Các lễ hội hiện đại giống nhau đến mức nhàm chán:

Một phần của tài liệu Tìm hiểu Lễ hội truyền thống và Lễ hội hiện đại Việt Nam qua Báo chí (Trang 54 - 55)

2. Ưu điểm của lễ hội hiện đại:

3.1 Các lễ hội hiện đại giống nhau đến mức nhàm chán:

Lễ hội hiện đại khi mới xuất hiện đã thu hút được sự chú ý và thích thú của đông đảo nhân dân trong cả nước. Người dân đã từng háo hức biết bao mỗi khi trong nước tổ chức những lễ hội hoành tráng và rực rỡ. Những lễ hội hiện đại được truyền hình trực tiếp trên truyền hình giúp công không có điều kiện tham dự trực tiếp gián tiếp thưởng thức không khí của lễ hội. Nhưng đáng buồn là không thể tránh khỏi sự lặp lại của các lễ hội trong các nghi thức, các màn trình diễn múa, lễ rước…ở lễ hội nào cũng na ná giống lễ hội nào. Sự trùng lặp của các hình thức tổ chức và trình diễn là do những đạo diễn các lễ hội này dù tài ba nhưng chỉ do một hai khối óc mà thôi. Hai đạo diễn được coi là “ăn khách” nhất hiện nay là Đạo diễn NSND Phạm Thị Thành và NSND Múa Chu Thuý Quỳnh. Hai nhà đạo diễn này được mời làm tổng đạo diễn rất nhiều chương trình lễ hội có quy mô lớn nhất cả nước. Các lễ hội được tổ chức có tầm vóc và hấp dẫn, kết hợp được tính lịch sử và nghệ thuật, nâng lễ hội vượt khỏi tầm vóc địa phương.

Báo Lao động số 77(19/03/2005) có bài: “Kịch Bản lễ hội văn hoá du

lịch, giống nhau đến mức nhàm chán” của Nguyễn Minh Ngọc “Gần đây,

nhiều tỉnh thành phố đã tổ chức các hoạt động lễ hội văn hoá du lịch với mục đích để tôn vinh, quảng bá hình ảnh, vị thế, tiềm năng của địa phương mình là rất đáng trân trọng, song đáng buồn là cách thức thể hiện lại quá giống nhau. Trình tự và các dạng thức hoạt động trong lễ hội đã trở nên nhàm đến mức gần như ai cũng “thuộc”. Đại loại là sau bài phát biểu của lãnh đạo đại diện cho địa phương là màn diễn “tái hiện lịch sử”, rồi đạo diễn thể hiện câu chuyện sân khấu cùng màn múa minh hoạ với những anh hùng địa phương đến anh hùng dân tộc và tiếp theo là hai cuộc kháng chiến và sau đó là thời kỳ hiện đại với khí thế vươn lên xây dựng quê hương…”

Thực ra môtíp như thế này không phải là không có ưu điểm nhưng rõ ràng việc bê nguyên xi kịch bản từ tỉnh này sang tỉnh khác như hiện nay quả là không ổn chút nào. Đó là biểu hiện của sự nghèo nàn trong ý tưởng tổ chức và sự thiếu sáng tạo trong việc vận dụng và kết hợp yếu tố truyền thống với hiện đại trong lễ hội. Một đạo diễn cho biết: “Thực ra không phải chúng tôi thích và nghèo ý tưởng mà các lãnh đạo địa phương muốn vậy. Chúng tôi phải lấy thời lượng phát sóng của Đài Truyền hình ra khống chế chứ nếu không họ còn đề nghị làm dài hơn nữa.”

(VietNamNet 27/04/2005. Hát mừng non sông đất nước)

Một phần của tài liệu Tìm hiểu Lễ hội truyền thống và Lễ hội hiện đại Việt Nam qua Báo chí (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w