Kinh tế nghề nghiệp và cơ sở hạ tầng:

Một phần của tài liệu Quản lí nhà nước đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ Karaoke tại thành phố Biên hòa (Trang 32 - 38)

Sản xuất công nghiệp: Từ năm 1991 đến nay, quán triệt và thực hiện các Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Đồng Nai và Nghị Quyết Đại Hội Đảng bộ thành phố lần thứ VI, VII và VIII đề ra. Thành phố đã chủ động thực hiện các giải pháp đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, các khu công nghiệp tập trung gắn với các cụm công nghiệp vừa và nhỏ. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp, từng bước quy hoạch lại ngành nghề sản xuất và phát huy lợi thế các ngành nghề truyền thống của thành phố. Đẩy mạnh chủ trương cổ phần hóa, sắp xếp đổi mới doanh nghiệp nhà nước và tăng cường đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm. Đến nay, thành phố có 4 khu công nghiệp tập trung với quy mô lớn: Biên Hòa 1, Biên Hòa 2, Amata, Loteco... Ngoài ra đã hình thành một số cụm công nghiệp thu hút nhiều dự án đầu tư nước ngoài đầu tư vào ngành công nghiệp; đây là yếu tố quyết định tốc độ tăng trưởng nhanh của ngành công nghiệp trên địa bàn thành phố. Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn năm 2005 bằng 22,8 lần so năm 1990 và chiếm 67,6% so giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh; mức tăng bình quân giai đoạn (1991 - 2005) là 23,2%/năm, trong đó công nghiệp quốc doanh tăng trưởng bình quân 13,7%; khu vực công nghiệp ngoài quốc doanh tăng bình quân

30,7%/năm; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng bình quân (1995 - 2005) là 21,8%/năm (năm 1992) khu vực này mới có dự án đi vào sản xuất nhưng năm 2005 đã chiếm 56,5% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp trên địa bàn thành phố). Quá trình quy hoạch định huớng phát triển sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố những năm qua, đến nay đã hình thành một ngành công nghiệp chủ lực mũi nhọn, phát huy thế mạnh của địa phương như: Ngành chế biến nông sản, thực phẩm; ngành sản xuất vật liệu xây dựng và gốm sứ; ngành dệt may; giày da, điện tử vi tính, cơ khí, hóa chất...

Hoạt động thương mại - dịch vụ: Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, từ năm 1986 đến nay hoạt động thương mại - dịch vụ có bước chuyển biến sâu sắc. Với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, lĩnh vực thương mại - dịch vụ phát triển nhanh theo hướng đa dạng và phong phú hơn, chất lượng hoạt động cao hơn. Đáp ứng nhu cầu hàng hóa vật tư cho tiêu dùng của dân cư và các ngành sản xuất kinh doanh, đặc biệt là phục vụ đắc lực cho nhu cầu ngành công nghiệp phát triển nhanh trên địa bàn. Từng bước gắn sản xuất với nhu cầu của thị trường và nâng cao hiệu quả kinh tế của hoạt động thương mại - dịch vụ. Nhất là hoạt động thương mại - dịch vụ của khu vực ngoài quốc doanh trên địa bàn tăng nhanh về số cơ sở kinh doanh và doanh số bán ra. Năm 2005 số doanh nghiệp ngoài quốc doanh đang hoạt động trên địa bàn thành phố đã tăng gấp 7 lần so với 1995; hộ kinh doanh cá thể tăng 2,5 lần.

Tổng mức bán ra trên địa bàn năm 2005 bằng 17,5 lần 1990, tăng bình quân giai đoạn (1995 - 2005) là 21,5%/năm. Trong đó: doanh nghiệp nhà nước tăng gấp 8,2 lần so năm 1990, mức tăng bình quân giai đoạn 1991 - 2005 là 15,1%/năm.

Tổng mức bán lẻ trên địa bàn 2005 tăng 22,7 lần so năm 1990, mức tăng bình quân là 23%/năm trong đó: doanh nghiệp nhà nước tăng 5 lần năm 1990 (tăng bình quân là 11,5%/năm), chiếm cơ cấu 14,6% tổng mức bán lẻ xã hội của toàn thành phố. Ngoài quốc doanh tăng 21 lần 1990, đạt mức tăng bình quân 22,6%/năm, cơ cấu chiếm gần 80%.

Về hoạt động của hợp tác xã thương mại - dịch vụ: năm 2005 trên địa bàn thành phố đã có 6 hợp tác xã thương mại - dịch vụ đang hoạt động, huy động 245 xã viên và 612,9 tỉ đồng vốn điều lệ. Doanh số bán lẻ của hợp tác xã trên địa bàn thành phố năm 2005 bằng 11,5 lần năm 1995, bằng 3,7 lần năm 2000.

Một số hoạt động thương mại - dịch vụ các năm qua từng bước được quy hoạch sắp xếp lại theo tinh thần Nghị quyết 12/TW như: kinh doanh vật liệu xây dựng, xăng dầu, giết mổ gia súc, dịch vụ nhà trọ... Cùng với quá trình phát triển các khu công nghiệp tập trung các hoạt động dịch vụ như vận tải, ăn uống, giới thiệu việc làm, dạy nghề, nhà trọ... cũng phát triển khá nhanh phục vụ nhu cầu của các khu công nghiệp trên địa bàn.

Mạng lưới chợ cũng được quy hoạch và xây dựng mới, năm 2005 toàn thành phố có 46 chợ với 5.830 hộ kinh doanh. Thành phố chuẩn bị cải tạo, xây dựng mới chợ Hóa An, Hiệp Hòa, Biên Hòa, nhằm đưa hoạt động thương mại từng bước đi vào nền nếp, văn minh, sạch đẹp và tăng thêm vẻ đẹp mỹ quan đô thị. Giai đoạn từ 1998 đến nay trên địa bàn thành phố đã phát triển mô hình siêu thị (Big C) tại khu trung tâm thương mại ngã tư Vũng Tàu với quy mô khá lớn góp phần làm cho hoạt động thương mại - dịch vụ trên địa bàn càng thêm phong phú, đa dạng theo hướng văn minh, hiện đại hơn.

Hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố dù chưa phải là ngành kinh tế quan trọng nhưng đã có bước phát triển nhanh về các mặt trong những năm qua. Nhờ có sự quan tâm đầu tư của tỉnh Đồng Nai đã đầu tư nâng cấp một số khách sạn lớn trên địa bàn, năm 2005 trên địa bàn thành phố có 1 khách sạn 3 sao, 2 khách sạn 2 sao và 1 khách sạn 1 sao. Tổng số buồng đạt trên 300 buồng, tăng gấp hai lần, so với năm 1990. Lượt khách du lịch tăng bình quân là 10,8%; doanh thu tăng bình quân 7,2% trong giai đoạn (1991 - 2005). Các năm vừa qua thành phố đã tiến hành đầu tư phát triển một số tuyến điểm du lịch mới như: Văn miếu Trấn Biên, bến đò An Hảo, bến đò Nguyễn Văn Trị để khai thác tuyến du lịch dọc sông Đồng Nai. Ngoài ra tiến hành xây dựng mới và nâng cấp các công viên cây xanh, các khu vui chơi hiện hữu như: khu du lịch Bửu Long, công viên Quảng trường tỉnh, công viên Biên Hùng và các công viên khác. Tiến hành

xây dựng các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, kêu gọi các thành phần kinh tế tham gia đầu tư khai thác các điểm trên sông như: cù lao Ba Xê, cù lao Cỏ, cù lao Hiệp Hòa...

Hoạt động, xuất nhập khẩu: Trước năm 1995 hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn thành phố chưa mạnh. Hoạt động xuất khẩu chủ yếu là ủy thác, kim ngạch xuất nhập khẩu trên địa bàn tuy có tăng so năm 1985 nhưng giá trị xuất khẩu ở mức thấp. Từ sau năm 1995, nhờ chủ trương mở rộng quan trọng hệ hợp tác kinh tế với các nước, các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố đã mở rộng thị trường xuất khẩu đến 20 nước trên thế giới từ đó đã tăng nhanh khối lượng hàng hóa xuất khẩu truyền thống (gốm sứ, hàng nông sản…) và phát triển thêm một số mặt hàng mới (giày dép, đồ gỗ, hàng may mặc...). Đặc biệt từ năm 1995 đến nay, đã có sự tham gia xuất khẩu của khu vực công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với các sản phẩm mới như: giày thể thao, dệt may, linh kiện máy tính, điện và điện tử... Kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn thành phố năm 1995 bằng 8,57 lần năm 1990, mức tăng bình quân trong 5 năm là 53,7%/năm trong đó kim ngạch xuất khẩu địa phương đến năm 1995 chiếm 32,6% kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn và tăng 3,7 lần năm 1990, mức tăng bình quân gồm 30%/năm. Kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn năm 1995 tăng 9,5 lần so 1990, mức tăng bình quân là 57%/năm. Năm 2005 kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn thành phố đạt 2.411,6 triệu USD tăng 10,6 lần năm 1995 và chiếm 77,5% kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn toàn tỉnh, bình quân mỗi năm giai đoạn 1996 - 2005 xuất khẩu trên địa bàn thành phố tăng 26,6%. Trong đó kim ngạch xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 2.175 triệu USD chiếm 90,2% kim ngạch xuất khẩu địa bàn thành phố và mức tăng bình quân giai đoạn này là 31,6%. Kim ngạch xuất khẩu địa phương năm 2005 đạt 180,5 triệu USD, chiếm 7,5% kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn và tăng 2,44 lần năm 1995, mức tăng bình quân là 9,3%/năm.

Cùng với xuất khẩu hoạt động nhập khẩu tiếp tục phát triển nhanh trong thời gian qua. Năm 2005 kim ngạch nhập khẩu trên địa bàn thành phố đạt 3.145,9 triệu USD chiếm 81,3% kim ngạch nhập khẩu trên địa bàn tỉnh và tăng 15,2 lần năm 1995, đạt mức tăng bình quân là 31,3%/năm.

Hoạt động giao thông vận tải: Giai đoạn 20 năm đổi mới (1986 - 2005), công tác xây dựng và phát triển mạng lưới giao thông trên địa bàn thành phố được quan tâm thực hiện đã huy động trên 2.000 tỉ đồng từ các nguồn vốn, đặt biệt là vốn ngân sách nhà nước để đầu tư cho việc xây dựng mới, nâng cấp, sửa chữa và mở rộng nhiều tuyến đường với chiều dài hàng trăm km đường nhựa, đường bê tông và hàng trăm km đường cấp phối. Ngoài ra, đã xây dựng hàng chục chiếc cầu trọng yếu trên địa bàn để phục vụ cho nhu cầu vận tải hàng hóa và đi lại của nhân dân. Đến năm 2005 đường nhựa và đường bê tông trên địa bàn là 283,6 km chiếm gần 50% chiều dài đường giao thông trên địa bàn. Số cơ sở, lao động và phương tiện vận tải tăng lên đáng kể trong những năm qua, năm 2005 trên địa bàn có một doanh nghiệp vận tải nhà nước (do tỉnh quản lý), 8 hợp tác xã vận tải bốc xếp, một công ty cổ phần, 17 công ty trách nhiệm hữu hạn, 26 doanh nghiệp tư nhân và trên 1.300 hộ kinh doanh vận tải cá thể. Sản lượng vận tải hàng hóa tăng bình quân 16,3%/năm; hành khách tăng bình quân 12,3%/năm. Đặc biệt đầu năm 2005, trên địa bàn thành phố đã triển khai loại hình dịch vụ vận tải hành khách bằng xe buýt để phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân, mô hình hoạt động này đang ngày càng phát triển.

- Hoạt động bưu chính viễn thông: Trước yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của sự phát triển nhanh về kinh tế - xã hội trong giai đoạn đổi mới, nổi bật là từ năm 1991 đến nay, hoạt động bưu chính viễn thông trên địa bàn thành phố đã có mức phát triển vượt bật. Năm 2005 toàn thành phố có 14 bưu cục (một bưu cục phục vụ khu công nghiệp), 18 tổng đài với 76.772 máy điện thoại cố định và 82.000 máy điện thoại di động đạt tỉ lệ 33,7 máy/100 dân (tính cả điện thoại di động) trong khi năm 1990 mới đạt 4 máy/100 dân. Mạng lưới viễn thông phát triển nhanh, đến nay đã có 1.950 km cáp nội hạt và 1.380 kênh vi ba. Doanh thu bưu điện đạt mức tăng bình quân trong giai đoạn 1991 - 2005 là 42,5%/năm.

Sản xuất nông nghiệp: Giai đoạn 1991 đến nay, sản xuất nông nghiệp của thành phố chịu sự tác động của các yếu tố: diện tích đất nông nghiệp thu hẹp dần do nhu cầu phát triển các khu công nghiệp tập trung và xu hướng đô thị hóa. Thời tiết một số năm diễn biến không thuận lợi, dịch bệnh phát sinh trên diện rộng, giá tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp không ổn định... Nhưng nhờ triển khai

thực hiện kịp thời có hiệu quả các chính sách phát triển nông nghiệp và đổi mới khu vực nông thôn của Đảng và Nhà nước ta; đẩy mạnh thâm canh tăng vụ, vận động chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với từng vùng để tăng hiệu quả kinh tế. Áp dụng nhanh các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến sản xuất, phát triển nuôi trồng thủy sản... nền sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tiếp tục phát triển: năm 2005 giá trị sản xuất nông nghiệp của thành phố tăng 3,3 lần so với năm 1985, đạt mức tăng bình quân trong giai đoạn 1986 - 2005 là 8,3%/năm. Trong trồng trọt đã từng bước hình thành các vùng chuyên canh rau xanh bao quanh thành phố, tập trung ở các phường, xã: Tân Hạnh, Tân Mai, Tân Tiến, Trảng Dài, Tam Hiệp, Long Bình... Các năm gần đây đã từng bước chuyển sang sản xuất rau an toàn, thâm canh tăng vụ. Tiếp tục vận động người dân thực hiện phong trào cải tạo vườn tạp sang trồng cây ăn trái, chuyển diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng rau và cây gia vị tại các xã Tân Hạnh, Hiệp Hòa... Đặc biệt là trong lĩnh vực chăn nuôi đã phát triển rất nhanh trong giai đoạn này: phát triển mô hình chăn nuôi tập trung, quy mô lớn ở một số phường như Hố Nai, Long Bình, Trảng Dài. Năm 2005, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi đã tăng gần 6 lần năm 1985 đạt mức tăng bình quân 9,3%/năm; nâng cơ cấu chăn nuôi từ 46,5% (năm 1990) lên gần 75% (năm 2005). Chăn nuôi đã trở thành ngành sản xuất chính trong nông nghiệp của thành phố. Trong đó heo và gà là 2 loại vật nuôi chủ lực. Năm 2005, đàn heo tăng 6,5 lần năm 1990 (mức tăng bình quân giai giai đoạn 1991 - 2005 là 13%/năm); đàn gà tăng 3,1 lần (bình quân tăng 7,8%/năm). Trung bình mỗi năm cung cấp từ 13.000 đến 15.000 tấn thịt heo, từ 1.000 đến 1.500 tấn thịt gia cầm, từ 5 triệu đến 7 triệu quả trứng cho nhu cầu tiêu dùng của thị trường...

Nhờ chính sách khuyến khích phát triển kinh tế phù hợp của Đảng và Nhà nước, đã hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đầu tư phát triển sản xuất. Nhiều hộ gia đình đã đầu tư vốn lớn để phát triển sản xuất theo quy mô trang trại, do đó trang trại ở thành phố Biên Hòa phát triển nhanh. Năm 2005, toàn thành phố đã hình thành 368 trang trại theo tiêu chí mới, tăng 38 trang trại (tăng 11,52%) Vì vậy, năm 2000, chủ yếu là trang trại chăn nuôi heo, gà.

Đầu tư phát triển và quy hoạch, quản lý đô thị: Có thể nói một trong những thành tựu lớn nhất mà thành phố Biên Hòa đã dành được trong 15 năm qua mà đặc biệt 5 năm gần đây (2001 - 2005) là đạt được kết quả cao trong việc khai thác một cách có hiệu quả các nguồn lực trong xã hội, tập trung đầu tư đáp ứng nhu cầu phát triển. Không những phát huy nội lực, Biên Hòa còn tranh thủ được ngoại lực và ngày càng tỏ rõ sức cạnh tranh trong thu hút đầu tư. Tổng vốn đầu tư phát triển 5 năm 2001 - 2005 trên địa bàn thành phố đạt 20.487 tỉ đồng (vượt mục tiêu Nghi quyết Đại hội thành phố lần thứ VIII); bằng 2,15 lần của giai đoạn 1996 - 2000 và chiếm gần 50% tổng vốn đầu tư toàn tỉnh. Tổng vốn đầu tư trong nước trên địa bàn Biên Hòa đã nâng từ 24,3% (năm 2000) lên 59,1% (năm 2005). Chủ yếu đầu tư vào cơ sở hạ tầng như: đường giao thông, điện, thông tin liên lạc, nhà ở... Mức vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục tăng cao và chủ yếu đầu tư cho lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Từ sự tăng cao về đầu tư đã tạo ra bước phát triển nhanh về kinh tế và có được chuyển biến tích cực trong các lĩnh vực xã hội trong 5 năm qua.

Công tác quy hoạch, phát triển đô thị 5 năm qua có nhiều chuyển biến tích cực, đã ban hành một số quy định, quy chế nhằm lập lại trật tự, kỷ cương trong xây dựng và quản lý đô thị. Tăng cường công tác kiến trúc để tạo vẻ mỹ quan đô thị, chú trọng công tác xây dựng hệ thống cấp thoát nước, hệ thống chiếu sáng, cây xanh đường phố, công tác bảo vệ môi trường đô thị được quan tâm hơn. Đồng thời đẩy mạnh xây dựng các khu nhà chung cư cao tầng và các dự án tái định cư. Quy hoạch sắp xếp và xây dựng mới một số bến bãi, chợ trên địa bàn thành phố nhằm lập lại trật tự, kinh doanh thương mại - dịch vụ theo

Một phần của tài liệu Quản lí nhà nước đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ Karaoke tại thành phố Biên hòa (Trang 32 - 38)