- Đối với HS: 59,3% các em thấy kiến thức phần này khó hiểu, 36,5% các em thấy kiến thức phần này bình thường, vừa sức, chỉ có 4,2% các em thấy dễ hiểu.
- Phần lớn HS thích được học khi sử dụng phương tiện DH là MVT với các thí nghiệm, hình ảnh sinh
động. Vì nhờ nó mà các em có thể tiếp thu được kiến thức tốt hơn, không bị gò ép, thoải mái trao đổi kiến thức với thầy cô và bạn bè. Mặc khác, các em có thể hiểu hơn về cách tiến hành, đo đạc thí nghiệm, quan sát được các hiện tượng thực tế xung quanh các em.
- Phần lớn các bài học đều được GV truyền tải chủ yếu bằng thuyết trình và giảng giải. Các kiến thức chủ yếu xây dựng bằng lập luận lý thuyết, các thí nghiệm chỉ sử dụng để biểu diễn dưới dạng định tính. Một số khác, cũng ứng dụng CNTT vào DH nhưng chủ yếu là để giảm thiểu công việc của GV, giảm thời gian cơ học ( viết, vẽ...) trên lớp là chính, chưa phát huy được vai trò của công nghệđối với việc học tập của HS.
Nhìn chung, giáo dục THPT ở tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu ở những năm gần đây có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều yếu kém, bất cập về cách thức quản lý cũng như tầm nhìn chiến lược. Vậy nguyên nhân nào đang hạn chế quá trình đổi mới PPDH ở các trường THPT tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu hiện nay? Có thể kể ra nhiều nguyên nhân, chẳng hạn: nhận thức vềđổi mới về PPDH còn hạn chế; thái độ nhận thức về việc ứng dụng CNTT của đội ngũ GV chưa đáp ứng với yêu cầu; việc quản lý HS đối với việc học tập chưa được chú trọng đúng mức và chưa có biện pháp mang tính khoa học khả thi; điều kiện cơ sở vật chất thiếu, không đồng bộ, chất lượng kém....
Vì thế, để hạn chế những thực trạng trên thì theo tôi trước hết là người GV phải biết đổi mới PPDH. Vì GV là người thực hiện hóa các PPDH khi tiến hành các hoạt động DH trên lớp và đồng thời cũng là người quyết định sự thành bại của việc đổi mới PPDH. Để làm được điều đó thì GV cần phải
đổi mới trong cách xác định mục tiêu bài học; trong cách soạn giáo án; tăng cường tổ chức hoạt động cho HS với hai hình thức là làm việc độc lập và làm việc theo nhóm; nâng cao chất lượng các câu hỏi trong các tiết học và các đề kiểm tra...
Như vậy, chúng tôi thấy rằng để nâng cao hiệu quả DH môn vật lí nói chung, phần Động lực học chất điểm nói riêng, GV cần quan tâm đến việc phát huy tính tích cực, tự lực của HS với sự hỗ trợ của Website để tổ chức các hoạt động nhận thức cho HS.
2.4. Xây dựng tiến trình dạy học một số kiến thức chương Động lực học chất điểm dưới sự hỗ trợ của Website dạy học của Website dạy học
2.4.1. Tiến trình dạy học bài Ba định luật Niutơn
I. Mục tiêu
* Kiến thức
- Phát biểu được định luật I Niutơn, định nghĩa được quán tính. - Phát biểu và viết được biểu thức của định luật II Niutơn. - Nêu được định nghĩa, tính chất của khối lượng.
- Phát biểu được định nghĩa trọng lực, trọng lượng. - Phát biểu và viết được công thức định luật III Niutơn. - Nêu được đặc điểm của cặp “lực và phản lực”.
* Kỹ năng
- Vận dụng được định luật I Niutơn và khái niệm quán tính để giải thích một số hiện tượng đơn giản và
để giải được các bài tập trong SGK.
- Vận dụng định luật II Niutơn để giải các bài tập đơn giản trong bài.