

Mỗi bộ 02 bản: 01 bản gửi cơ quan thuế, 01 bản lưu tại Công ty.

2.2.1.1. Thuế GTGT đầu vào của Công ty MATEXIM:

Thuế GTGT đầu vào là khoản thuế được tính dựa trên các hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vu mua vào. Tại Công ty, khi thực hiện quá trình mua hàng hoá, dịch vụ, Công ty sẽ nhận được hoá đơn GTGT. Các hoá đơn GTGT này sẽ được giao cho phòng kế toán để kế toán viên lập các bảng kê về hàng hoá, dịch vụ mua vào(bảng số 2.2) và vào sổ kế toán chi tiết TK 133(bảng số 2.3).

2.2.1.2. Thuế GTGT đầu ra của Công ty MATEXIM:

Số thuế GTGT đầu ra là khoản thuế được tính căn cứ vào giá tính thuế của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế bán ra.

Tại Công ty MATEXIM, khi thực hiện quá trình bán trực tiếp cho khách

Một phần của tài liệu 6 Thực trạng và giải pháp trong công tác kế toán thuế giá trị gia tăng (VAT) và thuế thu nhập Doanh nghiệp ở Công ty vật tư và thiết bị toàn bộ - MATEXIM (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w