- Biết vận dụng phối hợp định luật II và III Niutơn để giải các bài tập trong bài.
2.4.4. Tiến trình dạy học bài Ôn tập chương
I.Mục tiêu
* Kiến thức
- HS nắm được các khái niệm cơ bản trong toàn bộ chương: ba định luật Niutơn, lực hấp dẫn, lực đàn hồi, lực ma sát, lực hướng tâm, tổng hợp và phân tích lực.
- Nhớ và hiểu được các công thức đã học.
- Giải thích được các ví dụ thực tế có liên quan đến kiến thức của chương
- Vận dụng công thức của các định luật và các lực cơ học để giải các bài toán vềđộng lực học. - Xem phim, hình ảnh từđó vận dụng kiến thức đã học để trả lời.
* Thái độ: Rèn luyện phong cách làm việc khoa học, độc lập nghiên cứu, tác phong lành mạnh và có tính tập thể.
II. Tiến trình dạy học
Hoạt động Sự hỗ trợ của Website
Hoat động 1: Tóm tắt lý thuyết
GV: Giới thiệu tiết ôn tập chương.
GV: Nguyên nhân nào làm cho các vật tiếp tục chuyển động thẳng đều khi các lực tác dụng vào vật mất đi.
HS: Nêu công thức và phát biểu định luật I Niutơn
G: Hãy nêu lên mối liên hệ giữa gia tốc, lực và khối lượng.
HS: Nêu công thức và phát biểu định luật II Niutơn
GV: Khi cho hai vật tương tác với nhau hãy nên mối liên hệ giữa các lực tác dụng lên hai vật.
HS: Nêu công thức và phát biểu định luật III Niutơn
GV: Hãy nêu đặc điểm lực và phản lực. HS: Nhớ lại kiến thức cũ và trả lời
GV: Lực nào giữ cho các hành tinh chuyển động xung quanh mặt trời.
HS: Nhớ lại kiến thức cũ và trả lời
GV: Lực nào tác dụng vào một vật đã bị
biến dạng rồi trở về trạng thái ban đầu? HS: Lực đàn hồi
GV: Hãy nêu đặc điểm về phương, chiều và độ lớn của lực đàn hồi.
HS: Nhớ lại kiến thức cũ và trả lời GV: Có mấy loại lực ma sát? HS: Nhớ lại kiến thức cũ và trả lời
GV: Hãy nêu đặc điểm và công thức tính lực ma sát nghỉ?
HS: Nhớ lại kiến thức cũ và trả lời
GV: Hãy nêu đặc điểm và công thức tính lực ma sát trượt? HS: Nhớ lại kiến thức cũ và trả lời GV: Hãy nêu đặc điểm về lực ma sát lăn? HS: Nhớ lại kiến thức cũ và trả lời GV: Vậy, lực hướng tâm có phải là lực cơ học thứ tư hay không? HS: Nhớ lại kiến thức cũ và trả lời
Gv: Y/c HS nêu định nghĩa và công tính tính lực hướng tâm
GV: Để giải bài toán về chương này, chúng ta sử dụng phương pháp động lực học.
GV: Có hai cách: cách 1 sử dụng tọa độ Đềcac chiếu phương trình lên các trục tọa độ; cách 2 sử dụng tổng hợp lực và phân tích lực theo qui tắc hình bình hành.
hl
F m
a
GV: Y/c HS mở trang Web phần ôn tập chương để xem phần tóm tắt lý thuyết.
GV: Y/c Hs thảo luận nhóm xây dựng sơ đồ tư duy cho chương Động lực học chất
điểm
Hoạt động 2: Luyện tập
GV: Cho HS xem phần trắc nghiệm vừa có những câu trắc nghiệm lý thuyết, vừa có những câu trắc nghiệm bài tập, vừa có những câu hỏi liên hệ thực tế, giải thích các hiện tượng vật lí trong tự nhiên và
đời sống, và những câu hỏi liên quan đến những bài thí nghiệm mà các em đã được làm trong chương. Y/C HS vận dụng những kiến thức đã được học để trả lời
bảng câu hỏi.
Một số câu hỏi thực tế
Hoạt động 3: Giao nhiệm vụ về nhà
Y/c HS làm hết các bài tập trong site “Ôn tập chương” để chuẩn bị cho tiết kiểm tra.
Nhận xét:
Đây là dạng bài ôn tập chương nên HS phải nhớ, hiểu và vận dụng được các kiến thức đã học trong chương để trả lời câu hỏi lý thuyết, làm bài tập và giải thích các hiện tượng xảy ra trong đời sống và kỹ
thuật. Để tạo điều kiện cho HS phát huy được kỹ năng, kỹ xảo, lập luận, tư duy khoa học…GV vừa cho HS trả lời các câu hỏi và bài tập trắc nghiệm liên quan đến các kiến thức đã học của chương, vừa cho HS xem hình ảnh và các phim thí nghiệm từđó cho HS dựđoán hiện tượng và trả lời từ hình ảnh quan sát được nhờđó HS phát huy được khả năng thuyết trình và phát triển óc tò mò khoa học.
Kết luận chương II
Trong chương này chúng tôi đã nghiên cứu vị trí của chương Động lực học chất điểm trong chương trình vật lí 10 phổ thông. Nếu HS nắm được nội dung và ý nghĩa của phần Động lực học chất điểm thì sẽ hiểu biết thấu đáo những hiện tượng và những quá trình vật lí, và phát triển thế giới quan duy vật của các em. Ngoài ra, việc nghiên cứu ấy còn phát huy tính tích cực, tự lực của HS trong vấn đề áp dụng những kiến thức về của chương này vào các phần khác của vật lí học.
Dựa vào những điều tra ban đầu chúng tôi đã tìm ra được thực trạng của việc DH vật lí nói chung và việc DH chương Động lực học chất điểm nói riêng. Từ đó đưa ra phương án khắc phục, tìm hiểu những yêu cầu về cách thức tổ chức DH theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực của HS, nhằm mục
đích nâng cao chất lượng dạy và học.
Vận dụng các quan điểm DH tích cực, khai thác các tiềm năng của phương tiện DH vật lí hiện đại, sử dụng các thế mạnh của MVT và đặc biệt là Website hỗ trợ DH. Từ đó tạo điều kiện để HS tự lực, tích cực trong chiếm lĩnh tri thức. Tạo điều kiện tổ chức học tập, thảo luận nhóm dưới sự hướng dẫn, chỉ đạo của GV. Ngoài ra còn tạo điều kiện để HS đào sâu, mở rộng kiến thức và hệ thống hoá, kiểm tra kiến thức, kỹ năng.
Việc thiết kế và sử dụng Website trong DH bước đầu đạt được những yêu cầu sau về đổi mới PPDH:
- Phát huy được tích tích cực, tự lực của HS trong học tập thông qua các các HĐNT được tổ chức trong Website.
- Tối ưu hóa phương tiện DH với điều kiện thiết bịđã được trang bịđể thực hiện DH.
- Bước đầu hình thành và phát huy khả năng tự học và khai thác thông tin đa chiều nhằm nâng cao kiến thức cho HS.