Thực tiễn hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke.

Một phần của tài liệu Quản lí nhà nước đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ Karaoke tại thành phố Biên hòa (Trang 44 - 51)

Cùng với xu hướng phát triển chung của cả nước, dòng chảy karaoke bắt đầu đến Biên Hòa từ những năm 1990 (chỉ hơn 20 quán) hoạt động ở dạng tự phát, thường gắn với các quán cà phê, giải khát... tập trung chủ yếu ở các phường nội ô. Chủ quán chỉ cần một đầu máy phát vidéo và vài cuộn băng VHS là có thể kinh doanh karaoke; khách đến hát karaoke chủ yếu là học sinh, sinh viên, công nhân lao động bình dân... để giải khuây trong thời gian rỗi hoặc tổ chức sinh nhật, họp mặt bạn bè...

Năm 1992, do nhu cầu những người tìm đến loại hình vui chơi giải trí này ngày một nhiều lên, các quán karaoke tiếp tục phát triển (khoảng 50 quán) và lan dần ra các phường, xã ngoại ô thành phố. Mức độ đầu tư được chú trọng hơn, với một căn phòng lớn hoặc nhỏ (chủ yếu bằng vách ván) cùng với vài kiểu trang trí đơn sơ, kê vài bộ bàn ghế và trang bị dàn máy karaoke... là đã tăng thu nhập khá cao từ hoạt động này. Lúc này, karaoke được cải tiến nhờ có sự hỗ trợ của máy vi tính với đĩa CDRom (VCD); bài hát được hòa âm phối khí với kỹ thuật cao, khách có thể tự chọn bài hát mình thích, tiết kiệm thời gian so với trước.

Đầu năm 1994, các cơ sở hoạt động tăng lên đáng kể; gần trăm cơ sở mọc lên, tuy vẫn còn hoạt động theo dạng nhỏ, mỗi cơ sở trước đây chỉ hoạt động 01 phòng, nay đầu tư thêm nhiều phòng nữa với trang bị kỹ thuật âm thanh cao hơn (karaoke vi tính có chấm điểm, chọn được nhiều bài hát với đĩa nén midi...), phòng hát trang trí đẹp, bắt mắt hơn nhằm đáp ứng yêu cầu về thẩm mỹ và thu hút khách... Sự cạnh tranh bắt đầu xuất hiện, để nhanh chóng thu lợi nhuận, một số chủ quán karaoke đã đưa thêm ngành nghề ăn uống, “bán bia, rượu” và tuyển “tiếp viên nữ” trẻ đẹp để “câu khách”. Để tránh sự dòm ngó của cơ quan kiểm tra, có nơi chủ “giấu hàng” (gái ôm) bên ngoài các phòng trọ, khi khách muốn có người đẹp phục vụ chỉ cần “a lô” là “có hàng ngay” để khách (nam) “tươi mát”.

Trước sự bùng phát của karaoke với nhiều diễn biến phức tạp; ngày 12/12/1995, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 814/TTg; Chính phủ ban hành Nghị định 87/CP, 88/CP quy định lập lại trật tự trong lĩnh vực hoạt động văn hóa, dịch vụ văn hóa, bài trừ một số tệ nạn xã hội nghiêm trọng. Sau khi nghị định được ban hành, chủ cơ sở muốn hoạt động hợp pháp phải lập thủ tục xin phép đăng ký hành nghề và đăng ký kinh doanh. Đồng thời phải đảm bảo điều kiện hoạt động, điều kiện an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy…

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có 593 cơ sở karaoke. Trong đó thành phố Biên Hòa có số cơ sở karaoke nhiều nhất (195), tiếp đến là huyện Vĩnh Cửu (79), Long Thành (78), Xuân Lộc (46), Trảng Bom (47), Nhơn Trạch (42), Long Khánh (31), Định Quán (32), Tân Phú (28), Thống Nhất (18) và ít nhất là huyện Cẩm Mỹ (7).

Qua công tác thống kê hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa trên địa bàn thành phố Biên Hòa, số liệu như sau:

Năm

Cơ sở karaoke Nguồn thu từ thực hiện

chính sách thuế

Tổng số Có phép Không phép

2001 155 130 25 900 triệu đồng

2002 185 164 21 1 tỷ 100 ngàn đồng

2003 212 182 30 1 tỷ 350 ngàn đồng

2004 232 200 32 1 tỷ 600 ngàn đồng

2005 195 187 28 1 tỷ 800 ngàn đồng

Tính đến tháng 10/2005, theo số liệu rà soát thực hiện Chỉ thị 17/TTg của Thủ tướng Chính phủ, thành phố Biên Hòa đã giảm còn 195 cơ sở, (trong đó: có phép: 187, không phép: 28 cơ sở. Tổng số phòng là 580 phòng/195 cơ sở; cơ sở có số lượng phòng nhiều nhất là Công ty TNHH Uyên Chi - Siêu thị Đồng Khởi: 17 phòng/cơ sở)

Qua báo cáo sơ kết 1 năm thực hiện Chỉ thị 17/TTg (tháng 3/2006) thành phố Biên Hòa tiếp tục giảm còn 158 cơ sở. Nguyên nhân giảm nhanh là do thành phố Biên Hòa có sự tập trung đấu tranh triệt phá các tụ điểm karaoke phức tạp, có dấu hiệu tệ nạn mại dâm, công tác quản lý nhà nước được tăng cường và có những biện pháp siết chặt hơn, xử lý kiên quyết hơn.

Chỉ trong thời gian ngắn (chưa đến 01 năm) đã có 05 cơ sở tự chuyển đổi ngành nghề khác, 22 cơ sở bị đình chỉ hoạt động do kinh doanh không giấy phép, 16 cơ sở vi phạm bị tước quyền sử dụng giấy phép. Các chủ cơ sở đã có trở bộ trong hoạt động và “cảnh giác” hơn, không dám công khai các “chiêu bài” và “lộng hành” như trước nữa. Qua đó, người dân cũng đồng tình khi các tệ nạn xã hội trong hoạt động karaoke có chiều hướng giảm nhanh, đã triệt phá được nhiều tụ điểm nổi cộm (khu phố 6 - Đồng Khởi phường Tam Hiệp, Đường 5 phường Tân Mai, nhà hàng karaoke BT, BL... Và dư luận xã hội càng đồng tình hơn nữa với chủ trương “lành mạnh hóa” hoạt động kinh doanh đối với các quán karaoke và nhà hàng karaoke do Nhà nước quản lý.

Thực hiện thông tư 54/TT-BVHTT về quy hoạch nhà hàng karaoke, vũ trường. UBND thành phố Biên Hòa có văn bản chỉ đạo ngành văn hóa kiểm tra,

rà soát lại hoạt động karaoke trên toàn thành. Tính đến ngày 15/7/2006, thành phố Biên Hòa còn 154 cơ sở đang hoạt động có giấy phép (trong đó có 29 cơ sở

không đảm bảo khoảng cách trên 200m đối với trường học, bệnh viện, cơ sở tôn

giáo - tính ngưỡng, di tích lịch sử - văn hóa, cơ quan hành chính nhà nước) và một vài cơ sở nhỏ hoạt động ở địa bàn ngoại ô không có giấy phép, chủ yếu hoạt động hình thức gia đình.

Theo số liệu thống kê từ năm 1990 đến 5/2005, số cơ sở hoạt động karaoke tăng nhanh và có chiều hướng chựng lại, sau đó giảm nhanh khi Chính phủ ban hành Nghị định 11/2005/NĐ-CP cùng với những quy định chặt chẽ hơn. Tệ nạn xã hội giảm dần, một số cơ sở chuyển sang hình thức kinh doanh khác (massage - xông hơi; hớt tóc thanh nữ, nhà nghỉ, khách sạn, quán ăn uống có gái ôm...), trong dự báo vẫn còn diễn biến phức tạp mà các ngành chức năng không thể chủ quan buông lỏng trong quản lý.

Về hình thức tổ chức hoạt động và kinh doanh dịch vụ karaoke, thành phố Biên Hòa có trên 100 cơ sở tổ chức hoạt động kinh doanh theo hình thức lành mạnh, không có tiếp viên nữ, tập trung ở những hộ cá thể. Nhân viên phục vụ tại các quán nhỏ thường là lao động gia đình; một số quán kinh doanh lớn, sử dụng nguồn lao động phục vụ là những sinh viên của các Trường Đại học, Cao đẳng... vừa học, vừa làm để tăng thêm nguồn thu nhập.

Qua thống kê và tổng hợp số liệu báo cáo của Chính quyền địa phương, đa số các cơ sở kinh doanh hoạt động gia đình đều có ý thức chấp hành tốt các quy định của nhà nước về hoạt động karaoke (giấy phép, điều kiện hoạt động, an ninh trật tự và phòng chống cháy nổ, hợp đồng lao động…). Qua kiểm tra, hầu hết các cơ sở không vi phạm về tệ nạn xã hội, nhưng có vi phạm về các điều kiện hoạt động (độ ồn, ánh sáng, hoạt động quá giờ...). Cá biệt có vài trường hợp do chủ cơ sở thiếu kiểm tra sinh hoạt của khách trong phòng karaoke, nên khi lực lượng kiểm tra đến phát hiện có xảy ra trường hợp thanh niên lợi dụng vào đây hút, hít chất kích thích hoặc trai gái quan hệ thiếu lành mạnh.

Nhìn chung loại hình kinh doanh karaoke gia đình hoạt động tương đối ổn định, các cơ sở vừa kinh doanh vừa phục vụ nhu cầu văn hóa. Một chủ cơ sở

kinh doanh karaoke bộc bạch: “chính vì ham thích ca hát, thêm vào sự động viên của bạn bè, tôi đã nảy sinh mở tụ điểm karaoke và kinh doanh từ năm 1995 cho đến nay”. Chính vì vậy, công tác quản lý nhà nước đối với các cơ sở karaoke hoạt động theo hình thức này, ít gặp khó khăn, phức tạp.

Biên Hòa có khỏang 56 cơ sở hoạt động có tiếp viên nữ (gái ôm) để câu khách với nhiều hình thức. Các quán này thường kinh doanh tập trung thành khu vực như: 9 hộ kinh doanh cá thể ở khu phố I - phường Quang Vinh, mà dư luận báo chí đã lên tiếng về những hoạt động kinh doanh trá hình ở đây và cơ quan chức năng đã thu hồi đồng loạt giấy phép năm 2004; 10 hộ kinh doanh khu phố 6 phường Tam Hiệp cũng đã lần lượt bị kiểm tra xử lý và thu hồi giấy phép do sử dụng tiếp viên nữ trong phòng karaoke và có những dấu hiệu hoạt động không lành mạnh.

Với hình thức hoạt động này, mỗi cơ sở sử dụng từ 5 - 10 tiếp viên nữ phục vụ thường xuyên và không chấp hành đăng ký hợp đồng lao động hoặc có đăng ký hợp đồng lao động nhưng danh sách không trùng khớp với tiếp viên thực tế tại cơ sở. Chủ cơ sở giải thích: “Những lúc quán đông khách thì tiếp viên nữ tự tìm đến xin làm rất đông, nhưng lúc quán vắng khách thì tiếp viên bỏ đi quán khác”. Chính vì vậy, việc đăng ký lao động tại các cơ sở này đa số chưa đảm bảo theo quy định.

Đối với các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn; nhà hàng, quán karaoke lớn sử dụng từ 30 - 50 tiếp viên, các cơ sở này đều chấp hành về thủ tục giấy phép và đăng ký hợp đồng lao động. Các tiếp viên nữ đa số không hưởng lương của chủ, chỉ được chủ bao ăn và hưởng tiền “boa” của khách. Hầu hết, các tiếp viên từ các tỉnh khác đến, tuổi đời từ 16 đến 25 tuổi, ít học (có trường hợp không biết chữ), đa số có hoàn cảnh khó khăn, gia đình nghèo, họ đến thành phố để kiếm sống là chủ yếu; cũng có trường hợp do đua đòi ăn chơi nên đã bất chấp hậu quả lao vào làm gái ôm, và con đường dẫn đến tệ nạn xã hội chỉ trong gang tất. Trong phòng karaoke, sau khi vui vẽ thỏa thích, chỉ cần một tín hiệu riêng, một cái nháy mắt là họ có thể làm bất cứ điều gì (mại dâm tại chổ, đến nhà nghĩ, khách sạn…), miễn sao có được nhiều tiền dù biết

việc làm đó là vi phạm pháp luật. Một gái ôm tâm sự: “Làm nghề này “bạc” lắm, lúc trẻ thì còn ăn khách, nhưng khi quá tuổi (từ 28 trở lên) thì không biết phải là gì nên trong sinh hoạt phải biết tiết kiệm. Sau 5 năm lăn lộn hành nghề với sự tủi nhục đến nay còn dư một số tiền nho nhỏ đủ để mua vài công ruộng để hậu thân, vì họ biết con đường làm nghề này chỉ giới hạn trong một độ tuổi nhất định.

Bất chấp những “quy định cấm” trong hoạt động kinh doanh karaoke. Vì ham lợi nhuận nên các chủ cơ sở đã cạnh tranh với nhau bằng cách bày ra nhiều thủ thuật như: cho tiếp viên mặc váy ngắn, áo mỏng để khêu gợi, xúi dục tiếp viên nữ tạo ra những hành vi khiêu dâm như: múa lửa, không mặc quần áo lót, thoát y… để câu được nhiều khách đến với quán. Về điều kiện hoạt động thường không đảm bảo ánh sáng (tắt đèn), cửa phòng che kín không nhìn thấy bên trong. Với tính chất hoạt động như trên, để cảnh giác cơ quan chức năng từ xa, hệ thống cửa bên ngoài thường được bố trí 2, 3 lớp, bên trong phòng có hệ thống đèn báo động và có người cảnh giới bên ngoài để cản trở người thi hành công vụ, tẩu tán tiếp viên bằng các lối thoát riêng, chạy trốn ra khỏi phòng hát karaoke, nên khi đoàn kiểm tra đến khó phát hiện quả tang. Còn chủ quán tìm mọi cách đối phó, né tránh cơ quan chức năng, thường chối quanh không đưa ra giấy phép vì tâm lý sợ bị thu hồi.

Có chủ cơ sở nhạy bén, tinh vi hơn đã tìm hiểu, nắm bắt quy luật của các đoàn kiểm tra là thường tập kết vào ban đêm và tại một trụ sở nhất định nên đã cho “đàn em” bám sát theo đoàn kiểm tra và thông tin cho chủ bằng điện thoại di động. Nếu kiểm tra đúng vào địa bàn hoạt động thì sẽ đối phó bằng cách tẩu tán tiếp viên hay đóng cửa, tắt đèn mặc dù bên trong vẫn hoạt động. Với cách đối phó như trên, chủ quán an tâm kinh doanh mà không sợ bị phát hiện.

Ngoài ra, một số quán karaoke hoạt động trá hình còn sử dụng nhiều phương thức khác nữa để tồn tại bằng cách “đi cửa sau” để được thông báo trước kế hoạch, lịch trình, ngày, giờ… nên khi đoàn đến kiểm tra thường gặp cảnh “giừơng không, nhà trống” tại các cơ sở này. Nếu có, thì chỉ là các lỗi mang tính chiếu lệ như: âm thanh, ánh sáng, độ ồn… Và đã có không ít cán bộ

bị sức hút và cám giổ của đồng tiền, vi phạm nhân cách đạo đức, làm mất lòng tin của quần chúng nhân dân.

Một số chủ kinh doanh karaoke dựa vào thế lực bao che; khi đoàn kiểm tra đến làm nhiệm vụ đã có thái độ xem thường bằng cách điện thoại “cầu cứu”. Và đã có những lúc Đội kiểm tra phải “chào thua”, tự giác trả lại số tang vật đã thu hồi và rút quân nhanh.

Karaoke là một loại hình văn hoá khá nhạy cảm nên có thể dễ dàng biến tướng từ trạng thái có văn hoá sang phi văn hoá. Với những hình thức hoạt động tinh vi, thêm vào sự dung túng, bao che từ một bộ phận số cán bộ. Công tác quản lý hoạt động karaoke trong một thời gian dài bị buông lỏng, tổ chức kinh doanh hoạt động karaoke trá hình diễn ra hết sức phức tạp mà dư luận lên án, phản đối, xã hội không đồng tình đó là nổi trăn trở của của cấp Chính quyền và các cơ quan chức năng.

Trước những ảnh hưởng và tác hại có tính dây chuyền của các loại hình dịch vụ đầy nhạy cảm này. UBND thành phố Biên Hòa đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo công tác quản lý đối với hoạt động karaoke. Tiến hành rà soát, kiểm tra, xử lý, ký hàng ngàn quyết định xử phạt vi phạm; tịch thu, tiêu hủy nhiều tang vật của các điểm kinh doanh dịch vụ văn hoá... Tuy nhiên, những quy định mang tính máy móc như: quản lý số phòng karaoke, diện tích, độ sáng tối thiểu, âm thanh, quy định tiếp viên nữ phải có hợp đồng lao động, không được ăn mặc hở hang khêu gợi, không được hoạt động sau 23 giờ và biện pháp chế tài, dường như chỉ là hình thức “đá ném ao bèo” tại các vũ trường, quán bar, karaoke hiện nay.

Bên cạnh đó, gia đình, tổ chức xã hội, đoàn thể cũng không chú ý việc giáo dục hay đấu tranh với các hoạt động này... Tất cả dường như đều bị cơn lốc thị trường cuốn đi. Chúng ta khó có thể ngăn chặn triệt để được khi các văn bản pháp luật còn thiếu những quy định cụ thể, khó áp dụng; thậm chí còn quá nhiều kẻ hở. Dư luận xã hội cho rằng: “các quán karaoke, nhà hàng karaoke kinh doanh bất chấp pháp luật nhưng vẫn cứ tồn tại hàng chục năm nay là do có một thế lực nào đó “bảo kê” và câu hỏi “các cơ quan chức năng bấy lâu nay làm gì,

mà lại để cho tệ nạn xã hội nhiểu nhiên như vậy?” Theo một quan chức trong ngành cho biết: "Các quyết định, văn bản pháp lý có cụ thể đến đâu song thiếu bộ máy thực thi có hiệu quả thì tình hình cũng không thể chuyển biến được. Trước mắt, chính quyền cấp địa phương không thể đứng ngoài cuộc...".

Một phần của tài liệu Quản lí nhà nước đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ Karaoke tại thành phố Biên hòa (Trang 44 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)