Những giá trị lợi ích xã hội của hoạt động karaoke:

Một phần của tài liệu Quản lí nhà nước đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ Karaoke tại thành phố Biên hòa (Trang 64 - 75)

Karaoke là một công cụ hiện đại, được chế tạo đặc biệt rất chuyên dụng; thiết kế nhỏ, gọn; có thể hòa âm phối khí và hiển thị âm thanh, hình ảnh minh hoạ tách rời. Thông qua phương tiện karaoke, mọi người có thể tự trình diễn và cảm nhận hết nội dung sâu xa của bài hát đó. Theo Maxkagal, con người cần có 7 loại nhu cầu cơ bản như: nhu cầu sinh học, nhu cầu an ninh (thuộc nhu cầu vật chất); nhu cầu tình cảm, nhu cầu kính trọng, nhu cầu được tham gia hoạt động thực tiễn, nhu cầu tri thức, nhu cầu thẩm mỹ (thuộc nhu cầu tinh thần). Con người ngoài việc được thỏa mãn nhu cầu vật chất như: ăn uống, ngủ, nghỉ, mặc, sinh tồn..., còn phải được thỏa mãn về nhu cầu tinh thần: thư giản, vui chơi giải trí, du lịch an dưỡng, tư duy …

Karaoke là một loại hình văn hóa phục vụ nhu cầu tinh thần, con người luôn có ý chí vươn tới tự điều chỉnh mình “đi một đàng học một sàn khôn”. Sau những giờ làm việc căng thẳng thì vui chơi giải trí bằng sinh hoạt hát karaoke là một trong những hoạt động cần thiết và bổ ích, nó giúp mỗi cá nhân tự hoàn thiện chính mình, tự nâng cao nhận thức về thẩm mỹ, thiết lập mối quan hệ giao tiếp 2 chiều; hát karaoke làm cho ta cân bằng về mặt tâm - sinh lý; giúp tinh thần hưng phấn để tái sản xuất nâng cao chất lượng hiệu quả lao động cao hơn.

Các mối quan hệ xã hội là một phần không thể thiếu trong cuộc sống con người. Nhu cầu vui chơi giải trí của con người không phải chỉ cho riêng mình mà là còn giao lưu tình cảm với nhiều người. Từ đó, có thể nói karaoke không những được ưa chuộng bởi vai trò giải trí, mà còn có chức năng xã hội, tạo sự đoàn kết, gắn bó trong quan hệ, thân ái giữa đồng nghiệp, tình thương yêu giữa các thành viên trong gia đình và ngoài xã hội.

Đối với những người sống trong xã hội hiện đại luôn đối đầu với áp lực và nguy cơ căng thẳng (stress), thì không có hình thức giải trí vừa tiện lợi, vừa ít tốn kém nào có thể làm cho họ thư giản, tỉnh táo và bớt căng thẳng như karaoke.

Những ghi nhận về ý kiến của các ca sĩ chuyên nghiệp về hát karaoke: Ca sĩ Hồng Ngọc cho biết: "những ca sĩ như chúng tôi cũng thường vào karaoke để thư giản và giảm stress, chung vui với bạn bè trong giới hoặc người thân thuộc" và nhiều ca sĩ trẻ mới bước vào nghề cũng thử lấy sự tự tin, tìm ưu hoặc khuyết điểm trong chất giọng của mình khi đi hát karaoke

Không chỉ hát karaoke để thư giản mà phải nói là thích hát. Đó là trường hợp của ca sĩ Quang Dũng. Anh tự nhận "... mỗi lần tham gia những buổi tiệc họp mặt, sinh nhật… của bạn bè đãi trong quán karaoke thì Quang Dũng lại rất thích. Việc hát trong phòng karaoke với nhóm bạn mang đến một cảm giác ấm áp và vui vẻ. Karaoke cũng góp phần làm cho nhiều bài hát đi sâu vào lòng người, là cơ hội dễ dàng để chúng ta nghe lại nhiều bài hát đã và đang yêu thích, hơn nữa lại có thể nghe lại qua chính giọng hát của mình.

Tôi mong rằng "tỷ số" trong karaoke sắp tới sẽ là 90% là tích cực (phục vụ nhu cầu giải trí cộng đồng), chỉ 10% tiêu cực. Nhưng xin nói rõ rằng bản thân karaoke hoàn toàn không có lỗi cho 10% tiêu cực này, chỉ do những người kinh doanh lợi dụng karaoke để phạm pháp mà thôi.

Karaoke giúp cho con người chững chạc hơn, đủ tự tin khi đứng trước đám những, ca hát giúp mọi người giải tỏa stress và làm việc tốt hơn. đông. Nhiều học sinh, sinh viên,... rất lúng túng khi đứng trước đám đông mà bàn luận về một vấn đề nào đó. Hẳn mọi việc sẽ khác hơn khi trước đó họ đã tham gia những buổi hát karaoke cùng với bạn bè, người quen. Chỉ cần sự khuyến khích bằng một tràng vỗ tay hay một cái vỗ vai thân thiện “bạn hát hay lắm” đã khiến họ dần dần có sự tự tin và mạnh dạn hơn khi tiếp xúc trước đám đông, công chúng.

Theo chuyên viên tư vấn tâm lý Trần Thị Hồng Hà - Trung tâm tư vấn Tình yêu - Hôn nhân - Gia đình Hội LHTN Việt Nam: “Hát karaoke cũng là một

cách rèn luyện tính tự tin! Theo tôi, hát karaoke là một hình thức giải trí lành mạnh, có thể tạo được tính hòa đồng trong một tập thể và đặc biệt. Bạn là một người nhút nhát, thường e ngại trước đám đông, nhưng khi cùng sinh hoạt hát karaoke, bạn có thể tập tính dạn dĩ dần với việc mạnh dạn cầm chiếc micro hát giữa mọi người. Qua một số ca tư vấn, tôi nhận thấy nhiều bạn trẻ hiện nay do môi trường làm việc thường đóng khung trong một văn phòng, ít có điều kiện giao tiếp nên thường dẫn đến tâm lý nhút nhát, rụt rè, thiếu kỹ năng trong giao tiếp... Và một “mẹo” nhỏ mà tôi thường mách với bạn trẻ trong các trường hợp tư vấn này là hãy cùng bạn bè đi hát karaoke!”.

Việc thư giãn, giải trí bằng đi hát karaoke như là một liều thuốc bổ mà một số Bác sĩ tâm lý đã công nhận phương pháp sử dụng karaoke để chữa bệnh. Theo chuyên gia trị liệu bằng âm nhạc cho biết, họ dùng phương pháp karaoke áp dụng đối với những người ở độ tuổi trung niên và lứa tuổi trẻ em có bệnh lý đặc biệt; các chuyên gia đã thành công khi cho bệnh nhân thể hiện bài hát quen thuộc đó là phương pháp trị liệu của mình. Karaoke là cách hữu hiệu nhất để giữ cho đầu óc người già được minh mẫn hơn, giúp họ nhận diện được các từ xuất hiện trên màn hình; trẻ em có thể nhìn thấy chữ viết của những bài hát mẫu giáo mà chúng yêu thích; và đối với chúng ta đó là một cách tập đọc đồng thời để rèn luyện thị giác (đôi mắt) của mình được nhanh nhẹn hơn. Karaoke còn được dùng để chữa bệnh hen suyễn; ban đầu bệnh nhân không thể hát karaoke hết trọn bài, nhưng hát đi hát lại nhiều lần và kiên trì tập luyện rồi họ cũng sẽ hát hết trọn bài một cách liền mạch mà không phải nghỉ để lấy hơi.

Cũng có thể từ sự thích thú tham gia hát karaoke cho vui, nhưng qua nhiều lần thử nghiệm giọng hát của mình, người hát đã cảm thấy có triển vọng làm ca sĩ chuyên nghiệp; và trên thực tế đã có nhiều ca sĩ cũng bắt nguồn sự nghiệp ca hát của mình bằng hát karaoke.

Chào mừng kỷ niệm 31 năm ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng, ngành văn hóa thành phố Biên Hòa đã phối hợp với Công ty Cổ phần dịch vụ Phú Nhuận Maseco thành phố Hồ Chí Minh, tuyển chọn và thực hiện 10 ca khúc hát về thành phố Biên Hòa - Đồng Nai thu vào đĩa hát karaoke phát hành trên

toàn quốc, nhằm giới thiệu quê hương đất nước con người Biên Hòa - Đồng Nai, được mọi người đón nhận như là món quà tinh thần độc đáo.

Hơn thế, hoạt động karaoke đã góp phần dấy nên phong trào văn nghệ trên diện rộng tại các khu phố, ấp văn hóa, trường học, lực lượng vũ trang, nhà máy xí nghiệp... ở mọi thành phần, lứa tuổi. Hàng năm, tại các địa phương diễn ra phong trào ca hát quần chúng như: Thi hát karaoke dành cho thiếu nhi, thanh thiếu niên, người cao tuổi như: phường Tân Tiến thành phố Biên Hòa tổ chức hoạt động này rất thường xuyên. Từ năm 2001 - 2004 ngành văn hóa thông tin thành phố là đơn vị khởi đầu đã tổ chức “Hội thi hát karaoke dành cho các chủ cơ sở” bằng hình thức xã hội hóa được sự tham gia hưởng ứng sôi nổi và đông đảo của các chủ cơ sở. Đặc biệt, năm 2005 với sự tài trợ 100% kinh phí của Công ty Cổ phần dịch vụ Phú Nhuận Maseco thành phố Hồ Chí Minh, đã tổ chức thành công “Hội thi karaoke thành phố Biên Hòa mở rộng lần V - Giải thưởng Ariang” với quy mô lớn và truyền hình trực tiếp trên sóng Đài Đồng Nai, thu hút hơn 400 thí sinh toàn tỉnh tham gia, đã tạo nên không khí sôi nổi, qua đó tuyển chọn được những giọng hát hay bổ sung cho phong trào ca hát thành phố Biên Hòa và tỉnh Đồng Nai.

Trong một buổi trò chuyện, với vai trò là chánh chủ khảo Hội thi karaoke tại thành phố Biên Hòa, ý kiến của nhạc sĩ Nguyễn Văn Hiên - Hội viên Hội Âm nhạc TP Hồ Chí Minh, như sau: “Chúng tôi từng tổ chức và tham gia chấm thi nhiều cuộc thi karaoke dành cho giới trẻ và quần chúng tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh tổ chức. Tôi nhận thấy nhu cầu giải trí bằng hình thức karaoke trong giới trẻ và quần chúng là rất lớn. Trong một số cuộc thi karaoke, có từ 70% - 80% thanh thiếu niên thích chọn các bài hát Cách mạng. Nội dung các bài hát karaoke đều đã được kiểm duyệt; nên nếu có ý kiến về karaoke thì tôi chỉ muốn góp ý một điều: các hình ảnh minh họa phải ăn khớp với bài hát. Theo tôi, chúng ta nên khuyến khích karaoke lành mạnh phát triển đồng thời xử lý thật nghiêm những điểm karaoke trá hình. Hát karaoke cũng là một cách giao lưu văn hóa rất tốt. Hơn thế nữa, còn là một cách để phát triển văn hóa quần chúng”.

Hiện nay, karaoke còn có mặt ở tất cả mọi nơi, gần đây trên các xe ô tô của ngành du lịch nhà nước và tư nhân cũng trang bị máy hát karaoke để khách ca hát trên xe, vừa thư giản vừa tạo cảm giác rút ngắn thời gian trên hành trình du lịch của mình.

Hoạt động karaoke còn mang lại nguồn thu từ chính sách thuế cho ngân sách thành phố. Mức thu thấp nhất đối với các hộ kinh doanh cá thể nhỏ (1 đến 3 phòng) từ 300 đến 500 ngàn đồng/tháng; hộ (4 đến 6 phòng) từ 1 đến 2 triệu đồng/tháng; hộ (7 phòng trở lên) khoản 4 triệu đồng/tháng. Đối với nhà hàng karaoke, DNTN, Công ty TNHH mức thuế hàng tháng gần 10 triệu đồng. Hàng năm, các cơ sở kinh doanh karaoke đã đóng góp cho ngân sách thành phố hơn tỷ đồng.

Ngoài những giá trị và lợi ích xã hội vừa nêu trên, nhưng có không ít các trường hợp đã làm người hát karaoke đã thực sự bối rối do “sự biến tướng của ca từ” khi hát và nghe karaoke. Sự làm việc thiếu nghiêm túc của những người thực hiện chương trình karaoke đã vô tình biến các nhạc sĩ và người hát karaoke thành trò đùa.

Ví dụ: Trong bài hát Biết đâu nguồn cội của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

có đoạn: “Em đi qua chuyến đò, thấy con trăng đang nằm ngủ” thì trong karaoke

viết là “… thấy con trâu đang nằm ngủ”. Hình ảnh vầng trăng trong nghệ thuật

thường biểu tượng cho cái đẹp cao cả, lãng mạn; con trâu là con vật gần gũi và quen thuộc với nông dân Việt Nam nhưng không thể đánh đồng hai hình ảnh này với nhau được.

Chân quê - bài hát mang âm hưởng dân ca phổ thơ Nguyễn Bính có

đoạn: “Nào đâu cái áo tứ thân? Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen ?” thì trong

karaoke viết là: “Nào đâu ... cái quần đáy đen”. Bài hát là lời nhắn nhủ của

chàng trai dành cho cô gái mà anh yêu, khuyên cô đừng ham đua đòi mà đánh mất cái đẹp chân quê. Quần nái đen thường kết hợp với áo tứ thân, khăn mỏ quạ là y phục truyền thống của người lao động Việt Nam xưa, thể hiện cái đẹp mộc mạc, giản dị của các cô thôn nữ. Quần “đáy đen” thì chưa thấy bao giờ, hát lên

ắt phản tác dụng, mất ý nghĩa của cả bài hát, mất nét đẹp thuần phong mỹ tục của dân ca.

Bài hát Lần đầu tiên nói dối (nhạc ngoại, lời Việt) có đoạn: “Lần đầu

tiên em nói dối... chỉ bởi yêu anh mà ra thôi. Em biết em ngu mà vẫn yêu”, những từ ngữ thô tục như vậy sao lại đưa vào nghệ thuật?

Nên chăng các nhà sản xuất cần chú ý hơn để tránh những sai sót lẻ ra không nên có để góp phần làm karaoke thật sự mang đậm nét độc đáo, trong sáng, văn minh.

3.1.2. Những nguyên lý tổ chức hoạt động và nhu cầu sinh hoạt của công chúng về hoạt động karaoke.

Sau khi Bộ Văn hóa - Thông tin đệ trình lên Chính Phủ đề nghị cấm tổ chức, cá nhân Việt Nam kinh doanh karaoke trên địa bàn toàn quốc kể từ ngày 01/01/2005. Theo thông tin từ mạng Internet đã có 66 ngàn ý kiến đề nghị, phản hồi, chất vấn từ các cơ quan ngôn luận và những người quan tâm trên cả nước về việc “cấm karaoke” này. Qua khảo sát thăm dò, xin trích nêu một vài ý kiến tiêu biểu sau đây để rộng đường dư luận...

“Lại thêm 1 kiến nghị theo kiểu " Cấm xe ngoại tỉnh vào Hà Nội". Sao không đề ra các biện pháp chủ trương để quản lý thay vì khai tử nó. Thiết nghĩ, nghị định 87/88 CP thừa sức quản lý kiểm soát những mặt trái của ngành nghề nầy. Vấn đề là người làm công tác quản lý có thực thi triệt để chưa. Nên xem xét lại xem mình đã làm hết chức năng chưa rồi hãy bàn đến việc cấm”.

“Karaoke là loại hình giải trí, là nét đẹp trong đời sống văn hóa tinh thần, đi hát karaoke là nhu cầu có thật của đông đảo người dân, bản thân nó không có gì là xấu, là độc hại hay tiêu cực... Chỉ có vấn đề người ta đã sử dụng nó không phù hợp, lợi dụng hát karaoke để làm những việc không liên quan gì đến karaoke, gây tác hại đến thuần phong mỹ tục... Theo tôi, xét về tổng thể và về lâu dài, không nên và khó có thể cấm đoán được dịch vụ karaoke. Vấn đề đặt ra là các cơ quan chức năng cần nâng cao năng lực quản lý và trách nhiệm trong việc kiểm soát các tiêu cực phát sinh ăn theo hoạt động karaoke”.

“Nếu đóng cửa karaoke vì tệ nạn xã hội thì những dịch vụ khác như bar, phòng trà, khách sạn, massa… cũng là nơi có thể xảy ra nhiều tệ nạn tại sao không đóng cửa? Karaoke cũng là một mô hình văn hóa, nó tốt hay xấu là do việc quản lý của nhà nước. Nay nếu đề nghị dẹp bỏ loại hình karaoke thì sự đề nghị này không khả thi”.

“Tôi nghĩ lệnh cấm karaoke là một lệnh thiếu cơ sở khoa học. Bởi vì nó không phải là điều tất yếu để giảm bớt tệ nạn xã hội. Không có karaoke, tệ nạn xã hội sẽ phát sinh ở một môi trường khác để tồn tại. Dẫu sao đi nữa karaoke là điểm tụ hội của các bạn trẻ có nhu cầu giải trí lành mạnh”

“Khi cho phép mở một điểm giải trí, chính quyền địa phương phải có trách nhiệm biết rõ những hoạt động của nơi đó, phải biết rõ họ hoạt động có lành mạnh hay không. Đây là trách nhiệm của chính quyền địa phương, không phải của người dân. Nếu họ mở khu giải trí đúng theo qui định giải trí lành mạnh thì không có lý do gì cấm cản”.

“Mọi người ai cũng có nhu cầu ca hát, cấm rồi thì hát ở đâu? Không lẽ mua dàn máy karaoke về nhà đóng cửa mà hát? Đây là một loại hình giải trí, nếu cấm rồi sẽ như thế nào? Đúng là karaoke có những mặt xấu, điều này tôi đồng ý nhưng không lẽ cái gì có mặt xấu thì cứ bỏ nó đi là xong?”

Một cựu cán bộ đoàn thanh niên cho biết: “Nếu cấm dịch vụ karaoke là loại bỏ một hình thức văn hóa của thanh niên. Karaoke là một hoạt động văn hóa tinh thần của thanh niên nói riêng, của người dân nói chung. Karaoke cũng là món ăn tinh thần phục vụ nhu cầu văn hóa của mọi người cho nên điều quan trọng nhất là phải làm sao để karaoke phát triển, hoạt động đúng hướng và lành mạnh. Tăng cường công tác quản lý là để hạn chế những ai lợi dụng karaoke để

Một phần của tài liệu Quản lí nhà nước đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ Karaoke tại thành phố Biên hòa (Trang 64 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)