Quyền sở hữu tài sản là bất động sản dùng để đầu tư

Một phần của tài liệu tài sản và quyền sở hữu theo pháp luật Việt Nam (Trang 44 - 46)

Bất động sản là những tài sản bao gồm đất đai, nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó; các tài sản khác gắn liền với đất đai; và các tài sản khác do pháp luật qui định57

Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo qui định của luật đầu tư và các qui định khác của pháp luật Việt Nam có liên quan58.

Như vậy bất động sản dùng để đầu tư là những tài sản gồm đất đai, nhà, công trình xây dựng, tài sản gắn liền với nhà, tài sản gắn liền với công trình xây dựng, các tài sản khác gắn liền với đất đai… được các nhà đầu tư sử dụng để tiến hành các hoạt động đầu tư theo qui định của luật đầu tư và các qui định khác của pháp luật Việt Nam có liên quan.

Các bất động sản dùng để đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài có thể kể đến như: đất đai, nhà được xây dựng để bán, cho thê, công trình xây dựng khác, nhà xưởng, máy móc gắn liền với nhà xưởng…

Tuy nhiên, bất động sản dùng để đầu tư mà nhà đầu tư không có quyền sở hữu là đất đai. Như phân tích ở chương 1, “đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà

56 Điều 6 Nghị quyết số 19/2008/NQ – Qh12

57Điều 2 BLDS 2005

nước đại diện chủ sở hữu”59 và quyền sử dụng đất là một tài sản. Nhà đầu tư nước ngoài được thuê đất tại Việt Nam để thực hiện các hoạt động đầu tư của mình và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Như vậy, quyền sử dụng đất này cũng là tài sản mà nhà đầu tư được quyền sở hữu. Tuy nhiên, quyền sở hữu này bị hạn chế ở chỗ: Nếu nhà đầu tư thuê đất trả tiền hàng năm thì được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhưng họ không được thực hiện bất cứ giao dịch nào liên quan đến quyền sử dụng đất trong thời gian thuê. Nếu họ thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê thì họ được thực hiện một số giao dịch như sau: được chuyển nhượng, cho thuê lại, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn quyền sử dụng đất thuê trong thời hạn thuê đất nhưng vẫn bị hạn chế hơn quyền sử dụng đất của người Việt Nam.

Còn các bất động sản dùng để đầu tư còn lại hầu như được pháp luật Việt Nam thừa nhận quyền sở hữu. Luật đầu tư có qui định: “ nhà nước công nhận sự tồn tại và phát triển lâu dài của các hoạt động đầu tư”60 . Quyền sở hữu bất động sản dùng để đầu tư là nhà ở được qui định cụ thể trong luật nhà ở 2005. Luật này qui định quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức cá nhân nước ngoài như sau:

Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở để cho thuê tại Việt Nam được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với nhà ở đó. Thời hạn được sở hữu nhà ở là thời hạn quy định trong Giấy chứng nhận đầu tư và được ghi rõ trong Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.

Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở để bán, sau khi hoàn thành việc xây dựng theo dự án, chủ đầu tư được quyền bán nhà ở này cho các đối tượng thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam quy định tại khoản 2 Điều 9 của Luật này. Người mua nhà ở của tổ chức, cá nhân quy định tại khoản này được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở theo quy định của Luật này.

Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng nhà ở để bán phải nộp tiền sử dụng đất và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

Cụ thể hơn về qui định này Nghị định 90/2006/NĐ-CP ngày 06/9/2006 của chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật nhà ở như sau:

Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua hình thức đầu tư xây dựng nhà ở để cho thuê.

59 Luật đất đai 2003, điều 5 khoản 2

Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở để cho thuê thì được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở đối với nhà ở đó. Thời hạn được sở hữu nhà ở là thời hạn quy định trong Giấy chứng nhận đầu tư và được ghi rõ trong Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.

Trường hợp đầu tư xây dựng nhà ở để bán thì Nhà nước không cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cho chủ đầu tư. Sau khi hoàn thành việc xây dựng theo dự án, chủ đầu tư được quyền bán nhà ở này cho tổ chức, cá nhân trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của Luật Nhà ở và Nghị định này. Chủ đầu tư có trách nhiệm thay mặt người mua nhà làm thủ tục theo quy định tại Chương III Nghị định này để cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cho người mua nhà.

Chủ đầu tư xây dựng nhà ở để bán, cho thuê có trách nhiệm nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

Tổ chức, cá nhân nước ngoài nếu được tặng cho, được thừa kế nhà ở thì chỉ được hưởng giá trị của nhà ở đó

Một phần của tài liệu tài sản và quyền sở hữu theo pháp luật Việt Nam (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w