Văn hóa truyền thống: Dân cư sinh sống chủ yếu trên địa bàn thành phố Biên Hòa là người Kinh, một số ít là dân tộc Hoa và một vài dân tộc bản địa khác với số lượng không đáng kể. Tất cả dân tộc đều sống xen lẫn với người Kinh từ lâu đời nên nếp sống, sinh hoạt hầu hết đều hòa nhập với người Kinh. Thành phố Biên Hòa có 6 tôn giáo chính như: Phật giáo, Công giáo, Tin lành,
Cao đài, Hòa Hảo, Hồi giáo. Các tôn giáo đều được tự do tín ngưỡng của riêng mình theo phương châm “ Tốt đạo, đẹp đời”.
Biên Hòa - Đồng Nai là vùng đất Trấn Biên xưa có bề dày lịch sử hơn 300 năm hình thành và phát triển (1698 - 2006). Với tinh thần đoàn kết, lao động, sáng tạo, nhân dân Biên Hòa - Đồng Nai đã xây dựng nên vùng đất phát triển về kinh tế, để lại dấu ấn khá đặc sắc về văn hóa, nghệ thuật, truyền thống lịch sử. Từ đó cũng hình thành nên những phong tục, tập quán tín ngưỡng dân gian trong đời sống hàng ngày trong tập tục: sinh, dưỡng; hôn nhân; việc tang; thờ cúng ông bà; thờ vọng các anh hùng dân tộc… Với sự phát triển của nền kinh tế công nghiệp, những tập quán, phong tục cổ xưa vẫn còn mang đậm dấu ấn và lưu giữ lại như những giá trị văn hóa truyền thống. Các tập tục không phù hợp trong đời sống của người dân dần tự mất đi theo thời gian như: tục khóc mướn, cướp quan tài, nằm đường ... (trong tang ma); “gái hơn hai, trai hơn một”, mai dong, thách cưới… (trong cưới, hỏi); “gởi, nuôi - đem bỏ”, “con so nhà mạ, con rạ nhà chồng”; nằm lửa; (trong sinh dưỡng)…
Hiện nay đời sống người dân thành phố từng bước được nâng lên, cuộc sống theo đời sống văn hóa mới; tục thờ vọng các danh nhân anh hùng dân tộc được thể hiện bằng việc xây dựng, trùng tu, sửa chữa một số công trình như: Đền Nguyễn Hữu Cảnh (Xã Hiệp Hòa), Nguyễn Văn Cự (phường Tân Tiến)… đó là đạo lý, là truyền thống quý báu ngàn đời của dân tộc Việt Nam nói chung và người dân thành phố Biên Hòa nói riêng.
Các thiết chế văn hóa và hoạt động văn hóa: Hơn 30 năm từ sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng, thành phố Biên Hòa đang trong giai đoạn phấn đấu trở thành đô thị loại I, nhưng việc đầu tư các thiết chế văn hóa cơ bản phục vụ đời sống tinh thần cho nhân dân còn ở mức “khiêm tốn”. Hiện thành phố có: 1 Trung tâm Văn hóa - thông tin, được cải tạo lại từ nhà hát Nam Hà xây dựng từ năm 1957 (sắp tới sẽ bàn giao để xây dựng Trung tâm thương mại); 1 thư viện thành phố (nay thu hẹp thành Thư viện thiếu nhi), 1 nhà truyền thống thành phố (nằm trong khuôn viên di tích lịch sử văn hóa Nhà hội Bình Trước). Tất cả các thiết chế văn hóa đều được cải tạo lại từ cơ sở cũ, nay đã xuống cấp; nên
chưa đảm bảo đủ điều kiện thuận lợi cho yêu cầu phục vụ hưởng thụ văn hóa tinh thần cho nhân dân.
Cùng với sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh Đồng Nai, Đảng bộ và nhân dân thành phố Biên Hòa phấn khởi chào đón công trình văn hóa Văn miếu Trấn Biên, một biểu trưng tiêu biểu của nền văn hóa giáo dục vùng đất Trấn Biên xưa và nay là Miền Đông Nam bộ. Được tái phỏng dựng từ năm 1998, đã khánh thành giai đoạn I vào năm 2001 và đang tiếp tục xây dựng giai đoạn II, sẽ khánh thành vào cuối năm 2006 với tổng diện tích gần 20 hec-ta.
Mặc dù cơ sở vật chất, các thiết chế văn hóa còn nhiều hạn chế. Nhưng bằng sự vận dụng, linh hoạt, sáng tạo. Ngành văn hóa thành phố đã phối kết hợp với các đơn vị nhà nước cấp Tỉnh, đồng thời vận dụng khai thác mặt bằng của tư nhân (CLB Sông Phố, cà phê - sân khấu biểu diễn nghệ thuật Cội Nguồn, Sân khấu ca nhạc Nam Sơn; CLB khiêu vũ Dư âm…) để tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ phục vụ nhân dân. Kết quả hoạt động văn hóa của thành phố luôn gắn chặt với mục tiêu định hướng phát triển cũng như yêu cầu của tỉnh. Trong những năm qua hoạt động văn hóa trên địa bàn thành phố không ngừng phát triển trên các mặt; hoạt động thông tin tuyên truyền đã có nhiều nổ lực trong việc thông tin, tuyên truyền phục vụ các ngày lễ kỷ niệm trọng đại của dân tộc, các đợt sinh hoạt chính trị quan trọng của tỉnh và thành phố Biên Hòa. Toàn thành phố có 27 đội thông tin lưu động, (1 đội thành phố và 26 đội phường, xã) hàng năm tổ chức hàng trăm lượt phục vụ đưa thông tin về cơ sở.
Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa được triển khai thực hiện có hiệu quả. Năm 2005, thành phố có 85% hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa (năm 2000 là 70%); trên 80% ấp, khu phố văn hóa (năm 2000 là 15%), 95% cơ quan đơn vị có đời sống văn hóa tốt; có 2 phường, xã đạt chuẩn văn hóa; 2 chợ văn hóa; 1 đường phố văn hóa và đang trong giai đoạn xem xét các tiêu chí để công nhận chung cư văn hóa…
Hiện nay, thành phố có 14 di tích (13 di tích được xếp hạng theo cấp quốc gia và 1 di tích xếp hạng cấp tỉnh). Riêng Văn miếu Trấn Biên đến nay đã đón tiếp hơn 2.000 đoàn khách từ Trung ương đến các tỉnh, huyện trong cả nước
đã phục vụ trên 20.000 lượt người tham quan. Hàng năm Tỉnh và thành phố tổ chức nhiều hoạt động khá quy mô như: kỷ niệm 290 năm Văn miếu Trấn Biên (1715 - 2005); kỷ niệm các ngày lễ có ý nghĩa dân tộc, tuyên dương học sinh giỏi… Văn miếu Trấn Biên còn là nơi nhiều người biết đến và xem đó như biểu tượng giáo dục truyền thống về tôn sư trọng đạo và ghi nhớ công lao đóng góp của những danh nhân văn hóa trên cả nước.
Ngoài ra, thành phố Biên Hòa còn có thuận lợi là được hưởng thụ văn hóa từ các thiết chế văn hóa của tỉnh đóng trên địa bàn như: Trung tâm văn hóa tỉnh, nhà văn hóa thiếu nhi, nhà triển lãm, thư viện, bảo tàng, rạp chiếu phim, nhà sách, điện ảnh, đội thông tin lưu động tỉnh…
Về hoạt động văn hóa chuyên nghiệp cũng được đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nâng cao chất lượng chuyên môn; hiện nay các đoàn ca múa nhạc Đồng Nai, đoàn cải lương Đồng Nai đã có nhiều tiến bộ trong lĩnh vực biểu diễn nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu thưởng thức văn hóa văn nghệ của nhân dân thành phố cũng như các địa phương trong tỉnh. Các đoàn biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp từ các tỉnh, thành phố Hồ Chí Minh về tổ chức biểu diễn phục vụ đã góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người dân thành phố ngày càng tốt hơn; làm cho bộ mặt văn hóa thành phố thêm khởi sắc.
Y tế và chăm sóc sức khoẻ: Đến nay 100% phường, xã trên địa bàn đều có trạm y tế và đều có nhân viên y tế cộng đồng, có bác sĩ phục vụ. Ngoài hệ thống các trạm y tế, trên địa bàn thành phố còn có 1 bệnh viện Trung ương và 5 bệnh viện tỉnh đóng trên địa bàn, 3 trung tâm y tế và 1 bệnh viện đa khoa của thành phố và 795 cơ sở khám chữa bệnh tư nhân. Quy mô và trang thiết bị của các cơ sở y tế đã được trang bị tương đối phù hợp với yêu cầu khám chữa bệnh của nhân dân trong khu vực; số lượng người được khám bệnh tại các cơ sở y tế nhà nước bình quân mỗi năm là 1.300 ngàn lượt người. Hệ thống vệ sinh phòng dịch thành phố được bố trí theo kiểu trực tuyến từ tỉnh đến các ấp, khu phố; tuyến tỉnh có 1 trung tâm y tế dự phòng, tuyến thành phố có 1 đội y tế dự phòng, tuyến phường, xã có các trạm y tế cơ sở. Công tác bảo vệ bà mẹ và trẻ em, kế hoạch hóa gia đình được thực hiện thông qua các hệ thống dịch vụ y tế đan xen
lẫn nhau để đem lại hiệu quả cao, kết quả là các trẻ em suy dinh dưỡng có chiều hướng giảm dần, đến năm 2004 trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn 13,5%.
Giáo dục: Thực hiện Nghị quyết của Trung ương về định hướng phát triển giáo dục đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Sự nghiệp giáo dục đào tạo của thành phố phát triển nhanh và toàn diện trong giai đoạn đổi mới (1986 - 2005) cả về quy mô, chất lượng và số cơ sở trường lớp, đội ngũ giáo viên được đào tạo đầy đủ, đồng bộ. Năm học 2004 - 2005, thành phố có 48 trường mầm non với 2.339 cháu theo học và gần 100 nhóm trẻ; khối giáo dục tiểu học (cấp 1) có 44 trường với 46.216 học sinh; khối phổ thông cơ sở (cấp 2) có 22 trường với 35.776 học sinh; khối trung học phổ thông có 13 trường với 21.000 học sinh theo học. Chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao, đã có chuyển biến rõ nét về dạy và học; tỷ lệ tốt nghiệp bậc tiểu học tăng từ 96,98% (năm 2000) lên 99,98% (năm 2004); tỷ lệ tốt nghiệp phổ thông cơ sở từ 91,71% lên 97,01% (tăng thêm 5,3%); tỷ lệ tốt nghiệp phổ thông trung học từ 81,87% lên 91,53% (tăng thêm 9,66%). 100% phường, xã của thành phố đạt tiêu chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Đến năm 2005 thành phố Biên
Hòa đang phấn đấu chương trình phổ cập phổ thông trung học (theo tiêu chuẩn
quốc gia).
Đào tạo và dạy nghề: Phát triển khá nhanh cả về mạng lưới hoạt động, cơ sở vật chất và chất lượng đào tạo; đến năm 2005 trên địa bàn thành phố có 01 trường đại học dân lập Lạc Hồng, 04 trường cao đẳng nghiệp vụ (Trường cao đẳng sư phạm Đồng Nai; trường Cao đẳng mỹ thuật; phân hiệu Đại học công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh; cao đẳng Sonadezi) và 05 trường trung học chuyên nghiệp với quy mô tuyển sinh ngày càng đông. Từ năm 2000 đến nay, hệ thống giáo dục đại học và trung học chuyên nghiệp trên địa bàn thành phố tuyển sinh mỗi năm từ 7.000 đến 10.000 học sinh và đào tạo trên 60 chuyên ngành; chỉ tiêu tuyển sinh mỗi năm mỗi tăng, tỷ lệ tăng bình quân của trường thấp nhất là 1,8%, cao nhất là 25%.
Năm 2005 trên địa bàn thành phố có 38 cơ sở, trong đó có 2 cơ sở thuộc trung ương quản lý, 16 cơ sở tỉnh quản lý và 20 cơ sở thành phố quản lý. Các
năm vừa qua, trung bình mỗi năm các cơ sở dạy nghề trên địa bàn thành phố đào tạo khoảng gần 10.000 người, phục vụ cho nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế.
Công tác giải quyết việc làm: thành phố Biên Hòa đã có nhiều nổ lực phấn đấu thực hiện đạt kết quả cao về công tác giải quyết việc làm cho người lao động, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp và ổn định cuộc sống cho người dân thành phố. Số người được giải quyết việc làm trên địa bàn thành phố tăng cao qua các thời kỳ. 5 năm (1996 - 2000) đã giải quyết việc làm cho 82.736 người, bình quân mỗi năm giải quyết việc làm cho 16.547 người; 5 năm (2001 - 2005) dự kiến giải quyết việc làm cho 85.338 người, bình quân mỗi năm là 17.068 người, chủ yếu là đưa vào làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp ngoài quốc doanh và giải quyết việc làm tại chỗ theo các chương trình, mục tiêu quốc gia.
Công tác xóa đói giảm nghèo: Năm 2001, toàn thành phố Biên Hòa có 3.858 hộ nghèo (theo chuẩn mực mới), chiếm 3,84% hộ dân cư toàn thành phố. Trong giai đoạn (2001 - 2005), thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo, thành phố đã giúp cho 3.607 hộ vượt nghèo; đến cuối năm 2005 cơ bản không còn hộ nghèo; tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 0,26% (năm 2000) xuống còn 0,06% (năm 2005). Ngoài ra, thành phố còn thực hiện một số chính sách hỗ trợ người nghèo như: cấp thẻ bảo hiểm y tế, xây dựng nhà tình thương, thực hiện tốt việc giảm thuế nông nghiệp và học phí, trợ giúp các mặt hàng thiết yếu cho hộ nghèo...
Thực hiện các chính sách xã hội: Năm 2005, thành phố Biên Hòa hiện đang quản lý 5.888 người trong diện chính sách. Trong những năm qua, thành phố đã tổ chức thực hiện tốt các chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người có công với Cách mạng, ngoài ra còn đầu tư xây dựng 223 nhà tình nghĩa, 17 nhà tình thương, sửa chữa 140 căn nhà ở cho các đối tượng chính sách, vận động đỡ đầu và phụng dưỡng 73 lượt người, tổ chức điều dưỡng 911 lượt người.
Từ những đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội, văn hóa nêu trên cho thấy