lòng trung thành của nhân viên – mô hình thứ 2
4.1.2.1. Xây dựng mô hình
Mô hình EL=β β0+ 1IA+β2(IS−IC)+β3IM +β4JS. Đây là mô hình hồi quy bội với yếu tố JS đóng vai trò là biến trung gian giữa các thành phần của biến lãnh đạo tạo sự thay đổi và lòng trung thành. Kết quả cho thấy, R2điều chỉnh đạt 0.616 (Phụ
lục C – Bảng tóm tắt mô hình 2). Vậy mô hình hồi quy tuyến tính đã xây dựng phù hợp với tập dữ liệu đến mức 61,6%. Kiểm định F đạt sig = 0.000 rất nhỏ (Phụ lục C – Bảng phân tích ANOVA 2) nên mô hình hồi quy tuyến tính đã xây dựng phù hợp với tổng thể. Kiểm định ý nghĩa của hệ sốđộ dốc bằng thống kê t có β β3, 4 đạt sig nhỏ, còn β β β0, 1, 2 có sig rất lớn (Phụ lục C – Bảng trọng số hồi quy 2) nên giá trị
56
Khi xem sự thỏa mãn (JS) là biến trung gian giữa các yếu tố của lãnh đạo tạo sự
thay đổi (IA, IS-IC, IM) và lòng trung thành (EL) nghiên cứu thấy rằng:
- Các yếu tố của lãnh đạo tạo sự thay đổi có ảnh hưởng mạnh đến sự thỏa mãn
(mô hình hồi quy thứ 1).
- Sự thỏa mãn ảnh hưởng mạnh đến lòng trung thành (0.723).
- Sự hiện diện của biến sự thỏa mãn (biến trung gian) trong mô hình hồi quy thứ 2
đã làm giảm mối quan hệ giữa biến lãnh đạo (biến độc lập) và biến phụ thuộc
(lòng trung thành) so với kết quả trong mô hình hồi quy 3. Và các hệ số hồi quy này giảm xuống khá mạnh từ 0.346 (IA), 0.194 (IS-IC), 0.106 (IM) trong mô hình hồi quy thứ 3 (Phụ lục C – Bảng trọng số hồi quy 3) xuống 0.028 (IA), 0.009 (IS-IC), 0.095 (IM) trong mô hình hồi quy thứ 2, và sig của các thành tố
IA, IS-IC rất lớn (Phụ lục C – Bảng trọng số hồi quy 2).
Vậy ta có thể kết luận rằng quan hệ giữa biến độc lập (lãnh đạo) và biến phụ thuộc (lòng trung thành) là mối quan hệ gián tiếp và biến trung gian (sự thỏa mãn) có thể
được xem là biến trung gian toàn phần.
Kiểm định sự phù hợp của mô hình Path với hệ số phù hợp tổng hợp 2 M R : 2 2 2 1 2 1 (1 )(1 ) 1 (1 0.421)(1 0.621) 0.780559 M R = − −R −R = − − − =
Vậy mô hình Path đã xây dựng phù hợp với tập dữ liệu đến mức 78,056%. Mô hình được viết lại theo hệ số chưa chuẩn hóa:
0.116 0.691*
EL= ∗IM+ JS hay
Lòng trung thành = 0.116*(Truyền cảm hứng)+ 0.691*(Sự thỏa mãn).
Trong điều kiện yếu tố IM không đổi, khi JS tăng 1 đơn vị theo thang đo Likert thì EL tăng 0.691 đơn vị theo thang đo Likert. Và giả thuyết:
57
H3: Sự thỏa mãn có tác động cùng chiều đến lòng trung thành: CHẤP NHẬN.
Mô hình được viết lại theo hệ số chuẩn hóa:
0.095 0.723*
EL= ∗IM + JS hay
Lòng trung thành = 0.095*(Truyền cảm hứng)+ 0.723*(Sự thỏa mãn).
Ảnh hưởng của JS là 0.723 mạnh hơn rất nhiều so với ảnh hưởng của IM là 0.095
đến EL. Trong điều kiện IM không đổi, khi JS tăng 1 đơn vị độ lệch chuẩn thì EL tăng lên 0.723 đơn vịđộ lệch chuẩn, và chấp nhận giả thuyết H3.
4.1.2.2. Kiểm tra các giả định
Đồ thị phân tán Scatterplot cho thấy các phần dư phân tán ngẫu nhiên quanh trục 0 (Phụ lục C - Đồ thị phân tán Scatterplot 2) nên phương sai của phần dư không đổi và tồn tại quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập. Biểu đồ tần số Histogram cho thấy phân phối của phần dư xấp xỉ chuẩn (Mean=0, Std. Dev = 0,994) (Phụ lục C - Biểu đồ tần số Histogram của phần dư chuẩn hóa 2), còn P-P Plot cũng cho ta thấy các điểm quan sát phân tán xung quanh đường kỳ vọng (Phụ
lục C - Biểu đồ tần số P-P Plot của phần dư chuẩn hóa 2) vậy các phần dư có phân phối chuẩn. Kiểm định Durbin-Watson với giá trị D = 1.805 (Phụ lục C – Bảng tóm tắt mô hình 2), nên giả định về tính độc lập của các phần dư không bị vi phạm. Độ
chấp nhận của biến nhỏ nhất đạt 0.441 và hệ số VIF của các biến có ý nghĩa trong mô hình lớn nhất đạt 1.727<2 (Phụ lục C – Bảng trọng số hồi quy 2) nên không có hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình hồi quy này.
Kết luận mô hình hồi quy thứ 2: phù hợp với tập dữ liệu, phù hợp với tổng thể, không vi phạm giảđịnh tuyến tính, giảđịnh của phần dư như phương sai không đổi, phân phối chuẩn, và độc lập. Sự thỏa mãn (JS) là biến trung gian toàn phần giữa các yếu tố của lãnh đạo tạo sự thay đổi và lòng trung thành (EL). Và giả thuyết H3
58