Không thể tránh khỏi có những tiêu cực, những hiện tượng xấu nảy sinh, thậm chí cả phần mê tín dị đoan trong khi tiến hành một vài lễ hội. Nhưng rồi bản thân sự vận động của sự vật trong cuộc sống theo triết học Phương Đông bao giờ cũng có cơ chế tự chỉnh và các cơ quan quản lý văn hoá đã và đang đưa những hành động ấy đi vào định hướng.
Các thông tin về quản lý của nhà nước có liên quan trên báo điện tử VietNamNet ra ngày 17 tháng 8 năm 2005 có bài: “Cấm sử dụng thời gian
công sở để đi lễ hội” với nội dung như sau: “Sau nhiều lần chỉnh sửa, bộ
VHTT đã lấy ý kiến lần cuối để đưa ra bản dự thảo tương đối hoàn chỉnh : “Quy chế thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội” theo đó việc cưới, tang, tổ chức lễ hội không được trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc, không được tổ chức tham gia đánh bạc…không được sử dụng thời gian làm việc, công quỹ và phương tiện của cơ quan để đi dự lễ hội khi không có nhiệm vụ”
Những đổi thay tích cực trong hoạt động lễ hội cũng được các báo thông tin đầy đủ tới công chúng như minh chứng cho hiệu quả của các biện pháp của những nhà quản lý văn hoá và sự tích cực đấu tranh của nhân dân nhằm bảo vệ lễ hội.
Báo Tiền Phong số (24 +25) Tháng 2/2006 có bài đinh và ảnh đinh : “Khai hội đầu xuân” với những tin vui từ chùa Hương: “ Năm nay du khách có thể ngồi cáp treo để vào Hương sơn…Đường xá được nâng cấp, hạ tầng
được cải thiện, sự tham dự của rất nhiều đoàn khách quốc tế, ước tính lượng khách quốc tế năm nay sẽ lên tới trên 20 vạn hơn hẳn năm ngoái(2005).
Báo Tiền Phong số 29 (09/02/2006),“Hội Lim năm nay không còn
cảnh ngả nón xin tiền”. Với tít dẫn: “Hội Lim năm nay sẽ được tổ chức theo lối cổ. Sẽ không còn những trò chơi thời hiện đại mang tính thương mại nữa, sẽ không còn đài loa inh ỏi và cảnh quan họ ngả nón xin tiền.”
Các bài báo còn đưa ra các giải pháp để gìn giữ và phát huy những giá trị lễ hội truyền thống:
Trong bài “Hội Lim 2005 Còn duyên kẻ đón người đưa”, tác giả đặt ra vấn đề: Hội Lim có nên thay áo? Làm thế nào để giữ được bản sắc riêng của Hội Lim vừa hoà nhập được với cuộc sống hiện đại?
Tác giả đưa ra ý kiến: “Mở rộng không gian hội mang màu sắc tiêu biểu của vùng Bắc Ninh – Kinh Bắc, gắn với việc phát triển lễ hội với các điểm tham quan du lịch trong đó có các di tích : Chùa Phật Tích, Bách Môn, làng Quan họ, làng nghề truyền thống như dệt vải, quay tơ…Nên quy hoạch tổng thể không gian hội, dành riêng khu trung tâm cho hoạt động nghi lễ, hát quan họ cổ- quan họ hiện đại, kế đó mới là khu dành cho trò chơi dân gian. Riêng trò chơi hiện đại phải chọn lọc phù hợp và quản lý chặt chẽ, củng cố toàn bộ dịch vụ ăn uống vào khu văn hoá ẩm thực. Tạo nên nét riêng biệt cho các lễ hội chứ không thể lễ hội nào cũng nhang nhác giống nhau”
Lễ hội truyền thống giúp nâng cao nhận thức giá trị lịch sử, hướng con người về với cội nguồn dân tộc và góp phần giáo dục tinh thần yêu nước cho mỗi người. Đồng thời, lễ hội truyền thống giúp nâng cao tính nhân bản và đoàn kết cộng đồng, củng cố an ninh và tinh thần xã hội. Là một sinh hoạt tín ngưỡng – văn hoá cộng đồng, lễ hội do nhân dân tự tổ chức, chi phí do mọi người cùng đóng góp. Họ cùng nhau sáng tạo và tham gia tái hiện lại sinh hoạt cộng đồng thể hiện tinh thần dân chủ nhân bản sâu sắc. Lễ hội được tổ chức nhằm thoả mãn mong muốn giao tiếp với các thần linh các đấng siêu nhiên, giao hoà với tự nhiên và trên hết là dịp để thể hiện ý chí giao lưu hoà
mình với mọi người trong cộng đồng. Không khí linh thiêng hứng khởi như một chất xúc tác tái tạo nên sự chan hoà giữa con người với xã hội, xoá nhoà ranh giới phân biệt giữa các cá nhân khác nhau trong cuộc sống. Cùng một tín ngưỡng, một tôn giáo, có quan hệ giống nhau với các đấng siêu nhiên và tự nhiên, chung một mong ước có được một cuộc sống an bình thịnh vượng. Như một lẽ tự nhiên, dù với bất cứ cương vị thành phần cao thấp khác nhau trong cuộc sống đời thường nhưng khi tham gia lễ hội thì ai cũng bình đẳng như ai về mọi hoạt động và vai trò trong lễ hội. Tính nhân bản của lễ hội còn thể hiện sâu sắc tinh thần cố kết cộng đồng nghĩa là tính cộng mệnh cộng cảm của toàn thể người dự hội. Không khí tinh thần chung của lễ hội đã phần nào thể hiện được tình hình kinh tế – chính trị – xã hội. Lễ hội vẫn được tổ chức và vẫn thu hút được đông đảo quần chúng nghĩa là tình hình chung của đất nước vẫn ổn định, lòng tin của nhân dân vẫn còn son sắt. Lễ hội đáp ứng cuộc sống tinh thần của nhân dân với các nhu cầu tâm linh, sinh hoạt văn hoá giải trí. Ngày nay, lễ hội còn là dịp để thoả mãn các nhu cầu như nhu cầu thưởng thức và thể hiện thẩm mỹ, như cầu giao lưu văn hoá và đặc biệt là như cầu du lịch gồm có nhu cầu du lịch tôn giáo, du lịch tín ngưỡng, du lịch văn hóa,du lịch thể thao, du lịch thắng cảnh…rất nhiều người đến với lễ hội như một cách đi du lịch.
Tuy vậy lễ hội truyền thống vẫn còn tồn tại những hủ tục, lễ thức rườm rà, lỗi thời vì nó đã bám sâu vào đời sống nhân dân. Để loại bỏ những yếu tố này đòi hỏi phải có một cách ứng xử khéo léo và tế nhị. Điều thứ hai là sự khó phân biệt ranh giới giữa tín ngưỡng và mê tín dị đoan, tạo nguy cơ cho các hoạt động này đang bùng phát trở lại.
CHƯƠNG 3: LỄ HỘI HIỆN ĐẠI VIỆT NAM