CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Tìm hiểu Lễ hội truyền thống và Lễ hội hiện đại Việt Nam qua Báo chí (Trang 66 - 68)

4, Lễ hội du lịch và Du lịch lễ hội: 4.1 Lễ hội du lịch.

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN

Lễ hội truyền thống và lễ hội hiện đại cùng các ngày kỉ niệm trong nước và quốc tế là một loại hình sinh hoạt tinh thần văn hoá có tính tập thể của nhân dân ta, có sức hấp dẫn lôi cuốn nhiều người tham gia. Việc tổ chức lễ hội, các ngày kỉ niệm, lễ hội du lịch và du lịch văn hoá lễ hội… đạt được mục đích yêu cầu đặt ra có ý nghĩa quan trọng góp phần giáo dục tinh thần yêu nước, bồi đắp lòng tự hào dân tộc, nâng cao ý thức giữ gìn, phát huy, phát triển những giá trị tốt đẹp của tinh hoa văn hóa dân tộc.

Báo chí nên tích cực tiếp xúc với các tầng lớp nhân dân tham gia lễ hội, nắm bắt dư luận xã hội, tâm tư nguyện vọng của họ để kịp thời phản ánh với cấp uỷ chính quyền. Đề phòng và ngăn ngừa các hoạt động mang tính thương mại hoá lễ hội, nhất là hiện tượng phục hồi các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan, các hoạt động mang tính hình thức gây lãng phí thời gian và tiền của của nhân

dân, góp phần giữ vững an ninh trật tự, giữ gìn vệ sinh môi trường, an toàn giao thông trong các ngày lễ hội.

Báo chí cần phải tập trung vận động nhân dân nâng cao cảnh giác, kịp thời đập tan những luận điệu sai trái xuyên tạc của các thế lực thù địch, bọn xấu lợi dụng lễ hội để trục lợi, gây rối trật tự công cộng, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.

Đất nước ta có hàng ngàn lễ hội, hàng trăm ngày kỉ niệm trong năm. Bởi thế các cấp các ngành cần chủ động tham gia với những hoạt động thiết thực phù hợp với tình hình, khả năng của mỗi địa phương, cơ sở và tính chất quy mô, mức độ của mỗi lễ hội, ngày kỉ niệm.

Về phương pháp luận nhà báo có thể tiếp cận và phản ánh lễ hội bằng nhiều cách thức: Đứng từ góc độ người tham dự có cái nhìn từ bên trong, cái nhìn nội quan của người trong cuộc…những bài viết dưới dạng này sẽ đầy cảm xúc và sâu sắc, truyền tải tới công chúng được “linh hồn” của lễ hội. Đứng từ góc độ quan sát miêu tả với tinh thần chụp ảnh quay phim, cái nhìn ngoài cuộc khách quan, khoa học và lý tính. Các nhà báo cần phải có phương pháp tiếp cận có hệ thống về lễ hội, điều này đòi hỏi phải coi lễ hội là một thể thống nhất.

Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng X khoá IX đã chỉ rõ: “Tiếp tục đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng tư tưởng đạo đức, lối sống, đời sống văn hoá lành mạnh trong xã hội” Nâng cao chất lượng hiệu quả nhiệm vụ xây dựng con người Việt Nam theo 5 đức tính được xác định trong Nghị quyết Trung ương V (khoá 8). Xây dựng đời sống văn hoá cơ sở, xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh, tốt đẹp và phong phú.

Xã hội hoá hoạt động văn hoá cần được mở rộng và đảm bảo tính lành mạnh của đời sống tinh thần nhân dân. Lễ hội là nhu cầu chính đáng của các tầng lớp nhân dân, các cấp các ngành có liên quan cần tích cực góp phần tham gia tổ chức tốt các lễ hội, ngày kỉ niệm vừa đáp ứng được mong đợi của nhân

hướng nhân dân nhớ về cội nguồn, biết ơn người xưa có công với nước, với dân, càng yêu quê hương đất nước. Tổ chức tốt các lễ hội là góp phần thiết thực thực hiện mục tiêu và các nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng và phát triển nền Văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu Lễ hội truyền thống và Lễ hội hiện đại Việt Nam qua Báo chí (Trang 66 - 68)