Lấy vào erlen sạch khô khoảng 5g chất béo Hòa tan mẫu bằng 100ml cồn nóng đã trung hòa

Một phần của tài liệu CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT DẦU TINH LUYỆN (Trang 35 - 39)

- Hòa tan mẫu bằng 100ml cồn nóng đã trung hòa - Nhỏ vào erlen 5 giọt PP 1%

- Dùng KOH 0,1N chuẩn trực tiếp xuống dung dịch mẫu cho đến khi dung dịch có màu hồng nhạt bền trong 30 giây thì ngưng

- Đọc kết quả trên buret

- Khi chuẩn phải lắc đều và mạnh.

1.6 Tính kết quả:

AV=56,11M*V *N - Trong đó:

+ N: nồng độ của dung dịch

+ 56,11: số gam KOH trong 1ml KOH + V: thể tích KOH tiêu tốn (ml)

+ M: khối lượng phân tử(g)

+ Hàm lượng acid béo tự do tính theo FFA

FFA= AV56**M1000*100 - Trong đó:

+ V: thể tích dung dịch KOH đã sử dụng(ml)

+ M: khối lượng phân tử của dung dịch mol/l acid béo - Nếu:

+ FFA tính theo acid lauric: M=200 + FFA tính theo acid Oleic: M= 282 + FFA tính theo acid Panmatic:M=256

1.7. Những điều cần lưu ý trong quá trình xác định chỉ số acid:1.7.1. Đối với các loại dầu sẫm màu: 1.7.1. Đối với các loại dầu sẫm màu:

- Đối với các loại dầu này ta có các chỉ thị sau đây thay cho PP.

- Dung dịch Ankali Blue 6B 0,75% dùng cho dầu có màu sẫm ( dung dịch đổi từ màu cam sang vàng nhạt).

1.7.2. Điều kiện chuẩn độ.

- Đây là phương pháp chuẩn độ acid bazơ nên cần phải trung tính theo chỉ thị PP. - Để tăng quá trình hòa tan cân đun cồn.

- Chọn chỉ thị PP vì tại điểm tương đương tồn tại kiềm RCOOK có PT =9.

2.Phương pháp xác định chỉ số peroxit của dầu. 2.1. Khái niệm:

- Những dầu mỡ có chứa nhiều acid béo không no dễ bị oxy hóa. Đa số các phản ứng xảy ra ở những nối đôi trong mạch, tùy thuộc vào bản chất oxy hóa và điều kiện phản ứng mà tạo ra các sản phẩm không hòa toàn, một trong những sản phẩm đó là peroxit.

- Chỉ số peroxit đặc trưng cho mức độ ôi hóa của dầu mỡ, thường xảy ra trong quá trình bảo quản dầu mỡ. Nếu dầu mỡ bị ôi chua nhiều nghĩa là các peroxit có nhiều trong dầu mỡ, gây hư hỏng dầu mỡ. Các chất peroxit là chất độc đối với cơ thể của con người ( gây ung thư).

2.2. Định nghĩa:

- Chỉ số peroxit là số mili đương lượng của oxy hoạt hóa có trong 1 kilogram mẫu thử. - Chỉ số peroxit biểu thỉ cho mức độ bị oxy hóa của chất béo.

2.3. Nguyên tắc:

- Dựa vào tác dụng của peroxit với dung dịch KI ra I2 tự do (trong môi trường acid acetic và chloroform). Sau đó chuẩn độ Iod tự do bằng dung dịch chuẩn Natrithisulfat với chỉ thị hồ tinh bột

2.4. Dụng cụ - hóa chất:

- Dụng cụ: cân phân tích, buret, erlen nút nhám, ống đong, pipet.

- Hóa chất: chloroform, acid acetic, dung dịch hồ tinh bột, dung dịch Na2S2O3 0,1N được pha từ ống chuẩn.

- Dung dịch KI bão hòa: được pha mới và làm sạch khỏi iodat và I2 tự do. Để kiểm tra dung dịch KI bão hòa, thêm 2 giọt hồ tinh bột vào 0,5ml dung dịch KI trong 30ml dung dịch CH3COOH:CHCL3 theo tỷ lệ 3:2, nếu cómàu xanh mà phải thêm hơn 1 giọt Na2S2O3 0,1N thì bỏ dung dịch KI này và pha dung dịch KI mới.

2.5.Tiến hành:

- Cân vào erlen có nút nhám 3-5g mẫu. Hòa tan mẫu thử bằng 10ml chloroform, thêm 15ml acid acetic. Thêm 1ml dung dịch KI bão hòa. Đậy kín erlen ngay. Lắc trong 1 phút, để yên chính xác 5 phút ở nơi tối nhiệt độ từ 15-20oC ( theo ISO) hoặc lắc và để yên bình vào chỗ tối 1 phút (theo AOCS).

- Thêm 30ml nước cất, lắc mạnhm thêm 5 giọt hồ tinh bột làm chất chỉ thị. Chuẩn độ iod tạo thành bằng dung dịch Na2S2O3 0,1N đến khi mất màu tím đặc trưng của iod.

- Tiến hành đồng thời thí nghiệm kiểm chứng, thay chất béo bằng 3-5 ml nước cất. Nếu kết quả mẫu trắng vượt quá 0,1ml dung dịch Na2S2O3 0,1N thì đổi hóa chất do không tinh khiết. 2.6.Tính kết quả: PoV=( 1 2)* *1000 m T V V − (Meq/kg)

+ PoV: chỉ số peroxit. Meq/kg

+ V1: số ml Na2S2O3 0,1N dùng định phân mẫu thí nghiệm + V2: số ml Na2S2O3 0,1N dùng định phân mẫu kiểm chứng

+ T: hệ số hiệu chỉnh nồng độ của Na2S2O3, T=1 nếu pha từ ống chuẩn + m: khối lượng mẫu,g

+ N: nồng độ đương lượng gam Na2S2O3

- Phép thử được tiến hành trong ánh sáng ban ngày khuyếch tán hay ánh sáng nhân tạo, tránh tia cực tím. Cân lượng mẫu thử chính xác theo chỉ số peroxit dự kiến như sau:

Chỉ số peroxit dự kiến (meq/kg) Khối lượng mẫu thử (gam) 0-12 12-20 20-30 30-50 50-90 5,2-2,0 2,0-1,2 1,2-0,8 0,8-0,5 0,5-0,3

- Kết quả cuối cùng là trung bình cộng của hai phép thử cùng lúc hoặc kế tiếp. Độ lệch của hai phép thử theo bảng sau:

Chỉ số peroxit (meq/kg) Độ lặp lại Nhỏ hơn 1 1-6 6-12 Lớn hơn 12 0,1 0,2 0,5 1,0

2.7.Những điều cần chú ý trong quá trình xác định chỉ số peroxit.

- Đây là phương pháp chuẩn độ Iod nên cần chú ý những điểm sau:

+ Tiến hành trong môi trường acid mạnh thì dễ sinh ra phản ứng oxy hóa của I- với oxy không khí do đó sẽ gây sai số tương đối lớn:

I- + O2 + H+ = H2O + I2

- Nếu chuẩn độ ở môi trường kiềm thì:

I2 + OH- =IO- + H2O + I-

- Không được phép gia nhiệt (dùng nước cất nóng) trong khi chuẩn độ vì iod rất dễ bị thăng hoa ở nhiệt độ cao. Khi cho hồ tinh bột vào cần tiến hành chuẩn độ ngay vì iod hấp phụ mạnh lên bề mặt của hồ tinh bột. Nếu để hồ tinh bột lâu trong quá trình chuẩn độ Iod sẽ chui sâu vào cấu trúc của hồ tinh bột do đó sẽ gây sai số/

3.Phương pháp xác định chỉ số Iod của dầu mỡ: 3.1.Khái niệm:

- Chỉ số iod cho biết mức độ chưa no của dầu mỡ, chỉ số iod càng cao thì triglyceride càng chứa nhiều nối đôi. Tuy nhiên, nhược điểm của chỉ số iod là chỉ cho biết mức độ chưa no mà không cho biết chi tiết cấu trúc của dầu mỡ và thành phần acid béo chưa no, hai tính chất này rất quan trọng nếu muốn sử dụng tính chưa no của dầu cho mục đích công nghiệp ( sơn, vecni, mực in,…). Chỉ số iod còn được sử dụng để phân loại dầu.

- Chỉ số iod của dầu béo là số gam iod kết hợp tại vị trí nối đôi của các acid béo không no có trong 100g chất béo.

3.3.Nguyên tắc:

- Một nối đôi trong acid béo của lipid cho phản ứng cộng với hai nguyên tử nhóm halogen. Khi cho chất béo tác dụng với một lượng thừa halogen và định lượng halogen thừa, ta suy ra được chỉ số iod. Chỉ số iod cho biết mức độ không no của chất béo. Các liên kết không no là nguyên nhân của các biến đổi hóa học và sinh học mà điển hình là sự oxy hóa.

3.4.Xác định chỉ số iod theo phương pháp Kaufmann.

- Phương pháp Kaufmann dựa trên phản ứng của Br2 và NaBr lên các nối đôi của acid béo chưa no. Dung dịch này được pha trong rượu methylic.

- NaBr.Br2 là một hợp chất không bền trong dung dịch. Ái lực hóa học của hợp chất này không đủ để xảy ra phản ứng thay thế hydro. Phản ứng giữa NaBr.Br2 và các nối đôi của acid béo xảy ra như sau:

NaBr.Br2 + - CH=CH -  - CH(Br) – CH(Br) - + NaBr

- Dùng KI để giải phóng I2từ lượng NaBr.Br2 dư; sau đó chuẩn độ I2 tạo thành bằng Na2S2O3 như sau:

Nabr.Br2 + 2KI  NaBr + 2KBr + I2

I2 + Na2S2O3  Na2S4O6 + 2NaI 3.4.1. Dụng cụ: - Erlen có nút nhám - Pipet - Buret 25ml - Cân phân tích 3.4.2. Hóa chất: - Chloroform. - Dung dịch KI 15%. - Hồ tinh bột 1%.

- Dung dịch Na2S2O3 0,1N pha từ ống chuẩn

- Thuốc thử Kaufmann; 1l methanol + 150g NaBr khuấy kỹ đến bão hòa. Lọc và thêm vào đó 5,5 mo Brom lỏng. Bảo quản trong chai thủy tinh màu nâu.

3.4.3. Tiến hành:

- Cân vào erlen khoảng 100-150mg mẫu. Thêm vào 5ml chloroform khan để hòa tan chất béo và 5ml thuốc thử Kaufmann, đậy nắp lại. Lắc đều và để vào chỗ tối 30 phút, lấy ra, thêm vào 5ml KI 15%, lắc đều và thêm vào 25ml nước cất, lắc tròn thật kỹ. Định phân lượng iod bằng Na2S2O3 0,1N cho đến khi có màu vàng nhạt, thêm vài giọt hồ tinh bột, dung dịch có màu sẫm, định phân tiếp đến khi mất màu. Lắc kỹ để tránh iod còn nằm trong chloroform.

- Thực hiện 2 mẫu thí nghiệm ( mẫu thử) và 2 mẫu kiểm chứng ( mẫu trắng). - Việc cân mẫu thử thay đổi theo chỉ số iod dự kiến, được qui định như sau:

Chỉ số iod dự kiến Khối lượng mẫu thử

Chỉ số iod dự kiến Khối lượng mẫu thử <5 5-20 21-50 3,00 1,00 0,40 51-100 101-150 151-200 0,20 0,13 0,10

- Lấy trị số trung bình của 2 lần thử với điều kiện sai số tối đa là: Chỉ số iod Sai số 1-50 50-100 100-200 0,4 0,8 1,0

- Kết quả chỉ được chấp nhận với điều kiện các phép thử phải được tiến hành liên tiếp nhau, cùng một người phân tích, sử dụng cùng các thiết bị trên cùng một mẫu thử.

3.6.Những điểm cần lưu ý trong quá trình chuẩn độ iod.

- Mẫu thử phải được cân chính xác đến 0,0001g.

- Khối lượng của 2 lần thử không được chênh lệch nhiều để tránh sai số.

- Trong quá trình chuẩn độ cần phải lắc mạnh và thật đều, vào cuối quá trình chuẩn độ ( khi cho hồ tinh bột vào) cần phải nhỏ từ từ Na2S2O3 0,1N, vì trong giai đoạn này sự thay đổi màu xảy ra rất nhanh.

3.6.1 Xác đinh chỉ số xà phòng hóa trong dầua, Định nghĩa: a, Định nghĩa:

- Chỉ số xà phòng hóa (SV) là số mg KOH dùng để trung hòa hết với các acid béo tự do và liên kết có trong 1g chất béo.

b, Nguyên tắc:

- Dùng một lượng kiềm dư thủy phân liên kết este của glyceride và xà phòng hóa tất cả các acid béo có trong chất béo. Chuẩn độ lượng kiềm dư để tính được chỉ số xà phòng

CH2OCOR1 CH2OH R1COOK CHOCOR2 + 3KOH CHOH + R2COOK CH2OCOR3 CH2OH R3COOK RCOOH + KOH RCCOK + H2O

c, Dụng cụ, hóa chất:

- Cân phân tích, bếp cách thủy.

- Pipet, buret 25ml, ống sinh hàn khí, bình cầu 100. - KOH 0,5N trong rượu etylic.

- H2SO4 0,5N.

- Chỉ thị Phenolphtalein 1%.

4. Cách tiến hành:

Một phần của tài liệu CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT DẦU TINH LUYỆN (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w