Lễ hội hiện đại có tác dụng giới thiệu những tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền trên đất nước:

Một phần của tài liệu Tìm hiểu Lễ hội truyền thống và Lễ hội hiện đại Việt Nam qua Báo chí (Trang 49 - 51)

2. Ưu điểm của lễ hội hiện đại:

2.3Lễ hội hiện đại có tác dụng giới thiệu những tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền trên đất nước:

các vùng miền trên đất nước:

Bằng hình thức tổ chức các lễ hội hoành tráng những sản vật địa phương, những tiềm năng phát triển kinh tế vùng được giới thiệu với các du khách trong và ngoài nước. Đặc biệt, nhờ có các phương tiện thông tin đại chúng đưa tin một cách rộng rãi nên hiệu quả quảng bá càng cao hơn.

đầu tư xây dựng thành một sự kiện du lịch truyền thống nhằm đa dạng hoá các sản phẩm du lịch của thành phố

Lễ hội trái cây được tổ chức từ 9 năm nay với mục đích nhằm: giới thiệu tiềm năng và tôn vinh sản vật cây trái miền Nam, đẩy mạnh quảng bá hình ảnh và hoạt động du lịch của TP.Hồ Chí Minh gắn với du lịch sinh thái của cả khu vực. Trong khuôn khổ lễ hội còn có tổ chức các hội thi như: Hội thi tạo hình bằng trái cây; Thi ăn trái cây nhanh nhất…dành cho các du khách. Sự thành công của lễ hội trái cây đã góp phần rất lớn trong việc xây dựng hình ảnh trái cây Việt Nam ra thế giới tiến một bước tới việc xây dựng thương hiệu trái cây Việt Nam.

VietNamNet có bài: “Quốc Tế hoá lễ hội trong năm du lịch Đà Nẵng

2005” với tít dẫn: “Năm du lịch Đà Nẵng 2005 sẽ là dịp giao lưu văn hoá, lễ hội với các tỉnh miền Trung- Tây Nguyên, với các nước trong khu vực, Trung Quốc, Nhật Bản…” Đà Nẵng vốn là một tỉnh có nhiều lợi thế phát triển kinh tế nhiều tiềm năng chưa được khai thác, là của ngõ kinh tế quan trọng của các tỉnh miền Trung. Chính vì thế, việc tổ chức lễ hội tại đây có kết quả nhiều mặt về kinh tế, du lịch, văn hoá nghệ thuật.

2.4Lễ hội hiện đại còn là cơ hội giao lưu văn hoá, bày tỏ tinh thần đoàn kết quốc tế với thế giới.

Báo Tiền Phong Chủ Nhật số 41/2005 có bài đinh và ảnh đinh: “Ngày

chữ: 1000 người là đại sứ, tham tán và lưu học sinh ngước ngoài tham gia/ 100 sinh viên tham gia vẽ bức tranh cổ động lớn nhất từ trước tới nay.

Với khẩu hiệu: “Hoà bình- Hữu nghị- Hợp tác- Phát triển”đồng thời là chủ đề của bức tranh cổ động. Tổng đạo diễn NSND Chu Thuý Quỳnh cho biết: “ Đây hoàn toàn không phải là một lễ hội thông thường mà nó là một ngày hội gửi thông điệp vì Hoà Bình tới bạn bè quốc tế từ một thành phố vì hoà bình. Sự tham gia của lưu học sinh các nước: Hàn Quốc, Nga, Inđônêsia, Trung Quốc, ấn Độ…5000 người tham gia đi bộ vì hoà bình…20 đàn chim bồ câu được thả cùng bóng bay mang thông điệp: “Vì một ngày mai tốt đẹp hơn, vì một nền hoà bình trên toàn thế giới, vì tình bạn bè an hem thân thiết giữa Việt Nam với bè bạn”

(VietNamNet 08/10/2005: Hà Nội Tưng bừng lễ hội văn hoá vì hoà bình)

Các lễ hội Festival Thanh niên, sinh viên thế giới được tổ chức ở các nước trên thế giới và đoàn Việt Nam luôn là đoàn đại biểu tích cực và thu hút được sự chú ý của bạn bè quốc tế. Báo Tiền Phong số 108 (01/06/2005) có tít bài chạy ngay dưới tiêu đề báo: “15.000 bàn trẻ thuộc 100 quốc gia tham

dự Festival Thanh niên Sinh Viên thế giới 16”. Chúng ta đã đem tinh thần

Việt Nam, văn hoá Việt Nam và những trang sử hào hùng của Việt Nam giới thiệu với thế giới.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu Lễ hội truyền thống và Lễ hội hiện đại Việt Nam qua Báo chí (Trang 49 - 51)