Địa giới hành chính và đặc điểm dân cư.

Một phần của tài liệu Quản lí nhà nước đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ Karaoke tại thành phố Biên hòa (Trang 29 - 32)

Thành phố Biên Hòa là một trong 11 đơn vị hành chính của tỉnh Đồng Nai, nằm ở phía Tây của tỉnh Đồng Nai, Bắc giáp huyện Vĩnh Cửu, Nam giáp huyện Long Thành, Đông giáp huyện Thống Nhất, Tây giáp huyện Dĩ An, Tân Uyên tỉnh Bình Dương và Quận 9 thành phố Hồ Chí Minh. Nằm 2 bên bờ Sông Đồng Nai, cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 30 km (theo Xa lộ Hà Nội và Quốc lộ 1A), cách thành phố Vũng Tàu 90 km (theo Quốc lộ 51).

Thành phố Biên Hòa có 26 đơn vị hành chính gồm 23 phường và 3 xã;

tổng diện tích tự nhiên: 154,67 km2, chiếm 2,64% diện tích tự nhiên toàn tỉnh.

Thành phố Biên Hòa có vị trí, vai trò quan trọng là tỉnh lỵ, trung tâm chính trị - kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Nai; là đô thị loại II, là thành phố lớn, là trung tâm công nghiệp quan trọng của cả nước; là đầu mối giao thông quan trọng của quốc gia; là cửa ngõ phía Đông Bắc, là bộ phận trong địa bàn hạt nhân thành phố Hồ Chí Minh - Biên Hòa - Vũng Tàu của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; là một trung tâm kinh tế - xã hội quan trọng, là đầu mối giao lưu đa dạng của vùng Đông Nam bộ, đồng thời giữ vị trí an ninh - quốc phòng trọng yếu của vùng Đông Nam bộ.

Vị trí địa lý - điều kiện tự nhiên rất thuận lợi, có các tuyến giao thông quan trọng đi qua (quốc lộ 1, quốc lộ 15, quốc lộ 51, tuyến đường sắt Bắc Nam...) Có nền đất lý tưởng, thuận lợi cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, có nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào nhất là tài nguyên vật liệu xây dựng. Thuận lợi về nguồn cung cấp điện, nguồn nước mặt dồi dào (Sông Đồng Nai). Biên Hòa được đánh giá là thành phố chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế của tỉnh và khu vực Miền Đông Nam Bộ nhất là tiềm năng to

lớn để phát triển công nghiệp. Đến nay trên địa bàn thành phố Biên Hòa đã hình thành các khu công nghiệp tập trung (Khu công nghiệp Biên Hòa 1, Biên Hòa 2, Loteco, Amata) và các làng nghề truyền thống nổi tiếng như: làng gốm, sứ mỹ nghệ ven sông Bửu Hòa, Tân Vạn, Hóa An nghề điêu khắc đá Bửu Long, làng điêu khắc gỗ và mây tre ở Tân Hòa... và trong tương lai không xa sẽ quy hoạch thành các cụm công nghiệp gốm, sứ, mỹ nghệ và sản xuất đồ gỗ cao cấp có giá trị xuất khẩu cao.

Thành phố Biên Hòa còn có những lợi thế về phát triển du lịch với những điểm tuyến khá hấp dẫn, đã và đang được khai thác như: Tuyến du lịch trên sông Đồng Nai với cù lao Ba Xê, cù lao Tân Vạn, khu du lịch Bửu Long và nhiều di tích lịch sử văn hóa mang tầm quốc gia...

Nguồn nhân lực thành phố Biên Hòa khá dồi dào với trình độ khá cao và hầu hết là lực lượng lao động trẻ từ nhiều miền quê của đất nước hội tụ về đây lập nghiệp, đã tăng cường nguồn lực con người cho yêu cầu phát triển của nền công nghiệp hiện đại hóa.

Trãi qua 30 năm xây dựng và phát triển, Đảng bộ và quân dân thành phố Biên Hòa luôn thể hiện sự đoàn kết, phát huy tinh thần tự lực, tự cường; vận dụng thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, sự lãnh đạo và sự chỉ đạo của Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh. Phát huy cao độ những tiềm năng, lợi thế; từng bước khôi phục và phát triển kinh tế. Kết quả mà Đảng bộ và quân dân thành phố đạt được trong 30 năm qua (nhất là giai đoạn 20 năm đổi mới 1986 - 2005) là rất to lớn và rất tự hào, không những trên các lĩnh vực kinh tế trọng điểm phía Nam trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, nổi bật là giai đoạn thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Kết quả đạt được về mặt kinh tế - xã hội qua 20 năm đổi mới (1986 - 2005), mà đặt biệt là giai đoạn 15 năm qua (1991 - 2005), kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Biên Hòa đạt được nhiều thành tựu nổi bật, góp phần quan trọng vào thành tựu chung của tỉnh Đồng Nai. Do nắm bắt được những tiềm năng lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên xã hội, nguồn lực con người. Đảng bộ thành phố Biên Hòa sớm xác định mục tiêu, giải pháp chủ yếu để phát

triển kinh tế thành phố trong giai đoạn đổi mới là: huy động tối đa mọi nguồn lực để đầu tư phát triển kinh tế theo hướng chuyển dịch nhanh cơ cấu ngành công nghiệp và dịch vụ, tạo động lực thúc đẩy kinh tế trên địa bàn phát triển với tốc độ cao, xứng đáng là thành phố trung tâm công nghiệp, dịch vụ của cả tỉnh và là đô thị có vị trí quan trọng trong khu vực. Đặc biệt là giai đoạn từ năm 1993 đến nay, khi thành phố Biên Hòa chính thức được chính phủ quyết định nâng lên thành phố loại II. Ban thường vụ Tỉnh ủy Đồng Nai ban hành Nghị quyết chuyên đề về xây dựng và phát triển thành phố Biên Hòa đến năm 2000.

Giai đoạn 10 năm (1991 - 2000). Đảng bộ thành phố Biên Hòa đã triển khai thực hiện kịp thời các chủ trương, giải pháp phát triển kinh tế của tỉnh trong giai đoạn này là: Tập trung quy hoạch xây dựng các khu công nghiệp tập trung, các cụm công nghiệp nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài. Phát triển mạnh sản xuất công nghiệp để tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng nhanh kinh tế. GDP (giá 94) trên địa bàn thành phố Biên Hòa năm 2000 tăng gấp 4 lần năm 1991, mức tăng bình quân GDP trong giai đoạn (1991 - 2000) là 16,9%, cao hơn

so với mức tăng tòan tỉnh (mức tăng của tỉnh là 13%). Mức tăng trưởng bình

quân vượt mục tiêu Nghị Quyết Đại Hội Đảng Bộ thành phố đề ra. GDP bình quân đầu người (giá SS 94) đến năm 2000 đạt 11.100 ngàn đồng; bằng 2,8 lần so với năm 1991.

5 năm vừa qua (2001 - 2005). Thực hiện mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ VII và Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ VIII, tuy không gặp ít khó khăn như: giá cả tăng cao, dịch bệnh phát sinh gây thiệt hại đến nhiều ngành sản xuất kinh doanh... Ban chấp hành Đảng bộ thành phố đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, phát huy những thành tựu đạt được, khắc phục những kho khăn, tồn tại, tạo ra sự phát triển ổn định trên các lĩnh vực. GDP (giá SS 94) năm 2005 tăng 1,9 lần năm 2000, mức tăng trưởng bình quân (2001 - 2005) là 14,3%/năm, vượt mục tiêu đề ra (mục tiêu đề ra tăng 12 - 13%) cao hơn so với mức tăng chung của tỉnh (mức tăng của tỉnh là 12,85%); GDP bình quân đầu người trên địa bàn (giá SS 94) năm 2005 đạt 19.380 ngàn đồng, tăng 74% so với năm 2000; mức tăng bình quân là 11,7%/năm.

Cơ cấu kinh tế trên địa bàn thành phố chuyển dịch nhanh và đúng hướng với 2 ngành: công nghiệp - xây dựng, dịch vụ - du lịch chiếm tỷ trọng cao trong tổng thể nền kinh tế thành phố. Đến năm 2005 ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 70,1%, dịch vụ - du lịch chiếm 28,72%; nông - lâm - thủy sản chiếm 1,18%; đạt mục tiêu Nghị quyết đề ra (mục tiêu Nghị quyết tương ứng đến năm 2005 là 71,77%; 27,32% và 0,91%).

Cơ cấu thành phần kinh tế trên địa bàn 15 năm qua (1991 - 2005) có sự chuyển đổi phù hợp với sự phát triển nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Năm 2005 cơ cấu của các thành phần kinh tế trên địa bàn thành phố như sau: Quốc doanh 28,31%; ngoài quốc doanh 30,22% và đầu tư nước ngoài 41,47% (cơ cấu tương ứng của năm 1995 là: 57,04; 24,43;18,53 và năm 2000 là: 39,52; 22,18; 38,30).

Một phần của tài liệu Quản lí nhà nước đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ Karaoke tại thành phố Biên hòa (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)