Quy mô tổ chức hoành tráng:

Một phần của tài liệu Tìm hiểu Lễ hội truyền thống và Lễ hội hiện đại Việt Nam qua Báo chí (Trang 45 - 48)

2. Ưu điểm của lễ hội hiện đại:

2.1Quy mô tổ chức hoành tráng:

Một trong những biểu hiện của lễ hội hiện đại là tính hoành tráng. Đây cũng là một đặc điểm của lễ hội truyền thống Việt Nam, bởi lễ hội là một hoạt động văn hoá tập thể, phản ánh tâm sức, tài nghệ của cả cộng đồng người, phục vụ mọi người.

Lễ hội luôn diễn ra trong một không gian, thời gian lớn hơn, vượt ra ngoài không gian thời gian thường nhật của địa phương đó. Tính hoành tráng thể hiện qua quy mô, trình tự của các hoạt động chuẩn bị cũng như những hoạt động diễn ra lễ hội. Một trong những mục đích của lễ hội hiện đại chính là biểu dương và tôn vinh, do vậy tính hoành tráng của lễ hội chính là nhằm mục đích biểu dương và tôn vinh ấy.

Trong công tác chuẩn bị:

Bất kỳ lễ hội truyền thống và hiện đại nào, công tác chuẩn bị cũng vô cùng quan trọng vì nó quyết định đến sự thành công của lễ hội. Đặc biệt quan trọng hơn đối với lễ hội hiện đại, khâu chuẩn bị là khâu được đầu tư nhiều

tiền của và sức lực. Và công tác chuẩn bị cũng được các phương tiện truyền thông đại chúng quan tâm đưa tin bài, hình ảnh đến với công chúng.

Báo Tiền Phong ra ngày 10/02/2006 có bài: “Đã sẵn sàng cho lễ công

bố Năm Du Lịch Quốc Gia- Quảng Nam 2006” với tít phụ: Lễ công bố năm Du lịch Quốc Gia 2006 “Quảng Nam- Một điểm đến-Hai di sản văn hoá thế giới” được truyền hình trực tiếp trên VTV1 lúc 20h tối thứ 7, 11/02/2006.

Phần đầu tác giả nói đến các hoạt động chuẩn bị công phu của ban tổ chức: “Tại Kỳ Hà, Chu Lai…sau 3 ngày tất bật, hơn 100 cán bộ công nhân kỹ thuật của đơn vị thiết kế sân khấu đã hoàn thành việc láp ráp thiết bị kỹ thuật phục vụ lễ hội cả ngày lẫn đêm. Tối 08/02 đã chạy thử chương trình…Điện lực Quảng Nam đã kéo nguồn điện 35 KV thay thế cho nguồn 22KV trước đây. Duy tu toàn bộ hệ thống điện lưới tại Núi Thành, đặt máy phát dự phòng. Bưu điện tỉnh đã lắp đặt thiết bị và kéo đường cáp quang từ trạm viễn thông đến cảng Kỳ Hà để phục vụ cho cầu truyền hình trực tiếp đêm khai mạc tại đây, lắp đặt đường dây nóng để ứng cứu thông tin…bố trí 2 màn hình lớn trước cổng cảng để phục vụ nhân dân. Hơn 100 thanh niên xung kích đảm nhận nhiệm vụ hướng dẫn khách tham quan vào khu KTM Chu lai…Hội An là trung tâm của lễ hội nên mọi ngả đường của phố cổ hiện lên như một sân khấu lớn. Lãnh đạo trung tâm VHTT thị xã cho biết: Tất cả đã hoàn tất theo dự định do địa phương đã chủ động đầu tư khá lớn, từ phương án bảo vệ, xử lý môi trường, kịch bản sân khấu, lắp ráp chương trình, kết hợp diễn viên quần chúng và chuyên nghiệp…Tại Duy Xuyên, tuyên truyền trực quan, cổ động với hàng chục panô, cờ băng rôn rải dọc đường…hơn 100 thanh niên từ các địa phương đã về Hội An tập huấn chương trình giao tiếp, hướng dẫn khách du lịch”.

(Khu di tích Mỹ Sơn sẽ là điểm nhấn quan trọng trong Năm Du Lịch Quốc Gia Quảng Nam 2006)

Tính hoành tráng thể hiện ở các hoạt động trong lễ hội diễn ra một cách quy mô và rầm rộ. Trong lễ hội Festival Hoa Đà Lạt 2005, báo Tiền Phong số 50, 11/12/2005 tác giả Kim Anh đã phản ánh một cách chi tiết các hoạt động quy mô trong lễ hội. Tính hoành tráng thể hiện ngay từ dưới tít phụ: “16

quốc gia, 10 tỉnh thành trong nước tham gia”. Tiếp theo là phần khai mạc

lễ hội với “Cuộc trình diễn xe hoa và các nhóm nhạc đường phố, hơn 150 chiếc ôtô, môtô của Đà Lạt và một sỗ tỉnh thành trong đó có nhiều chiếc xe cổ được kết hoa tươi, hàng chục nhóm nhạc kèn, đoàn xiếc, nhóm múa, đội Cồng Chiêng, hàng trăm thiếu nữ xinh đẹp trong váy áo đính hoa và hàng trăm chiếc gùi đầy ắp hoa rừng…

(VietNamNet (11/01/2005), Lễ hội hoa Đà Lạt)

Chương trình có quy mô lớn nhất Festival “Đà Lạt, bạn và hoa” diễn ra ở sân khấu nổi trên hồ Xuân Hương với màn biểu diễn ánh sáng laser, cảnh diễn của 300 diễn viên được hoá trang thành 300 bông hoa, trên nền nhạc “Ai nên xứ hoa đào”. Kế đến là nghi thức tôn vinh các nghệ nhân trồng hoa, màn trình diễn xe hoa, thuyền hoa…Lễ khai mạc khép lại với màn diễn tàu lượn gắn động cơ bay, biểu diễn pháo hoa, thả hoa đăng.” Các hoạt động khác trong lễ hội như: Hội chợ triển lãm hoa lớn chưa từng có…hơn 2 500 tác phẩm phong lan…27 ngàn chậu hoa các loại; điểm nhấn của Festival là “Lễ

hội tình yêu” với đám cưới tập thể của 120 cặp tình nhân…2000 người trong

lễ cầu nguyện cho tình yêu và hoà bình với 2000 cây nến, 1000 con hạc giấy gắn vào bóng bay để thả lên trời.; đêm hội rượu vang “Men tình cao nguyên” có 5 đoàn Carnavan hộ tống các xe hoa chở thùng rượu vang khổng lồ qua các phố; Triển lãm nghệ thuật “Tây nguyên huyền diệu”; Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Hát về Đà Lạt”; Chương trình “Đêm hội kỷ lục Việt Nam”; Chương trình bế mạc với “ Lưu luyến Đà Lạt” gồm 5 chương trình nhỏ.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu Lễ hội truyền thống và Lễ hội hiện đại Việt Nam qua Báo chí (Trang 45 - 48)