chỉ nhà đầu tư nước ngoài và người nước ngoài đang làm ăn cư trú tại Việt Nam. Và quyền sở hữu của họ được nghiên cứu trên tài sản là động sản và bất động sản.
2.1 QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN LÀ ĐỘNG SẢN CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM NGOÀI TẠI VIỆT NAM
Cũng như đã phân tích ở chương 1 về các loại tài sản, thì tài sản được phân loại dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau. Tuy nhiên, tác giả cho rằng việc phân loại thành động sản và bất động sản là phù hợp hơn cả, nó có thể bao quát hết tất cả tài sản. Nghĩa là một tài sản, nếu không là bất động sản thì cũng là động sản. Chính sự phù hợp của cách phân loại này mà trong tư pháp quốc tế người ta cũng dựa vào cách phân loại tài sản thành động sản và bất động sản để định danh tài sản. Bởi việc định danh tài sản là rất quan trọng đối với việc xác định luật áp dụng trong các quan hệ tư pháp quốc tế cụ thể, hay nói khác hơn là trong việc giải quyết các tranh chấp về tài sản trong tư pháp quốc tế. Thực ra thì cách phân loại này nó bao hàm cả các cách phân loại khác như: hoa lợi, lợi tức hay vật chính vật phụ hay vật tiêu hao… là những động sản; Vật chính hoặc vật không tiêu hao cũng có thể là bất động sản nhưng cũng có thể là động sản. Và cũng chính những lí do đó mà tác giả quyết định nghiên cứu quyền sở hữu tài sản của người nước ngoài tại Việt Nam dựa trên tiêu chí tài sản là động sản hay bất động sản.
Từ trước cho đến nay, pháp luật Việt Nam chưa có một văn bản chuyên biệt nào quy định về quyền sở hữu tài sản của người nước ngoài tại Việt Nam, cũng như những quy định về quyền sở hữu của người nước ngoài cũng không có một
27 Đoàn Năng, một số vấn đề lí luận cơ bản về tư pháp quốc tế, nxb chính trị quốc gia, 2001, trang 110- 112
điều luật nào quy định rõ rằng họ được quyền sở hữu những động sản nào và bất động sản nào mà quyền sở hữu tài sản của họ chỉ được hiểu qua những quy định chung mà thôi.
•Giai đoạn trước khi có bộ luật dân sự 1995
Trước đây, khi BLDS 1995 chưa được ban hành thì pháp luật Việt Nam chưa có qui định chung và đầy đủ về quyền sở hữu tài sản của người nước ngoài. Các qui định về vấn đề này nằm rải rác ở rất nhiều văn bản khác nhau. Ví dụ, theo điều 7 Quyết định số 122/CP ngày 25/4/1977 của Hội đồng chính phủ về chính sách đối với người nước ngoài cư trú làm ăn sinh sống tại Việt Nam (chúng ta gọi là người nước ngoài định cư tại Việt Nam) được hưởng quyền sở hữu cá nhân về thu nhập hợp pháp, về tư liệu sinh hoạt và những công cụ sản xuất nhất định theo pháp luật Việt Nam
Ngoài ra, để mở rộng hợp tác kinh tế với người nước ngoài đẩy mạnh xuất nhập khẩu, phát triển kinh tế trên cơ sở khai thác có hiệu quả tài nguyên lao động và các tiềm năng khác của đất nước. Điều 25 Hiến Pháp năm 1992, điều 1 và điều 21 luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 đã khẳng định việc thừa nhận và bảo vệ quyền sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài đối với vốn đầu tư do họ đưa vào Việt Nam, đối với các quyền về tài sản và các quyền lợi khác của họ khi các quyền đó hình thành trên cơ sở pháp luật Việt Nam. Với tinh thần của Hiến pháp và của luật đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài đương nhiên có quyền sở hữu đối với động sản là những tài sản mà họ đưa vào Việt Nam một cách hợp pháp để đầu tư hay động sản mà họ thu nhận được một cách hợp pháp từ hoạt động đầu tư hoặc từ nguồn hợp pháp khác28.
Điều 25 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam qui định:
“Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vốn, công nghệ vào Việt Nam phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật và thông lệ quốc tế; bảo đảm quyền sở hữu hợp pháp đối với vốn, tài sản khác và các quyền lợi khác của các tổ chức, cá nhân nước ngoài. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không bị quốc hữu hóa…”
Cũng trong thời gian trước khi ban hành BLDS năm 1995, pháp luật nước ta chưa có qui định về quyền sở hữu của những người nước ngoài không thuộc diện định cư hoặc đang đầu tư tại Việt Nam. Trên thực tế, những người nước ngoài thuộc loại này vẫn có quyền sở hữu đối với tư liệu sinh hoạt, thu nhập hợp pháp và các động sản khác trên lãnh thổ Việt Nam.
28 Đoàn Năng, một số vấn đề lí luận cơ bản về tư pháp quốc tế, nxb chính trị quốc gia, 2001, trang 137, 138
Việt Nam cũng công nhận quyền sở hữu của người nước ngoài đối với những động sản mà họ là chủ sở hữu, chiếm hữu ngay tình ở nước ngoài theo pháp luật nước ngoài, khi được phép mang từ nước ngoài vào Việt Nam. Tuy nhiên, khi động sản đã được nhập cảnh hợp pháp vào Việt Nam thì việc thay đổi, chấm dứt quyền sở hữu, nội dung quyền sở hữu, phạm vi thực hiện quyền sở hữu cũng như việc bảo vệ quyền sở hữu của họ phải tuân theo pháp luật Việt Nam.
•Giai đoạn từ khi bộ luật dân sự 1995 được ban hành cho đến trước khi bộ luật dân sự 2005 có hiệu lực
Đến khi BLDS 1995 ra đời, nó đã có những qui định chung về qui chế pháp lí dân sự của người nước ngoài trong đó có qui chế pháp lí của người nước ngoài trong lĩnh vực sở hữu tài sản. Điều 830 của bộ luật này qui định “người nước ngoài có năng lực pháp luật dân sự tại Việt Nam như công dân Việt Nam”.
Ngoài ra hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với Liên Xô cũ đã qui định “Công dân nước kí kết này được hưởng trên lãnh thổ của nước kí kết kia sự bảo hộ pháp luật đối với các quyền nhân thân và tài sản mà nước kí kết kia dành cho công dân nước mình”. Các hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với cộng hòa dân chủ Đức cũ, Tiệp khắc cũ, Cộng hòa Cu Ba, Hunggari, Bungari, điều ghi nhận nguyên tắc trên29.
Tiếp sau BLDS 1995, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 1996 ra đời và được sửa đổi bổ sung năm 2000 tiếp tục khẳng định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ quyền sở hữu đối với vốn đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi và qui định thủ tục đơn giản, nhanh chóng cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam30”. “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo đảm đối xử công bằng và thỏa đáng đối với các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam31”. Trong thời gian đầu tư vào Việt Nam, vốn và tài sản của bên nước ngoài không bị trưng dụng hoặc tịch thu bằng biện pháp hành chính, không bị quốc hữu hóa. Nếu do thay đổi của pháp luật Việt Nam mà làm thiệt hại đến lợi ích của các bên tham gia hoạt động đầu tư thì “Nhà nước có biện pháp giải quyết thỏa đáng đối với quyền lợi của nhà đầu tư32”. Biện pháp giải quyết thỏa đáng để bảo vệ quyền lợi của chủ đầu tư nước ngoài bằng cách thỏa thuận với họ theo các hướng:
- Thay đổi mục tiêu hoạt động của dự án - Giảm, miễn thuế trong khuôn khổ pháp luật
29 Giáo trình luật tư pháp quốc tế, đại học luật quốc gia Hà Nội
30 Điều 1 Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 1996 sửa đổi bổ sung năm 2000
31 Điều 20 Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 1996 sửa đổi bổ sung năm 2000
- Thiệt hại của các nhà đầu tư nước ngoài được coi là các khoản lỗ và được chuyển sang năm tiếp theo
Các chủ đầu tư nước ngoài vào Việt Nam được chuyển ra nước ngoài: - Lợi nhuận thu được trong quá trình kinh doanh
- Những khoản tiền trả cho việc cung cấp kĩ thuật hoặc dịch vụ - Tiền gốc và lãi của các khoản cho vay trong quá trình hoạt động - Vốn đầu tư
- Các khoản tiền và tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình33
Đối với những người nước ngoài làm việc tại Việt Nam trong các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc để thực hiện các hợp đồng hợp tác kinh doanh, sau khi nộp thuế thu nhập cho do pháp luật Việt Nam qui định được chuyển ra nước ngoài thu nhập của mình theo qui định của pháp luật Việt Nam về quản lí ngoại hối34
Đến năm 2001, Hiến pháp 1992 được sửa đổi bổ sung nhưng việc khuyến khích các tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vốn, công nghệ vào Việt Nam, bảo đảm quyền sở hữu hợp pháp đối với vốn, tài sản và các quyền lợi khác vẫn được giữ nguyên.
Như vậy trên cơ sở các điều khoản của Hiến pháp và luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự Việt Nam qui định về năng lực hưởng quyền của người nước ngoài, từ những điều khoản của các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ quyền sở hữu của người nước ngoài theo chế độ đãi ngộ như công dân. Mặc dù trong pháp luật dân sự Việt Nam tuy chưa có những qui định chuyên biệt về quyền sở hữu của người nước ngoài, nhưng về phương diện phạm vi và nội dung của quyền sở hữu của người nước ngoài ở Việt Nam về cơ bản đều áp dụng tất cả những qui định chung của pháp luật Việt Nam về quyền sở hữu.
•Giai đoạn sau khi bộ luật dân sự 2005 được ban hành
Đến năm 2005 BLDS mới ra đời, điều 761 có qui định: “người nước ngoài có năng lực pháp luật dân sự như công dân Việt Nam”. Điều này chứng tỏ BLDS mới lại tiếp tục kế thừa BLDS 1995. Cũng trong năm này, Luật đầu tư 2005 ra đời thay thế luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996 được sửa đổi bổ sung năm 2000. Luật này áp dụng chung cho các đối tượng là “nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài35”. “ Nhà nước đối xử bình đẳng trước pháp luật
33 Điều 22 Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 1996 sửa đổi bổ sung năm 2000
34 Điều 23 Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 1996 sửa đổi bổ sung năm 2000
đối với các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế, giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài…” tạo điều kiện cho các nhà đầu tư môi trường cạnh tranh lành mạnh, đảm bảo cho sự công bằng giữa các nhà đầu tư. Nhà nước còn bảo đảm: “vốn đầu tư và tài sản hợp pháp của nhà đầu tư không bị quốc hữu hóa, không bị tịch thu bằng biện pháp hành chính”, “Trường hợp thật cần thiết vì lí do quốc phòng, an ninh và lợi ích quốc gia nhà nước trưng mua trưng dụng tài sản của nhà đầu tư nước ngoài thì nhà đầu tư nước ngoài được thanh toán hoặc bồi thường bằng đồng tiền tự do chuyển đổi36”
Tóm lại, từ trước đến nay chưa có một qui định nào chuyên biệt về quyền sở hữu của người nước ngoài và các qui định chung về quyền sở hữu của người nước ngoài nằm rải rác ở các văn bản khác nhau qua nhiều lần thay đổi, nhưng trên cơ sở đãi ngộ như công dân chúng ta có thể khẳng định rằng người nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam được quyền sở hữu các loại động sản như công dân Việt Nam bao gồm tư liệu sinh hoạt, công cụ sản xuất, thu nhập hợp pháp, các loại động sản hợp pháp khác.